Bài ca ngất ngưởng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

Nguyễn Công Trứ

 

1. Tìm hiểu chung về văn bản

1.1 Tác giả

-Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), biệt hiệu Hi Văn.

-Quê: làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Gia đình: Nho học, nghèo khó, tham gia sinh hoạt ca trù ở làng.

-Năm 1819, thi đổ Giải nguyên, được bổ làm quan.

-Cương trực, thẳng thắn, có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hóa, kinh tế đến chính trị.

-Được thăng chức và bị giáng chức thất thường.

-Đóng góp cho văn học:

+Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm.

+Thể loại ưa thích: Hát nói.

+Là người đầu tiên có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

1.2 Tác phẩm

- Văn bản được viết sau khi ông đã cáo quan về hưu.

- Văn bản thể hiện cá tính, tài năng, cách sống phóng khoáng, thích tự do của tác giả nhưng vẫn thể hiện lòng trung quân ái quốc.

- Văn bản được viết theo thể Hát nói.

- Bài hát nói viết theo lối tự thuật, tự nhìn nhận và đánh giá bản thân. Giọng điệu thơ là tự hào, sảng khoái, tự tin.

- Bố cục văn bản:

    Một bài hát nói thường có 4 đoạn, nhưng cũng có thể chia theo nội dung của từng bài. Với tác phẩm này, có thể chia làm 2 phần:

+ Sáu dòng thơ đầu: Cách sống, tài năng của Tg khi còn làm quan.

+Còn lại (13 dòng): Cách sống, cá tính của NCT khi đã cáo quan về hưu.

-Từ “ngất ngưởng”: là 1 từ láy tượng hình vốn được dùng để chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định. Ở bài này từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự thất thường, vượt lên thói thường, coi thường dư luận.

2. Phân tích văn bản

2.1 Phần đầu (6 câu): Hình ảnh “ông ngất ngưởng” chốn quan trường

-Ý thức trách nhiệm: mọi việc trong khoảng trời đất đều là phận sự của ta.

-Tự xưng “ông”, xưng tên (Hi Văn), nhận mình là người tài (tài bộ).

-Coi việc làm quan là bị giam hãm vào lồng, mất tự do.

-Đỗ đạt cao, từng giữ những chức vụ rất quan trọng: Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông, Đại tướng bình Tây, Phũ doãn

Thừa Thiên.

-Tài năng: quân sự (thao lược) ở đỉnh cao chót vót (tay ngất ngưởng).

    àTác giả là người có tài năng, có trách nhiệm, yêu nước, nhưng cũng là người có cá tính mạnh mẽ, tự tin về tài năng của mình.

- Cách nêu: ngắn gọn, rõ ràng, giọng điệu hóm hỉnh, dõng dạc, sảng khoái.

2.2 Phần còn lại: Hình ảnh “ông ngất ngưởng” khi cáo quan về hưu.

-Những thú chơi tài tử, phong lưu, cá tính “ngông”:

+Cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa đi dạo quanh thành.

+Lên chùa thưởng ngoạn, dắt theo “đủng đỉnh” vài cô gái hát ca trù (ả đào).

+Uống rượu, ca hát: Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng.

-Quan niệm sống: “được – mất” không quan trọng, “khen chê”  bỏ ngoài tai mọi lời thị phi, cứ vui phơi phới như đi trong gió xuân

    àKhông Phật, không Tiên, không vướng tục”, sống thanh nhàn, vui vẻ theo sở thích, không ghen ghét, hơn thua.

-Tự hào về những đóng góp hiển hách của bản thân cho đất nước, đạt đến độ “ngất ngưởng”, nhưng vẫn giữ nghĩa vua tôi.

-Nghệ thuật: giọng điệu hóm hỉnh, sảng khoái; thể hát nói phù hợp với việc bày tỏ tư tưởng, tình cảm tự do, phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả.   

      è Tất cả đề thể hiện cá tính, bản lĩnh, sự tự tin của con người có cốt cách độc đáo khi nhìn lại đời mình và tự thể hiện mình. Trên cơ sở đó, thấy rõ vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ: một con người giàu năng lực, dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo, theo đuổi cái tâm tự nhiên. 

2.3 Ý nghĩa văn bản

    Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ông ngất ngưởng”: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.

Khách