Bài 42: Nồng độ dung dịch

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

I. NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM CỦA DUNG DỊCH

Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. 

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:

Trong đó: 

  • mct là khối lượng chất tan, biểu thị bằng gam. 
  • mdd là khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam.
  • Khối lượng dung dịch = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan.

Ví dụ 1: Hòa tan 15 gam NaCl vào 45 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

                                Ta có mdd = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan

                                 Chất tan ở đây là NaCl và dung môi là nước 

                                 => mdd = 15 + 45 = 60 gam

                                 Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm:

                                 =>  C% NaCl =  \(\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\%\)  =  \(\dfrac{15}{60}.100\%\)  = 25%

Ví dụ 2: Một dung dịch H2SO4 có nồng độ 14%. Tính khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch trên.

Áp dụng CT => mct = \(\dfrac{m_{dd}.C\%}{100\%}\) 

<=> mH2SO4 = \(\dfrac{14.150\%}{100\%}\)  =  21 gam 

Ví dụ 3: Hòa tan 50 gam đường vào nước, dung dịch thu được có nồng độ 25%. Tính

a) Khối lượng dung dịch đường thu được.

b) Khối lượng nước cần cho sự pha chế.

Khối lượng dung dịch =  \(\dfrac{100.50}{25}\) = 200 gam

Khối lượng nước cần để pha chế = 200 - 50 = 150 gam

@92372@@92373@@92375@

II. NỒNG ĐỘ MOL CỦA DUNG DỊCH

Nồng độ mol (kí hiệu là CMcủa dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch.

Trong đó:

  • n là số mol chất tan.
  • V là thể tích dung dịch, biểu thị bằng lít.

Ví dụ 1: Hòa tan 16 gam CuSO4 trong 200ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thành.

nCuSO4 = \(\dfrac{16}{160}\)= 0,1 mol và  200ml = 0,2 lít

Áp dụng CT ta có CM = \(\dfrac{n}{V}\) = \(\dfrac{0,1}{0,2}\) = 0,5 (mol/l) hoặc 0,5(M)

Ví dụ 2: Trộn 2 lít dung dịch đường 0,5 M với 3 lít dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau khi trộn.

Số mol đường có trong 2 lít dung dịch 1 có nồng độ 0,5M là  n1 = 0,5 . 2 = 1 mol

Số mol đường có trong 3 lít dung dịch 1 có nồng độ 1M là  n2 = 1 . 3 = 3 mol

Thể tích dung dịch thu được sau khi trộn: V = 2 + 3 = 5 lít.

Số mol đường có trong 5 lít dung dịch sau khi trộn: n = 1 + 3 = 4 mol

Nồng độ dung dịch thu được sau khi trộn: CM = \(\dfrac{3+1}{5}\) = 0,8 (M)

 

@92375@@92394@

III. TỔNG KẾT

1. Nồng độ phần trăm cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch:

C% = \(\dfrac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\%\)

2. Nồng độ mol cho biết số mol chất tan trong một lít dung dịch:

CM = \(\dfrac{n}{V}\) (mol/lít) hoặc (M)

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!