Bài 6. Thứ tự thực hiện các phép tính

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH TRONG BIỂU THỨC KHÔNG CHỨA DẤU NGOẶC

Trong biểu thức chỉ có các phép tính cộngtrừ (hoặc chỉ có phép tính nhânchia), ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Ví dụ 1: Tính giá trị của biểu thức:

a) \(78-25+15\);                             b) \(45:5.9\).

Giải:

a) \(78-25+15=53+15=68\).

b) \(45:5.9=9.9=81.\)

@220417@@220469@
  • Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép tính nhân và chia trước, rồi đến cộng và trừ.
  • Khi biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

Ví dụ 2: \(150+50:5-2.3^2.\)

Giải:

\(150+50:5-2.9=150+10-18=160-18=142.\)

​@220556@@220651@

II. THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH TRONG BIỂU THỨC CHỨA DẤU NGOẶC

  • Khi biểu thức chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.
  • Nếu biểu thức chứa các dấu ngoặc ( ), [ ], { }, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự:  ( ) → [ ] → { }.
​@220729@@220815@