Tuần 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn  Việt Dũng

Tìm hiểu những vấn đề nảy sinh trong quan hệ thầy trò

- Nghe thầy cô tâm sự về những điều khiến thầy cô vui, cảm động hoặc phiền lòng.

- Bày tỏ cảm nghĩ sau khi nghe tâm sự của thầy cô

- Viết ra một kỉ niệm vui, một kỉ niệm buồn (nếu có) vào hai mặt của tấm bìa và trao lại cho thầy cô.

- Mạnh dạn nói ra những điều mà em còn băn khoăn.

- Nghe thầy cô phản hồi sau khi đã đọc và nghe tâm sự của em

- Xác định vấn đề thường nảy sinh giữa thầy và trò để tìm cách giải quyết.

- Những điều khiến thầy cô vui, cảm động:

+ Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép

+ Học sinh chăm chỉ học tập, sáng tạo

+ Học sinh hòa đồng, gắn kết, yêu thương bạn bè, giúp đỡ lẫn nhau.

+ Học sinh quan tâm, chia sẻ, tâm sự cùng thầy cô.

- Những điều khiến thầy cô phiền lòng:

+ Học sinh vô lễ với thầy cô, người lớn

+ Học sinh học tập đối phó, lười nhác

+ …..

- Cảm xúc sau khi nghe thầy cô tâm sự: Vui vẻ khi được thầy cô ghi nhận và khen ngợi, xấu hổ vì làm thầy cô phiền lòng. Sau buổi tâm sự sẽ cố gắng để làm thầy cô vui.

- Vấn đề thường nảy sinh giữa thầy và trò để tìm cách giải quyết:

Vấn đề giữa thầy và trò

Cách giải quyết

 

Thầy cô hiểu lầm học sinh

 - Mạnh dạn tâm sự với thầy cô, trình bày mạch lạc để thầy cô hiểu mình. 

 - Đặt mình vào vị trí thầy cô để hiểu thầy cô hơn.

 

Học sinh có thái độ hoặc lời nói vô tâm khiến thầy cô phiền lòng

 - Thầy cô trao đổi, chia sẻ những mong muốn học sinh thay đổi. 

 - Học sinh đặt mình vào vị trí thầy cô để hiểu được cảm giác của thầy cô, từ đó điều chỉnh hành vi, thái độ của mình cho phù hợp.

Học sinh không hiểu cách dạy của giáo viên. - Học sinh trao đổi với giáo viên về cách dạy. Giáo viên tiếp nhận và điều chỉnh cách dạy phù hợp để cả thầy và trò đều vui vẻ và tiếp nhận kiến thức tốt nhất, dễ hiểu nhất.