Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 9 2019 lúc 16:07

- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ

→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.

- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả

- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
Tạ Thanh Trà
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
18 tháng 3 2016 lúc 12:38

Ngày Huế đổ máu, 
Chú Hà Nội về, 
Tình cờ chú cháu, 
Gặp nhau Hàng Bè. 

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh, 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng... 

- "Cháu đi liên lạc, 
Vui lắm chú à. 
Ở đồn Mang Cá, 
Thích hơn ở nhà!"

Cháu cười híp mí, 
Má đỏ bồ quân: 
- "Thôi, chào đồng chí!" 
Cháu đi xa dần... 

Cháu đi đường cháu, 
Chú lên đường ra, 
Ðến nay tháng sáu, 
Chợt nghe tin nhà. 

Ra thế, 
Lượm ơi! 

Một hôm nào đó, 
Như bao hôm nào, 
Chú đồng chí nhỏ, 
Bỏ thư vào bao, 

Vụt qua mặt trận, 
Ðạn bay vèo vèo, 
Thư đề "Thượng khẩn", 
Sợ chi hiểm nghèo! 

Ðường quê vắng vẻ, 
Lúa trổ đòng đòng, 
Ca-lô chú bé, 
Nhấp nhô trên đồng... 

Bỗng loè chớp đỏ, 
Thôi rồi, Lượm ơi! 
Chú đồng chí nhỏ, 
Một dòng máu tươi! 

Cháu nằm trên lúa, 
Tay nắm chặt bông, 
Lúa thơm mùi sữa, 
Hồn bay giữa đồng. 

Lượm ơi, còn không? 

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh. 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng...

 
Bình luận (0)
Huỳnh Châu Giang
18 tháng 3 2016 lúc 12:39

Câu: "Ra thế, Lượm ơi!" đặc biệt hơn các câu còn lại vì đoạn này chỉ có 2 câu 

Câu: "Lượm ơi còn không?" cũng đặc biệt hơn bởi đoạn này có 1 câu

Bình luận (0)
Chu Phi Hùng
27 tháng 2 2017 lúc 17:04

(a. Tác giả hình dung ra tình huống Lượm hi sinh thật rõ ràng, cụ thể. Cũng như bao lần làm nhiệm vụ khác, Lượm hăng hái, không sợ gian khó, hiểm nguy. Giữa cuộc chiến đấu ác liệt, Lượm dũng cảm băng mình qua lửa đạn mang thư thượng khẩn ra mặt trận.

Tinh thần chiến đấu quên mình và sự hi sinh anh dũng của Lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng tác giả.

b. Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt, có tác dụng biểu hiện cảm xúc khâm phục và tiếc thương sâu sắc của tác giả.

- Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc vẫn còn tươi nguyên thì nhà thơ bỗng nhận được tin chẳng lành. Tác giả đau đớn thốt lên:

Ra thế

Lượm ơi!...

Câu thơ bốn chữ gãy đôi cùng với dấu chấm than giống như tiếng nấc nghẹn ngào, thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, đau xót tột độ của nhà thơ. )

Bình luận (0)
Kim Vy 6/2 Trương Đỗ
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
15 tháng 2 2022 lúc 22:17

K

Người kể gọi Lượm bằng: Cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ. Quan hệ giữa chú cháu cũng là giữa hai đồng chí, giữa nhà thơ và một chiến sĩ đã hy sinh. Từ “chú bé” – người cháu của mọi người, của đất nước. → thể hiện tình cảm gần gũi, yêu mến của nhà thơ với chú bé.

Bình luận (1)
Lê Phương Mai
15 tháng 2 2022 lúc 22:19

`-` Tác giả có những cách xưng hô là : cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ.

`-` Mỗi cách xưng hô thể hiện tình chú cháu và còn là đồng chí của nhau.

 

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
28 tháng 12 2023 lúc 22:14

- Cái chết của chú Dế Lửa đã giúp các bạn nhận ra Lợi là một cậu bé giàu tình cảm và có trái tim nhân hậu.

- Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện, trong cuộc sống phải biết yêu thưởng, chia sẻ và thấu hiểu nhau.

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
6 tháng 9 2023 lúc 23:45

THAM KHẢO!

- Theo em, cái chết của dế lửa tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi. Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện một cách chân thực và rõ nét nhất. 

- Vì từ một câu chuyện ganh tị, ghen ghét nhau của những đứa trẻ thành sự bao dung, cảm thông và thấu hiểu nhau.

Bình luận (0)
bê trần
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 20:03

bài j bạn????????????????????????????

Bình luận (4)
Phan Ngọc Cẩm Tú
29 tháng 10 2016 lúc 19:48

Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Bình luận (0)
Trần Thị Mai Chi
9 tháng 11 2016 lúc 13:27

phân tích sơ đồ chậu bài Thạch Sanh

 

Bình luận (0)
Tạ Thanh Trà
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
18 tháng 3 2016 lúc 12:13

loắt choắt 

xinh xinh

thoăn thoắt

nghênh nghênh

Bình luận (0)
Lê Như
18 tháng 3 2016 lúc 12:14

loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

Bình luận (0)
Hà Như Thuỷ
18 tháng 3 2016 lúc 12:15

loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

Bình luận (0)
Hà Kiều Anh
Xem chi tiết
Ha ngoc ánh
28 tháng 2 2017 lúc 15:40

1) Câu thơ LƯỢM ơi còn ko?là một câu hỏi tu từ đc tách ra thành một khô thơ riêng ở cuối bài bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, tiếc nhớ khôn nguôi của tác giả.

Sau câu thơ ấy, tac giả lập lại 2 khô thơ ở doan đầu với dụng y khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của LƯỢM trong tâm hồn moi người.LƯỢM ki những sông mãi trong lòng nha thơ mà còn sống mãi với quê hương , dat nuoc.

2) trong bài thơ tác giả goi LƯỢM bằng nhiều từ khác nhau như: cháu , chu be,LƯỢM,chu đồng chí nho. Cách goi luôn thay đổi the hiện môi quan hệ thân thiết giữa tác giả và LƯỢM,đồng thời nói lên long yêu mến của tác giả dối với LƯỢM , 1 đồng chí nhỏ hăng hái tham gia công việc kháng chiến đánh giặc cứu nước.

Bình luận (0)
Trần Minh An
10 tháng 3 2017 lúc 21:51

Bài 1

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Bình luận (1)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 15:40

- Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.

+ Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung động trước cái đẹp của đất trời.

+ Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” lý tưởng khác

→ Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.

Bình luận (0)