Chia sẻ những tình huống trong cuộc sống khiến em thay đổi cảm xúc.
Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em trong một số tình huống cụ thể.
Học kì II vừa rồi, em đã cố gắng hết sức hoàn thành bài kiểm tra môn Ngữ Văn thật tốt, hy vọng mình sẽ đạt điểm cao nhưng khi cô giáo thông báo kết quả, điểm số của em lại không như em mong đợi.
=> Cảm xúc của em thay đổi từ vui vẻ, hy vọng sang buồn bã, thất vọng.
- Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:
- Chia sẻ về các tình huống làm thay đổi cảm xúc của bản thân theo gợi ý sau:
+ Khi em nhận được tin vui;
+ Khi em có nỗi buồn;
+ Khi em đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn;..
Tình huống 1: Sau những cảm xúc căng thẳng trong quá trình nỗ lực học tập thì Lan cảm thấy rất vui sướng, tự hào khi được khen thưởng
Tình huống 2: Linh cảm thấy lo lắng vì chưa làm việc này bao giờ
Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách em điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Gợi ý:
- Tình huống xảy ra như thế nào?
- Cảm xúc khi đó của em là gì?
- Cảm xúc đó đã thay đổi như thế nào?
- Em đã làm gì để điều chỉnh được cảm xúc của mình?
- Lúc em nhận được 10 điểm bài kiểm tra, em vui đến mức không tin nó là thật, từ một cảm xúc bồi hồi lo lắng, em đã vờ oà và phải hít thở sâu nhiều lần để bình tĩn lại
Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau
Gợi ý:
- Những tình huống mà em đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
- Cách ứng xử trong những tình huống đó.
Hướng dẫn:
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tích cực: ... (mỗi người sẽ có sự bày tỏ cảm xúc khác nhau)
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tiêu cực: em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với người thân, thầy cô, bạn bè,...
Chia sẻ cảm xúc của em khi thích ứng được với sự thay đổi trong cuộc sống.
Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn của em khi từ chối trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.
* Thuận lợi.
- Giúp giữ được sự tự trọng. Khi từ chối những yêu cầu hoặc lời mời không phù hợp với giá trị và nguyện vọng của mình, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về bản thân, vì bạn biết mình đang tuân thủ những nguyên tắc và giá trị cá nhân của mình.
- Tăng cường năng lực quản lý thời gian. Việc từ chối một số yêu cầu hoặc lời mời không cần thiết giúp bạn tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn và tăng cường năng lực quản lý thời gian.
- Tạo mối quan hệ chân thành. Nếu bạn biết từ chối một cách lịch sự và thông cảm, bạn sẽ tạo được mối quan hệ chân thành hơn với những người xung quanh, vì họ sẽ cảm thấy được kính trọng và đánh giá cao tính thẳng thắn của bạn.
* Khó khăn.
- Cảm thấy áp lực từ người khác. Có thể có những người quan trọng đối với bạn cảm thấy bất mãn hoặc bị thất vọng khi bạn từ chối họ. Điều này có thể tạo cảm giác áp lực và căng thẳng trong mối quan hệ.
- Lo lắng về cảm xúc của người khác. Khi từ chối một yêu cầu hoặc lời mời của người khác, bạn có thể lo lắng rằng họ sẽ cảm thấy bị từ chối hoặc bị xúc phạm. Điều này có thể gây ra một mối quan hệ căng thẳng hoặc gây ra sự khó chịu.
Chia sẻ những tình huống mà em đã điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Khoan dung khi đối phương mắc lỗi
Luôn học hỏi, lắng nghe mọi người để rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình
Chia sẻ tình huống thực tế và cách em đã quản lí cảm xúc để ứng xử phù hợp trong tình huống đó.
Tham khảo
Cô giáo giao cho lớp xử lí một tình huống và làm việc theo nhóm. Chúng em có quan điểm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề. Mỗi lần thảo luận, chúng em đều có một góc nhìn và ý kiến riêng, và chúng em thường có những cuộc tranh luận nảy lửa. Ban đầu, em rất căng thẳng vì em thấy mình đang bị bạn chèn ép và cố tình không đồng ý với em. Tuy nhiên, sau đó em nhận ra rằng em cũng đang bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực và lệch lạc. Em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với bạn mình.
Để quản lý cảm xúc của mình, em đã thực hiện một số hành động như sau:
- Em đảm bảo rằng em nghe kỹ ý kiến của bạn và không gián đoạn hoặc phá đám khi họ đang nói.
- Em đã biểu hiện sự tôn trọng và đánh giá cao ý kiến của bạn bằng cách gật đầu và đưa ra lời khuyên khi cần thiết.
- Em đã tìm kiếm điểm chung giữa quan điểm của em và của bạn để chúng em có thể tiếp cận vấn đề một cách chung nhất.
- Cuối cùng, em đã đề xuất một giải pháp mới dựa trên quan điểm của cả hai bên.
Chia sẻ những tình huống giao tiếp mà em đã kiểm soát cảm xúc để ứng xử phù hợp.
Tham khảo
Em gái 3 tuổi làm hỏng chiếc váy yêu thích của em, em rất tức giận, muốn mắng và đánh em gái một trận, nhưng em đã kiềm chế cảm xúc, chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng rằng không được đụng vào đồ của mình nữa