Tổng kết về từ vựng (Tiết 2)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

1. Khái niệm

- Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.

- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa:

+ Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác.

+ Nghĩa chuyển: Là được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.

+ Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.

2. Ví dụ

Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa không? Vì sao?

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa là xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa và từ điển. 

II. Từ đồng âm

1. Khái niệm

Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau (gọi ngắn gọn là đồng âm khác nghĩa hay đồng âm dị nghĩa).

2. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm

- Giống nhau: Đều có hình thức âm thanh giống nhau (đọc và viết).

- Khác nhau:

+ Từ đồng âm là từ có cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau

+ Từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển.

3. Ví dụ

Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?

a) Từ , trong: 

 Khi chiếc xa cành

        không còn màu xanh

Mà sao em xa anh

    Đời vẫn xanh rời rợi.

(Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)

và trong: Công viên là phổi của thành phố.

b) Từ đường, trong:

Đường ra trận mùa này đẹp lắm.

(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

và trong: Ngọt như đường

Trả lời:

- Ở câu (a) có hiện tượng chuyển nghĩa, vì nghĩa của từ trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ trong lá xa cành.

- Ở câu (b) có hiện tượng từ đồng âm vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ đường trong đường ra trận không có mối liên hệ nào với nghĩa của từ đường trong ngọt như đường. Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.

@178664@

III. Từ đồng nghĩa

1. Khái niệm 

- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống, hoặc gần giống nhau.

-  Phân loại:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.

+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối, đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. 

2. Ví dụ

VD1: Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:

a) Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.

b) Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.

c) Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.

d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.

Trả lời

Chọ cách hiểu (d). Không chọn (a) vì đồng nghĩa là hiện tượng phổ quát của ngôn ngữ nhân loại, nói cách khác, không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa. Không thể chọn (b) vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn ba từ. Không thể chọn (c) vì không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.

VD2: Đọc câu sau.

Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.

(Hồ Chí Minh, Di chúc)

❔ Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay thế trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?

Trả lời:

Xuân là từ chỉ một mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là một trường hợp lấy bộ phận để thay thế cho toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.

@178839@@178926@

IV. Từ trái nghĩa

1. Khái niệm

- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau.

- Phân loại:

+ Từ trái nghĩa hoàn toàn: Là những từ luôn mang nghĩa đối lập nhau trong mọi tình huống, văn cảnh.

+ Từ trái nghĩa không hoàn toàn: Từ trái nghĩa không hoàn toàn là những từ không phải trong trường hợp nào nó cũng mang nghĩa trái ngược nhau.

2. Ví dụ

VD1: Cho các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa: ông - bà, xấu - đẹp, xa - gần, voi - chuột, thông minh - lười, chó - mèo, rộng - hẹp, giàu - khổ.

Trả lời:

Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu - đẹp, xa - gần, rộng - hẹp.

VD2: Cho những cặp từ trái nghĩa sau: sống - chết, yêu - ghét, chẵn - lẻ, cao - thấp, chiến tranh -hòa bình, già - trẻ, nông - sâu, giàu - nghèo.

❔ Có thể xếp những cặp từ trái nghĩa này thành hai nhóm: nhóm 1 như sống - chết (không sống có nghĩa là đã chết, không chết có nghĩa là còn sống), nhóm 2 như già - trẻ (không già không có nghĩa là trẻ, không trẻ không có nghĩa là già). Hãy cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào?

Trả lời:

- Cùng nhóm với sống - chết có: chẵn - lẻ, chiến tranh - hòa bình (thường được gọi là trái nghĩa lưỡng phân; hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm đối lập nhau và ngoại trừ nhau, khẳng định cái này nghĩa là phủ định cái kia; thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như rất, hơi, lắm, quá).

- Cùng nhóm với già - trẻ có: yêu - ghét; cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo (thường được gọi là trái nghĩa thang độ; hai từ trái nghĩa kiểu này biểu thị hai khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định cái này không có nghĩa là phủ định cái kia; có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ như rất, hơi, lắm, quá). 

@178745@

V. Trường từ vựng

1. Khái niệm

Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

2. Ví dụ

Vận dụng kiến thức về trường tự vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau:

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của chúng ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Trả lời

Tác giả dùng hai từ cùng trường từ vựng là tắm bể. Việc sử dụng các từ này góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.

@178585@