Củng cố, mở rộng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

1. Hãy kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về đặc điểm của hai bài thơ Đồng dao mùa xuânGặp lá cơm nếp:

Bài thơNội dung chínhĐặc điểm nghệ thuật
Đồng dao mùa xuân

Bài thơ là khúc đồng dao về tuổi thanh xuân của người lính, về sự bất tử của hình ảnh người lính trẻ. Qua đó, nhà thơ ca ngợi những người anh hùng trẻ tuổi, bày tỏ sự ghi nhớ, biết ơn sự hi sinh của các anh.

- Thể thơ: bốn chữ.

- Vần: vần chân.

- Nhịp: 2/2.

- Hình ảnh: Người lính trẻ kiên cường, gan dạ, bất khuất.

=> Chân thực, gợi cảm.

- Biện pháp tu từ: nói giảm, nói tránh; điệp ngữ.

Gặp lá cơm nếpTình cảm nhớ thương mẹ da diết và tình yêu quê hương, đất nước của người lính xa nhà đi chiến đấu.

- Thể thơ: bốn chữ.

- Vần: vần chân.

- Nhịp: 2/3, 3/2, 1/4.

- Hình ảnh: Người lính trẻ xa quê và người mẹ tần tảo.

=> Bình dị, gợi cảm.

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ.

2. Nhà thơ Thế Lữ từng viết: "Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu" (Cây đàn muôn điệu). Qua những văn bản thơ được học trong bài này, theo em, người đọc có thể nghe được những điệu đàn nào của tâm hồn con người?

Đây là bài tập là luyện kĩ năng nói, cụ thể là phát biểu cách hiểu về một vấn đề liên quan tới chủ đề của bài học. Đó là khả năng diễn tả đầy tính nhạc, những cung bậc tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn con người của thơ ca.

- HS suy nghĩ những câu hỏi:

1. Thơ có mối liên hệ như thế nào với âm nhạc?

2. Hình ảnh cây đàn muôn điệu gợi em liên tưởng tới điều gì?

3. Những bài thơ trong bài học này gợi lên những âm điệu (tình cảm, cảm xúc) gì của tâm hồn con người?

- HS kết nối các câu trả lời trên để tạo thành các ý cho bài nói.