cho 300g dung dịch Ba(OH)2 tác dụng vừa hết với dung dịch H2SO4 loãng thấy xuất hiện 46,6 gam kết tủa trắng, nồng độ phần trăm của Ba(OH)2 là bao nhiêu ?
Câu 4: Biết 3,36 lít khí SO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 150 gam dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm là BaSO3 và H2O.
a. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch Ba(OH)2 đã phản ứng.
b. Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
c. Tính thể tích dung dịch HCl 20%( D = 1,2g/ml) cần để trung hòa dung dịch Ba(OH)2 ở trên.
Câu 4 :
\(n_{SO2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\)
Pt : \(SO_2+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaSO_3+H_2O|\)
1 1 1 1
0,15 0,15 0,15
a) \(n_{Ba\left(OH\right)2}=\dfrac{0,15.1}{1}=0,15\left(mol\right)\)
⇒ \(m_{Ba\left(OH\right)2}=0,15.171=25,65\left(g\right)\)
\(C_{ddBa\left(OH\right)2}=\dfrac{25,65.100}{150}=17,1\)0/0
b) \(n_{BaSO3}=\dfrac{0,15.1}{1}=0,15\left(mol\right)\)
⇒ \(m_{BaSO3}=0,15.217=32,55\left(g\right)\)
c) Pt : \(Ba\left(OH\right)_2+2HCl\rightarrow BaCl_2+2H_2O|\)
1 2 1 2
0,15 0,3
\(n_{HCl}=\dfrac{0,15.2}{1}=0,3\left(mol\right)\)
\(m_{HCl}=0,3.36,5=10,95\left(g\right)\)
\(m_{ddHCl}=\dfrac{10,95.100}{20}=54,75\left(g\right)\)
\(V_{ddHCl}=\dfrac{54,75}{1,2}=45,625\left(ml\right)\)
Chúc bạn học tốt
7,437 lít khí CO2 (đkc) tác dụng vừa hết với 600mL dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm tạo thành là kết tủa trắng và nước
a/ Viết PTHH
b/ Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH) đã dùng
c/ Tính khối lượng kết tủa tạo thành
\(a)CO_2+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaCO_3+H_2O\\ b)n_{CO_2}=\dfrac{7,437}{24,79}=0,3mol\\ n_{Ba\left(OH\right)_2}=n_{BaCO_3}=0,3mol\\ C_{M_{Ba\left(OH\right)_2}}=\dfrac{0,3}{0,6}=0,5M\\ c)m_{BaCO_3}=0,3.197=59,1g\)
hòa tan hết 11,56 gam hỗn hợp rắn gồm Fe(NO3)3, Fe(OH)2 và FeCO3 trong H2SO4 loãng thu được dung dịch chứa một chất tan và khí NO. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 45,65 gam kết tủa. phần trăm khối lượng của Fe(NO3)3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 20 B. 21 C. 22 D. 23
Chất tan duy nhất : Fe2(SO4)3(a mol)
Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 \(\to\) 3BaSO4 + 2Fe(OH)3
a......................3a...................3a.............2a...........(mol)
\(\Rightarrow m_{kết\ tủa} = 233.3a + 107.2a = 45,65(gam)\\ \Rightarrow a = 0,05(mol)\)
Gọi \(n_{Fe(NO_3)_3} = x \xrightarrow{BTNT\ với\ N} n_{NO} = 3x(mol)\)
\(n_{Fe(OH)_2} = y ; n_{FeCO_3} = z\)
\(\Rightarrow 242x + 90y + 116z = 11,56\)
Bảo toàn electron : y + z = 3x.3
Bảo toàn nguyên tố với Fe : x + y + z = 0,05.2 = 0,1
Suy ra x = 0,01 ; y = 0,05 ; z = 0,04.
Vậy : \(\%m_{Fe(NO_3)_3} = \dfrac{0,01.242}{11,56}.100\% = 20,93\%\)
(Đáp án B)
Cho 100 gam dung dịch Ba(OH)2 tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dich HCl 7,3%. Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch sau phản ứng là
\(m_{HCl}=100.7,3\%=7,3\left(g\right)\Rightarrow n_{HCl}=\dfrac{7,3}{36,5}=0,2\left(mol\right)\)
PT: \(Ba\left(OH\right)_2+2HCl\rightarrow BaCl_2+2H_2O\)
Theo PT: \(n_{BaCl_2}=\dfrac{1}{2}n_{HCl}=0,1\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow C\%_{BaCl_2}=\dfrac{0,1.208}{100+100}.100\%=10,4\%\)
Cho 12,6 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 tác dụng vừa đủ với 245 gam dung dịch H2SO4 16% sau khi X tan hết thu được 1,792 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một muối duy nhất có nồng độ là 17,1599%. Cho 500ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất với m là
A. 120
B. 105
C. 110
D. 125
Cho 855 gam dung dịch Ba(OH)2 10% vào 200 gam dung dịch H2SO4 thu được kết tủa và dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X người ta phải dùng 125ml dung dịch NaOH 25% (d= 1,28). Nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 là:
A. 98%
B. 25%
C. 49%
D. 50%
Đốt cháy hoàn toàn 0,92 gam hỗn hợp X gồm C2H4, H2, C3H6, CO, C4H8 bằng O2 vừa đủ rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thấy xuất hiện m1gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 0,82 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Y đến khi kết tủa hết các ion kim loại, thấy có m2 gam kết tủa. Biết m1 + m2 = 6,955, tính thành phần phần trăm theo khối lượng của CO và H2 có trong hỗn hợp X.
C2H4, C3H6, C4H8 cùng là anken nên có công thức chung là CnH2n
2CO + O2 → 2CO2↑ (1)
x → x (mol)
2H2 + O2 → 2H2O (2)
y → y (mol)
CnH2n + O2 → nCO2 + 2nH2O (3)
Sản phẩm cháy thu được gồm có CO2 và H2O.
Khi hấp thụ vào dd Ca(OH)2: 0,04 mol thu được dung dịch Y, thêm từ từ Ba(OH)2 vào dung dịch Y thu được kết tủa của các ion kim loại => CO2 phản ứng với Ca(OH)2 theo phương trình:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (4)
CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 + H2O (5)
Dd Y chứa Ca(HCO3)2
BaCl2 + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + BaCO3↓ + H2O (6)
m1 = mCaCO3(4)
m2 = mCaCO3(5) + mBaCO3
=> m1 + m2 = ∑ mCaCO3↓ + mBaCO3 = 6,955 (g) (*)
BTNT Ca: => ∑nCaCO3↓ = ∑ nCa(OH)2 (4+5) = 0,04 (mol)
Từ (*)
=> nCaCO3(6) = nBaCO3 = 0,015 (mol)
=> nCaCO3(4) = ∑nCa(OH)2 – nBaCO3 = 0,04 – 0,015 = 0,025 (mol)
BTNT C => ∑ nCO2 = ∑ nCaCO3 + nBaCO3 = 0,04 + 0,015 = 0,055 (mol)
Khối lượng dd Y tăng 0,82 gam so với dd Ca(OH)2 ban đầu
=> mCO2 + mH2O – mCaCO3(4) = 0,82
=> mH2O = 0,82 + 0,025.100 – 0,055.44 = 0,9 (g)
=> nH2O = 0,9 : 18 = 0,05 (mol)
BTKL ta có: mhhX + mO2 = mCO2 + mH2O
=> mO2 = 0,055.44 + 0,9 – 0,92 = 2,4 (g) => nO2 = 0,075 (mol)
BTNT O: nO( trong CO) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nO( trong CO) = 2.0,055 + 0,05 – 0,075.2 = 0,01 (mol) => nCO = 0,01 (mol)
Từ PTHH (1), (2), (3) ta thấy khi đốt cháy CnH2n luôn cho nH2O = nCO2 => sự chênh lệch mol CO2 và mol H2O là do đốt cháy CO và H2
=> nCO2 – nH2O = x – y = 0,055 – 0,05 = 0,005 (mol)
Mặt khác: nCO – nH2 = x – y = 0,005 (mol)
=> nH2 = nCO – 0,005= 0,01 – 0,005 = 0,055 (mol)
Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,4M và KOH aM thì thu được dung dịch X. Cho từ từ 250 ml dung dịch H2SO4 0,5M vào X thu được dung dịch Y và 1,68 lít khí CO2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 34,05 gam kết tủa trắng. Giá trị của a là
A. 0,9
B. 0,7
C. 0,5
D. 0,6