Hướng dẫn soạn bài Nhân hóa

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 coin

Tuần 25, Tiết 95

Tiếng Việt

 NHÂN HÓA

 

I. Nhân hóa là gì ?

 1.Ví dụ: (sgk/56)

Các sự vât được nhân hóa: Trời- cây mía – kiến

Hành động: Mặc áo giáp, ra trận, múa gươm, hành quân

àDùng từ ngữ của con người để gọi, miêu tả sự vật,cây cối…để chúng được gần gũi với con người.

è Nhân hóa

 2. Ghi nhớ: SGK/57

II. Các kiểu nhân hóa

 1. Ví dụ: SGK / 57

  a) Miệng, tai, mắt, tay, chân.

à Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật

  b) Tre

à Dùng từ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật .

  c) Trâu.

àTrò chuyện, xưng hô với vật như với người

 2. Ghi nhớ: SGK/58.

III. Luyện tập: (GVHD HS bài tập 1, 2, 4 trang 58, HS làm ở tập bài tập)

 

 BT1/ 58: Chỉ ra và nêu tác dụng phép nhân hóa

Đông vui , mẹ, con, anh, em, tíu tít, bận rộn => Làm quang cảnh bến cảng sinh động hơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện trên cảng.

BT2/58: So sánh cách diển đạt của hai đoạn văn ở BT1 và BT2.

Đoạn văn BT1 sử dụng phép nhân hóa, đoạn văn BT 2 sử dụng cách diễn đạt bình thường

BT4/ 59

  a) Núi ơi à Trò chuyện xưng hô với vật như với người

  b) Cua, cá tấp nập; cò, sếu, vạc, cốc, le cãi cọ om sòm à  dùng những từ chỉ hoạt động  tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật.

Họ (cò, sếu, vạc,le), anh (cò) à Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.

c) Chòm cổ thụ - dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn, thuyền - vùng vằng à Dùng những từ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ vật.

d) Cây - bị thương, thân mình, vết thương, cục máuà Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất bộ phận của người để chỉ vật

* Tác dụng: Làm cho sự vật được miêu tả trở nên sống động gần gũi với con người. Để bộc lộ tâm sự con người (câu a)

Khách