Bài 28. Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
1 coin

 

Bài 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM

NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

 

I/ TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX:

- Giữa thế kỉ  XIX, do các chính sách đối nội đối ngoại lỗi thời, lạc hậu của triều đình Huế, nền KT – XH Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng:

   + Bộ máy chính quyền từ  trung ương đến địa phương đều mục ruỗng;

   + Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút; Tài chính khô kiệt; Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn

    + Xã hội: mâu thuẫn giai cấp và XH ngày càng gay gắt.

- Trong khi đó, Pháp đang ráo riết mở rộng xâm lược nước ta.

=> Trước vận nước nguy nan, một số sĩ phu yêu nước tiến bộ đã đề nghị cải cách.

II/ NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM VÀO NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX:

-  Các nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế.

-  Nội dung cải cách: Nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa….

 III/ KẾT CỤC CỦA CÁC ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH (đọc SGK)

 

BÀI TẬP:

a. Điền tiếp những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của một số sĩ phu phong kiến tiêu biểu theo bảng sau:

STT

Tên người (cơ quan) đề nghị cải cách

Nội dung chính

1

Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế

 

2

Viện Thương Bạc

 

 

3

Nguyễn Trường Tộ

 

 

4

Nguyễn Lộ Trạch

 

 

 

b. Em có nhận xét gì về việc làm của các sĩ phu, quan lại trên?

Khách