Bài 22 : Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI - XVIII

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
3 gp

Bài 22

TÌNH HÌNH KINH TẾ Ở CÁC THẾ KỈ XVI – XVIII

1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI - XVIII

- Từ cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại. Ruộng đất tư hữu ngày càng phát triển. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước. Mất mùa, đói kém xảy ra luôn. Đời sống nông dân khổ cực và họ đã vùng dậy đấu tranh.

- Từ nửa sau thế kỉ XVII, nông nghiệp dần dần ổn định trở lại.

- Nhân dân Đàng Ngoài và Đàng Trong đều tiến hành khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. Đặc biệt ở Đàng Trong, diện tích ruộng đất tăng nhanh, vùng đất Nam Bộ được khai phá và trở thành vựa lúa ở Đàng Trong.

- Các giống lúa được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại năng suất cao, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Việc đắp đê, đào sông, làm thuỷ lợi được chú trọng.

- Ngoài trồng lúa, các loại cây như sắn, khoai, ngô, đậu và các loại cây ăn quả đều phát triển.

      - Từ thế kỉ XVI - XVIII cũng là thời kì gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến. Ở Đàng Trong, nhất là vùng đất Gia Định có những địa chủ lớn có rất nhiều ruộng đất.

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

- Các nghề thủ công truyền thống trong dân gian tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao : nghề gốm, sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt...

- Một số nghề thủ công mới xuất hiện như : nghề khắc bản in gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, nghề làm tranh sơn mài. Một số làng nghề xuất hiện.

- Ngành khai mỏ phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhiều mỏ đồng, kẽm, thiếc, vàng... được khai thác ở thời kì này. Bên cạnh việc nhà nước đứng ra khai mỏ, còn có một số chủ mỏ là người Việt và người Hoa.

3. Sự phát triển của thương nghiệp

- Từ thế kỉ XVI – XVIII, buôn bán trong nước cũng có bước phát triển mới. Nhiều chợ làng, chợ liên làng, chợ huyện mọc lên. Một số làng buôn xuất hiện và một số vùng đã có các trung tâm buôn bán.

- Một số người đã dám bỏ vốn ra kinh doanh. Mua hàng thủ công, hoặc thóc lúa rồi mang đi bán. Việc buôn bán giữa miền xuôi và miền núi được tăng cường.

- Ở Đàng Trong, nhiều nhà buôn mua thóc từ Gia Định mang bán ở Phú Xuân và miền Trung. Nhà nước đã lập nhiều trạm dịch ở bến sông và những chỗ giao thông quan trọng để thu thuế.

- Từ thế kỉ XVI, do bối cảnh chung của tình hình thế giới, việc giao lưu buôn bán giữa các nước cũng được mở rộng. Ngoại thương Việt Nam cũng có bước phát triển nhanh chóng.

- Bên cạnh việc buôn bán với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Gia-va, Xiêm, Việt Nam còn buôn bán với các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và Pháp.

- Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ XVIII, do chính sách thuế khoá cũng như thái độ của chúa Nguyễn và chúa Trịnh, ngoại thương sa sút dần.

      - Quan sát hình 45 - Thương cảng Hội An (tranh vẽ cuối thế kỉ XVIII) để biết được sự phát triển của thương nghiệp thời kì này.

4. Sự hưng khởi của các đô thị

- Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo điều kiện cho các đô thị cũ phát triển và các đô thị mới được hình thành.

- Đàng Ngoài : buôn bán sầm uất nhất là Thăng Long với tên Kẻ Chợ có 36 phố phường và 8 chợ. Phố Hiến (Hưng Yên) ra đời, cũng hoạt động buôn bán tấp nập.

- Đàng Trong : Hội An là phố cảng lớn nhất, nhiều thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc làm nhà và có những khu phố riêng. Các thuyền buôn nước ngoài cũng thường ra vào buôn bán. Thanh Hà cũng là một đô thị mới bên bờ sông Hương ra đời. Ngoài ra, Gia Định, thị tứ Nước Mặn (Bình Định) cũng phát triển ở thời kì này.

        Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XVIII, ngoại thương sa sút ; đầu thế kỉ XIX một số đô thị suy tàn.

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1: Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Câu 2: Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI – XVIII.

Câu 3: Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao ? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào ?

 

 

 

 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đến đầu thế kỷ XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài như thế nào?

A.     Đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

B.     Tương đối ổn định và phát triển.

C.     Bị khủng hoảng và bế tắc.

D.    Có những bước tiến vượt bậc so với các thế kỷ trước.

Câu 2: Chính sách ruộng đất của họ Trịnh ở Đàng Ngoài nhằm phục vụ cho các giai cấp và tầng lớp nào?

A.     Nông dân, binh sĩ, địa chủ phong kiến.

B.     Nhà nước phong kiến, địa chủ, tầng lớp quan liêu, binh sĩ.

C.     Nhà nước phong kiến, địa chủ, nông dân.

D.    Địa chủ, nông dân, binh sĩ.

Câu 3: Nguyên nhân sâu xa làm cho đông đảo nông dân Đàng Ngoài phải rời bỏ ruộng đất, xóm làng đi lang thang kiếm sống?

A.     Bị nhiều tầng áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến.

B.     Bị mất ruộng đất tư và mất hết hi vọng vào ruộng đất công làng xã.

C.     Bị bóc lột bằng tô thuế, lao dịch , binh dịch.

D.    Câu B và  câu C đúng.

Câu 4: Từ những năm 30 của thế kỷ XVIII, tình hình xã hội ở Đàng Ngoài như thế nào?

A.     Ổn định và phát triển.

B.     Tương đối ổn định và phát triển.

C.     Có dấu hiệu suy thoái.

D.    Suy yếu và khủng hoảng.

Câu 5: Đến năm 1653, ai là người mở rộng cương giới đến sông Phan Rang?

A.     Nguyễn Hoàng.

B.     Nguyễn Phúc Tần.

C.     Nguyễn Phúc Chu.

D.    Nguyễn Hữu Cảnh.

Câu 6: Đến năm nào họ Mac ở Hà Tiên đã quyết định đưa vùng đất do mình cai quản về với chúa Nguyễn?

A.     1693                                                 B. 1698

C. 1705                                                  D. 1708

Câu 7: Từ thế kỷ XVII, vùng đất nào nở Đàng Trong trở thành vùng đất sản xuất nông nghiệp phát triển?

A.     Đông Nai

B.     Gia Định

C.     Đồng bằng song Cửu Long.

D.    Câu A, B đúng.

Câu 8: Chính quyền Lê- Trịnh và chúa Nguyễn đều chú trọng đến các quan xưởng để làm gì?

A.     Phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.

B.     Phục vụ cho nhu cầu của thợ thủ công.

C.     Phục vụ cho nhu cầu của quan lại.

D.    Phục vụ cho nhu cầu của nhà nước.

Câu 9:  Ở Đàng Ngoài khu vực nào chúa Trịnh lập nhiều xưởng lớn chuyên việc đúc súng, sản xuất vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền.

      A. Kinh thành Thăng Long.                     B. Vạn Kiếp.

      C. Vân Đồn.                                              D. Ngoại thành Thăng Long.

Câu 10: Lực lượng lao động trong các xưởng thủ công ngiệp nhà nước là tầng lớp nào?

A.     Thợ thủ công bị phá sản.

B.     Nông dân bị mất ruộng đất.

C.     Thợ thủ công giỏi.

D.    Tất cả các lực lượng trên.

 

Khách