Đọc: Gặp lá cơm nếp

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Thanh Thảo sinh năm 1946, quê ở Quảng Ngãi.

- Tác phẩm chính: Những người đi tới biển (Trường ca), Dấu chân qua trảng cỏ (thơ), Khối vuông ru-bích (thơ), ....

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ:

- Trích Dấu chân qua tràng cỏ.

b. Thể thơ:

@2602923@

c. Phương thức biểu đạt:

@2603013@

d. Bố cục: 

2 phần:

- Phần 1: 2 khổ thơ đầu.

- Phần 2: Còn lại.

@2603080@

II. Khám phá văn bản

1. Những hình ảnh thân thuộc gợi nỗi nhớ quê hương

- Hoàn cảnh: Trên đường hành quân ra mặt trận, anh gặp lá cơm nếp.

- Trong kí ức của người con có bát xôi mùa gặt, có cả mùi cơm nếp nơi góc bếp nhỏ của mẹ.

  •  Bát xôi mùa gặt: thức quà quê nồng ấm, ngọt lành.
  • “Khói”, “mùi cơm nếp”: quê hương bình yên trong kí ức người lính.
  • “Thèm” nhấn mạnh cảm giác, ấn tượng khác lạ.

=> Cảm nhận tinh tế, tình yêu quê nhà sâu sắc.

- Hình ảnh người mẹ:

  • Tần tảo, chăm lo cuộc sống gia đình.
  • Yêu thương các con.
  • Giản dị, mộc mạc, chất phác.

=> Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, thương con. Cụm từ “thơm suốt đường con” thể hiện nỗi nhớ, tình yêu mà tác giả dành cho món ăn dân dã ở quê và tình cảm dành cho mẹ mình.

2. Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ

- Người con đã dành những tình cảm nhớ thương và kính yêu dạt dào dành cho mẹ và đất nước.  Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.
- Mùi vị quê hương: từ “mùi vị” dùng để nói về cảm nhận bằng trái tim, tâm hồn của tác giả đối với quê hương thân yêu của mình.
=> Tình cảm sâu nặng của người lính dành cho quê hương và người mẹ.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Thông qua hình ảnh nồi xôi mới, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương và cho người mẹ kính yêu của mình.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ.
- Vần, nhịp biến tấu linh hoạt.
- Hình ảnh mộc mạc, giản dị.
- Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa.