Bài 29. Sự sôi (tiếp theo)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

II. Nhiệt độ sôi

Từ kết quả thí nghiệm ở phần trước ta có thể rút ra kết luận:

  • Nước sôi ở nhiệt độ 100oC. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước.
  • Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi.
  • Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng.

Bảng sau cho biết nhiệt độ sôi của của một số chất ở điều kiện chuẩn.

@2357117@@2357174@

III. Vận dụng

Để đo nhiệt độ của nước sôi, người ta phải dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu. Bởi vì rượu sôi ở 78oC, nhiệt độ này nhỏ hơn nhiệt độ sôi của nước, khi nước chưa sôi thì rượu đã bốc hơi hết, không thể đo được. Ngược lại, thủy ngân có nhiệt độ sôi là 357oC nên có thể đo được khi nhiệt độ của nước tăng tới 100oC.

Tương tự nhiệt độ sôi của dầu ăn khoảng 200oC. Đun nóng một hỗn hợp gồm cả nước và dầu ăn, khi dầu ăn sôi thì nước trong hỗn hợp không còn vì nước đã sôi và bốc hơi hết.

Lưu ý: Sự hóa hơi chỉ xảy ra trên bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi, còn khi xảy ra trên cả bề mặt và trong lòng chất lỏng thì gọi là sự sôi.

@2357258@@2357338@