Chiếc lá cuối cùng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
5 coin

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Tác giả - Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng - Toploigiai

- Ô Hen-ri (1862 - 1910), tên thật của ông là William Sydney Porter.

- Quê quán: là nhà văn người Mĩ.

- Ông sinh ra trong một gia đình có cha là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba tuổi.

- Khi bắt đầu với sự nghiệp văn chương, ông trở thành một nhà văn chuyên viết truyện ngắn.

- Nhiều truyện của ông đã để lại dư âm trong lòng bạn đọc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Qùa tặng của các đạo sĩ…

-  Những sáng tác của ông nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Chiếc là cuối cùng là một trong số 600 truyện ngắn của nhà văn Ô Hen-ri. Đoạn trích này nằm ở phần cuối truyện.

b. Bố cục:

- Phần 1: (Từ đầu đến “mái hiên thấp kiểu Hà Lan”): Tâm trạng tuyệt vọng của Xiu.

- Phần 2: (Tiếp đến “bồi dưỡng và chăm nom”): Sự hồi sinh của Giôn-xi.

- Phần 3: (Còn lại): Sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men để cứu Giôn-xi.

@208600@

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Kiệt tác của Bơ-men

- Cụ Bơ-men là một họa sĩ ngoài 60 tuổi, râu xồm, kiếm ăn bằng cách ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác, nhưng đã bốn chục năm nay vẫn chưa thực hiện được.

- Thái độ "sợ sệt" của cụ khi nhìn thấy những chiếc lá theo nhau rụng đã nói lên tấm lòng thương yêu, lo lắng cho Giôn-xi. Cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau chẳng nói năng gì, nhưng có lẽ trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn-xi, điều này ta được biết ở cuối truyện qua lời kể của Xiu.

-> Cụ thật cao thượng, quên mình vì người khác, lại cứ lẳng lặng mà làm, không hé răng cho ngay cả Xiu biết ý địn của mình.

- Chiếc lá cụ vẽ đúng là kiệt tác. Trước hết vì lá vẽ rất giống (cuống lá, rìa lá răng cưa, màu sắc ra sao), khiến Giôn-xi tưởng đấy là chiếc lá thật. Tuy nhiên, ngày nay người ta không quan niệm cứ vẽ thật giống, như chụp ảnh, là được một bức tranh kiệt tác. Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường trong đêm mưa tuyết thật sự là kiệt tác, vì nó đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng.

@208739@@208811@

2. Tình yêu thương của Xi

- Tình yêu thương của Xi đối với Giôn-xi biểu hiện ở nỗi lo sợ của Xi khi nhìn vài chiếc lá thường xuân ít ỏi còn bám lại trên tường; ở nỗi lo của Xiu mình sẽ ra sao nếu Giôn-ci chết đi và ở sự động viên chăm sóc của Xiu đối với người bệnh.

- Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý dịnh của cụ là sẽ bất chấp nguy hiểm, vẽ chiếc lá cuối cùng vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng rụng nốt trong đêm. Bằng chứng là khi Giôn-xi kéo mành lên, cô "làm theo một cách chán nản": "Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây.".

- Có thể nói chính Xiu cũng ngạc nhiên không ngờ chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên cành như thế sau cả một đêm mưa gió phũ phàng, không biết đấy chỉ là chiếc lá vẽ và tâm trạng nặng nề đeo đẳng Xiu cho đến khi có biết sự thật. Câu "Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa..." không chỉ diễn tả nỗi ngạc nhiên của Giôn-xi, mà có cả Xiu.

- Thấy được rằng, nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men, thì truyện sẽ kém hay đi vì Xiu không bị bất ngờ và chúng ta không được thưởng thức cả đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượng tình người của cô.

3. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi

- Người đọc có tâm trạng căng thẳng, hồi hộp khi hai lần Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên. Tối hôm trước còn một chiếc lá; nếu sau một đêm, bây giờ rụng hết thì Giôn-xi sẽ ra sao? Một ngày đêm nữa trôi qua; làm sao chiếc lá cuối cùng ấy còn trụ lại được! Đối với Xiu thì tâm trạng lo lắng diễn ra ở lần kéo mành đầu tiên vì ngày hôm đó chắc cô phải biết chuyện cụ Bơ-men làm gì trong đêm mưa tuyết. Còn với Giôn-xi, cả hai lần bảo kéo mành lên, cô lạnh lùng, thản nhiên chờ đón cái chết khi chẳng còn chiếc lá nào bám trên bức tường gạch.

- Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá, chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối, buông xuôi muốn chết của mình.

@208905@

4. Đảo ngược tình huống

- Từ đầu văn bản này nói riêng cũng như đầu truyện Chiếc lá cuối cùng nói chung, Giôn-xi cứ như ngày càng tiến dần đến cái chết, khiến độc giả thương cảm, lo lắng. Nhưng tình huống bỗng đảo ngược vào lúc truyện gần kết thúc, Giôn-xi trở lại với lòng yêu đời, bệnh tình thoát cơn nguy hiểm, và độc giả thở phào, trút được gánh nặng lo âu. Đó là một lần đảo ngược tình huống, chẳng những làm cho các nhân vật trong truyện bất ngờ mà độc giả cũng bất ngờ.

- Cụ Bơ-men đang khỏe như vậy, chẳng ai ngờ đến cái chết của cụ được thông báo vào lúc truyện kết thúc. Đó lại thêm một lần đảo ngược tình huống, khiến nhân vật trong truyện cùng độc giả đều bất ngờ.

- Hai lần đảo ngược tình huống trái chiều nhau (tưởng không tránh khỏi cái chết lại sống; đang khỏe mạnh lại chết) vì đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho chúng ta khi đọc truyện này.

@208958@

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

 Truyện với nhiều tình huống hấp dẫn, cách sắp xếp chặt chẽ, đặc biệt là đảo ngược tình huống lần lần tạo sự hứng thú cho người đọc.

2. Nội dung

Truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau. Qua đó nhà văn mang tới một bức thông điệp: Hãy luôn thắp sáng ngọn lửa của khát khao hi vọng hãy luôn yêu thương, mang nghệ thuật phục vụ con người, nghệ thuật chân chính lâu bền nhất là nghệ thuật hướng tới con người và vì con người.

Khách