Bài 25. Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

II. Sự đông đặc

Trong thí nghiệm về sự nóng chảy của băng phiến, khi băng phiến được đun nóng, nó nóng dần lên rồi nóng chảy.

Điều gì sẽ xảy ra với băng phiến khi thôi không đun nóng và để nó nguội dần?

1. Thí nghiệm

thí nghiệm nóng chảy đông đặc

Dùng đèn cồn đun băng phiến tới khoảng 90oC thì tắt đèn. Lấy ống nghiệm đựng băng phiến ra khỏi nước nóng và để băng phiến nguội dần. 

Khi nhiệt độ giảm dần tới 86oC thì bắt đầu ghi nhiệt độ và thể của băng phiến trong thời gian quan sát. Cứ sau 1 phút ghi lại nhiệt độ và thể của băng phiến, cho tới khi nhiệt độ giảm tới 60oC, ta được bảng sau.

bảng nhiệt độ đông đặc

@2348522@@2348600@@2348693@
  • Băng phiến đông đặc ở 80oC, nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến.
  • Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy.
  • Trong quá trình đông đặc, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

2. Dựa vào bảng số liệu, ta cũng vẽ được đồ thị sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình đông đặc (tương tự cách vẽ đồ thị sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trong quá trình nóng chảy).

3. Nóng chảy và đông đặc là hai quá trình ngược nhau.

Sự chuyển thể từ chất rắn sang chất lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển thể từ chất lỏng sang chất rắn gọi là sự đông đặc.

4. Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

Bảng dưới đây cho biết nhiệt độ nóng chảy của một số chất.

bảng nc các chất

@2348778@@2348857@

 


Danh sách các phiên bản khác của bài học này. Xem hướng dẫn
Lê Trang đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (28 tháng 8 2021 lúc 9:10) 1 lượt thích