Đọc: Trở gió

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Nguyễn Ngọc Tư (1976), sinh ra trong một gia đình nông dân tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

- Là một nhà văn, thành viên Hội nhà văn Việt Nam.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt (2000), Cánh đồng bất tận (2005), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005)...

2. Tác phẩm

@2604364@ @2604418@

- Bố cục: 2 phần.

+ Phần 1: Từ đầu đến…Ôi! Gió chướng” 

+ Phần 2: Phần còn lại

@2604276@

II. Khám phá văn bản

1. Hình ảnh gió chướng

- Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá.

  • Thời gian: không rõ ràng, "mỗi năm một ngày khác nhau".
  • Dấu hiệu: 
    • Hơi thở gió rất gần.

    • Thoảng và e dè.

    • Như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái.

    • Như đang ngại ngần không biết người xưa có nhớ ta không. 

  • Âm thanh: sẽ sàng từng giọt tình tang.
  • Tâm trạng, cảm xúc: mừng húm, hừng hực, dạt dào, cồn cào, nồng nhiệt, dịu dàng,…

=> Gió chướng hiện lên sống động giống như con người.

2. Tâm trạng của "tôi" khi gió chướng về

- Tâm trạng:

  • Mừng đó rồi bực đó, chờ đợi gió về nhưng khi gió về lại buồn vì gió về có nghĩa là sắp hết năm, sắp già thêm một tuổi, mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được,…

=> Lộn xộn, ngổn ngang.

  • Gió chướng là gió Tết, mùa gió chướng là mùa thu hoạch. Con người đón nhận niềm vui khi mùa màng bội thu, cây trái sum suê quả ngọt (gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới; liếp mía đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu; vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng;...).

=> Mong ngóngchờ đợi.

- Gió chướng gợi nhắc đến quê hương, gắn liền với quê hương: "Ở đó, siêu thị chất đầy những dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét, liệu ở đó, có ai bán một mùa gió cho tôi?" 

NHẬN XÉT: Tình cảm với gió chướng cũng chính là tình cảm của tác giả với quê hương. Đó chính là tình yêu, sự gắn bó tha thiết với con người, cảnh sắc quê hương và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, có khả năng cảm nhận được những thay đổi rất nhỏ, rất khẽ khàng của tạo vật cũng như của tâm trạng con người mỗi khi gió chướng về. 

III. Tổng kết

1. Nội dung

Đoạn trích thể hiện những tâm tư, suy nghĩ của tác giả khi trời trở gió. Mùa gió chướng gợi cho tác giả tâm trạng vừa lộn xộn, ngổn ngang, vừa vui mừng, ngóng chờ, qua đó, tác giả nhớ về những kỉ niệm với gia đình và quê hương.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.

- Sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa.

- Sử dụng từ ngữ địa phương mang phong cách Nam Bộ.