- Giới thiệu các truyền thống của nhà trường thông qua những bài viết
- Trình bày nội dung hoạt động làm sản phẩm tri ân thầy cô chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11
- Giới thiệu các truyền thống của nhà trường thông qua những bài viết
- Trình bày nội dung hoạt động làm sản phẩm tri ân thầy cô chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11
Chia sẻ những kỉ niệm về tình thầy trò
- Chia sẻ những ấn tượng khó quên của em về thầy cô
- Chia sẻ những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò mà em biết
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ấn tượng khó quên của em về thầy cô: Em ấn tượng nhất về cô Ngọc, cô dạy em từ lớp 4. Ngày hôm đó, em không đi học do bị ốm. Cuối buổi học, cô đã mang một túi cam đến hỏi thăm sức khỏe của em và hướng dẫn em cách học bài. Em cảm thấy rất mến cô vì cô rất tận tình và hỗ trợ học sinh hết mình, cô rất tình cảm.
- Vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò mà em biết:
+ Thầy cô trách nhầm học sinh
+ Học sinh có thái độ hoặc lời nói vô tâm đến thầy cô.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Tìm hiểu những vấn đề nảy sinh trong quan hệ thầy trò
- Nghe thầy cô tâm sự về những điều khiến thầy cô vui, cảm động hoặc phiền lòng.
- Bày tỏ cảm nghĩ sau khi nghe tâm sự của thầy cô
- Viết ra một kỉ niệm vui, một kỉ niệm buồn (nếu có) vào hai mặt của tấm bìa và trao lại cho thầy cô.
- Mạnh dạn nói ra những điều mà em còn băn khoăn.
- Nghe thầy cô phản hồi sau khi đã đọc và nghe tâm sự của em
- Xác định vấn đề thường nảy sinh giữa thầy và trò để tìm cách giải quyết.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Những điều khiến thầy cô vui, cảm động:
+ Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép
+ Học sinh chăm chỉ học tập, sáng tạo
+ Học sinh hòa đồng, gắn kết, yêu thương bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau.
+ Học sinh quan tâm, chia sẻ, tâm sự cùng thầy cô.
- Những điều khiến thầy cô phiền lòng:
+ Học sinh vô lễ với thầy cô, người lớn
+ Học sinh học tập đối phó, lười nhác
+ …..
- Cảm xúc sau khi nghe thầy cô tâm sự: Vui vẻ khi được thầy cô ghi nhận và khen ngợi, xấu hổ vì làm thầy cô phiền lòng. Sau buổi tâm sự sẽ cố gắng để làm thầy cô vui.
- Vấn đề thường nảy sinh giữa thầy và trò để tìm cách giải quyết:
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Vấn đề giữa thầy và trò
Cách giải quyết
Thầy cô hiểu lầm học sinh
- Mạnh dạn tâm sự với thầy cô, trình bày mạch lạc để thầy cô hiểu mình.
- Đặt mình vào vị trí thầy cô để hiểu thầy cô hơn.
Học sinh có thái độ hoặc lời nói vô tâm khiến thầy cô phiền lòng
- Thầy cô trao đổi, chia sẻ những mong muốn học sinh thay đổi.
- Học sinh đặt mình vào vị trí thầy cô để hiểu được cảm giác của thầy cô, từ đó điều chỉnh hành vi, thái độ của mình cho phù hợp.
Học sinh không hiểu cách dạy của giáo viên. - Học sinh trao đổi với giáo viên về cách dạy. Giáo viên tiếp nhận và điều chỉnh cách dạy phù hợp để cả thầy và trò đều vui vẻ và tiếp nhận kiến thức tốt nhất, dễ hiểu nhất.
Tìm hiểu những vấn đề nảy sinh trong quan hệ thầy trò
- Nghe thầy cô tâm sự về những điều khiến thầy cô vui, cảm động hoặc phiền lòng.
- Bày tỏ cảm nghĩ sau khi nghe tâm sự của thầy cô
- Viết ra một kỉ niệm vui, một kỉ niệm buồn (nếu có) vào hai mặt của tấm bìa và trao lại cho thầy cô.
- Mạnh dạn nói ra những điều mà em còn băn khoăn.
- Nghe thầy cô phản hồi sau khi đã đọc và nghe tâm sự của em
- Xác định vấn đề thường nảy sinh giữa thầy và trò để tìm cách giải quyết.
Thực hành giải quyết tình huống nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò
- Mỗi nhóm nêu một tình huống từng xảy ra để cả lớp cùng suy nghĩ cách giải quyết.
- Sắm vai xử lí tình huống vừa nêu.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Xây dựng tình huống: Giờ ra chơi, Huy và các bạn cùng chơi ở sân trường. Huy riệt đuổi các bạn, các bạn mải chạy không để ý va vào cô Lan và làm cô ngã ở sân trường.
- Xử lí tình huống: Huy và các bạn dừng cuộc chơi, chạy lại gần cô, đỡ cô dậy, hỏi thăm cô và gửi lời xin lỗi đến cô.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Xác định các cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò
- Nêu các cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ thầy trò.
- Vận dụng các cách trên vào một tình huống cụ thể.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cách giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với thầy trò:
+ Lắng nghe thầy cô phân tích
+ Đặt mình vào vị trí thầy cô để hiểu
+ Trình bày suy nghĩ của mình
+ Viết thư cho thầy cô
- Xử lí tình huống cụ thể
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
STT
Tình huống
Cách giải quyết
Kết quả
1
Thầy giáo thấy em không nhiệt tình tham gia hoạt động ở lớp nên đã khiển trách. Thầy không biết là em đang ốm nên thầy tỏ ra khá nghiêm khắc.
- Em đặt mình vào vị trí của thầy để hiểu được vì sao thầy không hài lòng.
- Em xin gặp riêng để trình bày vấn đề của mình một cách trung thực.
Thầy giáo hiểu và cảm thông cho học sinh
2
Cô giáo không để ý là em thường giơ tay xin phát biểu rất lâu. Cô hay bỏ qua không mời em nói. Em cảm thấy rấy buồn, cho rằng cô không coi trọng ý kiến của mình.
- Em suy nghĩ kĩ hơn để phỏng đoán vì sao cô không gọi mình, có thể có cách suy luận khác: Có thể cô không nhìn thấy em vì em ngồi ở dưới góc lớp. Cô cho rằng em luôn thuộc bài nên sẽ chỉ hỏi các bạn thường ít tham gia xây dựng bài thôi,…
- Em mạnh dạn viết thư hoặc gặp riêng cô để hỏi cô về việc này.
- Cô giáo hiểu được cảm xúc của học sinh, chú ý hơn vào lần sau để bạn ấy không bị tổn thương.
- Học sinh vui vẻ hào hứng, hăng say phát biểu trong các giờ học.