Bài 1. Tập hợp

Nội dung lý thuyết

1. Một số ví dụ về tập hợp

  • Tập hợp các con tem mà em sưu tập được;

  • Tập hợp các cây bút có trong cặp em;

  • Tập hợp các số chẵn nhỏ hơn 10.

2. Kí hiệu và cách viết tập hợp

  • Ta thường dùng các chữ cái in hoa để đặt tên cho tập hợp.
  • Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu ";".
  • Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Ví dụ: Tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 8.

A={0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7}.

Các số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7 được gọi là các phần tử của tập hợp A.

@201946@

3. Phần tử thuộc tập hợp

Cho tập hợp B = {2; 4; 6; 8; 10}. Số 4 và 7 có thuộc tập hợp B không?

  • Số 4 là một phần tử thuộc tập hợp B, ta viết 4 ∈ B.
  • Số 7 là một phần tử không thuộc tập hợp B, ta viết 7 ∉ B.
@202004@

4. Cách cho một tập hợp

Có hai cách cho một tập hợp:

  • Liệt các phần tử thuộc tập hợp.
  • Chỉ ra các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Ví dụ 1: Cho các phần tử của tập hợp A là: 1; 3; 5; 7; 9.

Ta có hai cách viết:

  • Cách liệt kê phần tử: A = {1; 3; 5; 7; 9}.
  • Cách chỉ ra tính chất đặc trưng: A = {x | x là số tự nhiên lẻ, x< 10}.

Ví dụ 2: Cho B là tập hợp bốn mùa trong một năm.

Ta có thể viết tập hợp B = {mùa xuân; mùa hè; mùa thu; mùa đông}

hoặc B = {x | x là bốn mùa trong năm}.