Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Thí nghiệm

Cắm một ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút cao su của một ống nghiệm. Nhúng một đầu ống vào cốc nước màu, dùng ngón tay bịt chặt đầu còn lại rồi rút ống ra khỏi cốc sao cho còn một giọt nước màu trong ống.

Lắp chặt nút cao su có gắn ống thủy tinh với giọt nước màu vào ống nghiệm để nhốt một lượng khí trong bình. 

nở ra vì nhiệt của chất khí

Đặt ống nghiệm vào khay đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh.

@2346244@@2346343@

Tương tự, dùng một bình thủy tinh, bên trong chứa trong khí, cột chặt một quả bóng cao su vào miệng bình. 

nở ra vì nhiệt chất khí

Đặt bình vào khay nước nóng, thấy quả bóng bắt đầu phồng lên. 

Nhấc bình sang khay nước lạnh, thấy quả bóng bắt đầu xẹp đi.

Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

2. Đặc điểm sự nở vì nhiệt của các chất

Bảng dưới đây ghi độ tăng thể tích của 1000 cm3 (1 lít) một số chất, khi nhiệt độ của nó tăng thêm 50oC.

Chất khíChất lỏngChất rắn
Không khí: 183 cm3Rượu: 58 cm3Nhôm: 3,45 cm3
Hơi nước: 183 cm3Dầu hỏa: 55 cm3Đồng: 2,55 cm3
Khí O2: 183 cm3Thủy ngân: 9 cm3Sắt: 1,80 cm3
@2346441@

3. Vận dụng

Khi một quả bóng bàn bị bóp méo, ta chỉ cần nhúng vào nước nóng nó sẽ bình thường trở lại. Do khi nhiệt độ tăng, thể tích không khí tăng lên, quả bóng sẽ phồng ra.

Đèn trời khi được đốt thì bay lên cao, do không khí trong đèn dãn nở, thể tích tăng lên, khối lượng riêng giảm đi, không khí này nhẹ hơn không khí bên ngoài làm đèn bay lên.