Tổng kết từ vựng (Tiếp)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Sự phát triển của từ vựng

1. Các cách phát triển từ ngữ

- Phát triển từ ngữ bằng cách phát triển nghĩa của từ như: (dưa) chuột, (con) chuột (một bộ phận của máy tính),...

- Phát triển từ vựng bằng cách tăng số lượng từ ngữ:

+ Tạo thêm từ ngữ mới: rừng phòng hộ, sách đỏ, thị trường tiền tệ, tiền khả thi,...

+ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-net (internet), cô - ta (quota),...

2. Ví dụ

Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?

Trả lời:

Nếu không có sự phát triển nghĩa, thì nói chung, mỗi từ ngữ chỉ có một nghĩa, và để đáp ứng nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng của người bản ngữ thì số lượng từ ngữ sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Đó chỉ là một giả định, không xảy ra đối với bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới. Nói cách khác mọi ngôn ngữ của nhân loại đều phát triển từ vựng theo tất cả những cách thức đã nêu bên trên.

@179139@

II. Từ mượn

1. Khái niệm

Là những từ vay mượn của nước ngoài giúp tạo sự phong phú, đa dạng cho ngôn ngữ tiếng Việt.

2. Ví dụ

Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau:

a) Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ.

b) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là do sự ép buộc của nước ngoài.

c) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt. 

d) Ngày nay, vốn từ Tiếng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần cay mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài nữa.

Trả lời:

Nhận định (c) là nhận định đúng. 

VD2: Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,... có gì khác so với những từ mượn như: a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min,...?

Trả lời:

Những từ như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,... tuy là vay mượn nhưng nay đã được Việt hóa hoàn toàn. Về âm, nghĩa, những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt như bàn, ghế, trâu, bò... Trong khi đó a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min,... là những từ vay mượn còn giữ nhiều nét ngoại lai, nói cách khác là chưa được Việt hóa hoàn toàn. Mỗi từ được cấu tạo bởi nhiều âm tiết và mỗi âm tiết trong từ chỉ có chức năng cấu tạo vỏ âm thanh cho từ ngữ chứ không có ý nghĩa gì.

@179227@@179307@

III. Từ Hán Việt

1. Khái niệm

Là các từ ngữ trong tiếng Việt vay muojw, có nghĩa gốc từ tiếng Hán nhưng được ghi bằng chữ La tinh, đọc theo cách phát âm của tiếng Việt.

2. Ví dụ

Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau:

a) Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt.

b) Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

c) Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt.

d) Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.

Trả lời:

Cách (b) là cách hiểu đúng. Cách (a) không thể chọn vì trên thực tế Hán Việt chiếm một tỉ lệ lớn (có sách nói là chiếm 60% vốn từ tiếng Việt). Không thể chọn (c) vì tuy có gốc từ một ngôn ngữ khác, nhưng khi được tiếng Việt vay mượn thì từ Hán Việt trở thành một bộ phận quan trọng của tiếng Việt. Không thể chọn (d) vì việc dùng nhiều từ Hán Việt trong nhiều trường hợp là cần thiết.

@179387@@179465@

IV. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

1. Khái niệm 

- Thuật ngữ để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

- Biệt ngữ xã hội biểu thị những sự vật, hiện tượng thuộc phạm vi sinh hoạt của một tập thể xã hội riêng biệt.

2. Vai trò của thuật ngữ trong đời sống xã hội hiện nay

Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam cũng không ngừng được nâng cao. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ tăng lên chưa từng thấy. Dĩ nhiên trong tình hình đó, thuật ngữ đóng vai trò quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng hơn.

@179533@

V. Trau dồi vốn từ

1. Các hình thức trau dồi vốn từ

- Rèn luyện để nắm vững ý nghĩa của từ và cách dùng từ: Muốn sử dụng tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện và nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là một việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.

- Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

2. Ví dụ

VD1: Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau: bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.

Trả lời:

- Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

- Bảo hộ mậu dịch: (chính sách) bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.

- Dự thảo: thảo ra để đưa thông qua (động từ); bản thảo để đưa thông qua (danh từ).

- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.

- Hậu duệ: con cháu của người đã chết.

- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.

- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật. 

VD2: Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:

a) Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới.

b) Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân.

c) Báo chí đã tấp nập đưa tiên về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.

Trả lời:

a) Sai từ béo bổ. Từ này chỉ tính chất cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể. Có thể sửa lại thành béo bở với nghĩa là "dễ mang lại nhiều lợi nhuận".

b) Dùng sai từ đạm bạc. Từ này có nghĩa là "có ít thức ăn, toàn thứ rẻ tiền, chỉ đủ ở mức tối thiểu", chẳng hạn bữa cơm đạm bạc. Có thể thay từ đạm bạc bằng tệ bạc với nghĩa là "không nhớ gì ơn nghĩa, không giữ trọn tình nghĩa trước sau trong quan hệ đối xử".

c) Sai từ tấp nập. Đây là từ gợi tả quang cảnh đông người qua lại không ngớt. Có thể thay tấp nập bằng tới tấp với nghĩa là "liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua cái khác đã tới".