Viết văn 12

Ngọc Hân
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Trung
Xem chi tiết
Đinh Thảo Duyên
Xem chi tiết
Ngân Valerie
Xem chi tiết
phuonganh nguyenthai
Xem chi tiết
Van Anh
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
3 tháng 8 2017 lúc 23:19

a. Mở bài
– Tường thân tương ái là truyền thống của dân tộc.
– Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải biết chia sẻ.
– Giới thiệu về phong trào ủng hộ quỹ cho nhân dân vùng bị lũ lụt
b. Thân bài
– Nêu hiểu biết của cá nhân về phong trào:
+ Xuất phát từ thực tế đất nước còn những người nghèo do hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, bệnh tật(chủ yếu là thiên tai)…và từ đạo lí “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc.
+ Do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
+ Mục đích: Nhường cơm sẻ áo, chia sẻ khó khăn giúp đỡ đồng bào trong lúc hoạn nạn...
+ Quy mô: Toàn quốc bao gồm cả những Việt kiều đang sống xa Tổ quốc và người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.
– Những suy nghĩ của cá nhân về phong trào:
+ Phong trào mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
+ Vai trò tác dụng của phong trào (chia sẻ động viên tinh thần người nghèo,gặp khso khăn khi bị lũ lụt tàn phá... hỗ trợ một phần về vật chất;
khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc)
+ Cảm nghĩ và liên hệ với bản thân (xúc động, tự hào trước truyền thống của dân tộc; mong muốn hành
động để góp phần nhỏ bé giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn; hoặc nêu những việc đã làm, nếu có).
c. Kết bài
– Khẳng định sự cần thiết của phong trào ủng hộ lũ lụt miền Trung

Bình luận (0)
Lụa Lưu
Xem chi tiết
DOAN THAO UYEN
Xem chi tiết
_silverlining
23 tháng 2 2017 lúc 11:06

Anh nắng chói chang của mùa hạ đã khép lại, nhường chỗ cho màu nắng vàng hoe khi mùa thu đến. Cảnh mùa thu quê em thật đẹp, thật thơ mộng.
Biết nói gì với mùa thu khi bầu trời trong veo và xanh thẳm, bao la. Những dải mây mỏng như những chiếc khăn voan vắt ngang bầu trời. Gió thu mát rượi, nhè nhẹ thổi, mang theo hương lúa nếp, hương cốm mới từ các cánh đồng quê. Sau một đêm mưa, trời thu như dịu lại, nắng trở nên vàng hoe. Trăng thu sáng trong vằng vặc. Hoa cúc thêm vàng, cây hồng thêm ửng đỏ, quả bưởi vàng óng căng tròn. Lá vàng bay vào khung cửa sổ, giàn trầu lại xanh trước ngõ, vài quả cam cười chúm chím trên cây. Má các cô gái quê em lại thêm ứng hồng vì mùa thu vội đến.
Ngoài vườn hoa cúc cùng nhiều loài hoa khác cũng rực rỡ sắc màu. Hương thơm ngát hoà quyện với màu sắc rực rỡ làm cuốn hút bao bầy ong bướm bay rập rờn.
Chúng em vui mừng đón đợt Tết Trung thu để múa đèn, rước sư tử và phá cỗ. Nằm mơ em đã thấy ông trăng thu lơ lửng giữa trời. Những dãy núi xa cúi xuống nhìn đồng lúa trổ đòng. Dòng sông trong xanh lững lờ trôi, thuyền buồm tấp nập, ghe xuồng rộn rã trên sông. Những cánh buồm như những cánh chim bay giữa trời thu.
Thật thú vị khi nhìn mùa thu “thay áo mới”. Đẹp thay lúc thu sang. Mùa mùa khai trường đế lại trong em sự cảm nhận thật tuyệt vời và bao kỉ niệm đầy vơi.

Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc. Mai – người bạn từ thuở thiếu thời – nay đã là vợ của Tnú và đứa con là kết quả của mối tình đẹp ấy. Song kẻ thù tàn bạo đã dập tan ami ấm bé nhỏ của Tnú. Chúng đã giết vợ con Tnú. Tnú trước cái chết của vợ con hoàn toàn trở nên bất lực: “Anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay. Anh chồm dậy… bụng anh có lửa đốt. Chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn”. Căm thù , Tnú nhảy vào giữa đám lính, hai cánh tay như cánh gỗ lim của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai. Nhưng không còn kịp nữa! Tnú bị bắt. Trước cái chết cận kề, Tnú không hề run sợ mà anh cảm thấy mình thật bình thản vì giờ gia đình anh đã không còn. Duy còn một điều làm Tnú day dứt và băn khoăn nhất chính là làng Xô man của mình. Ai sẽ cùng dân làng đánh đuổi quân giặc? Ai sẽ cùng dân làng đi theo lí tưởng của cụ Hô? Tnú hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa. Giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú. Đó là bàn tay của trung thực, tình nghĩa, từng cầm phấn viết chữ anh Quyết dạy cho; từng đặt lên bụng mình mà nói: “Cộng sản ở đây này”. Bàn tay ấy cũng đã từng được Mai nắm chặt mà khóc bằng những giọt nước mắt nóng bỏng yêu thương đồng cảm, lúc Tnú vượt ngục trở về… Giặc đã đốt mười đầu ngón tay Tnú để thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man lại bùng cháy. Tnú không kêu van khi bị lửa thiêu ngón tay, mà Tnú đã thét lên một tiếng “Giết”. Người Xô Man nhất nhất đồng loạt vùng dậy giết giặc. Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng, bàn tay trở thành chứng tích của tội ác và lòng hận thù mà Tnú mang theo suốt cả cuộc đời. Lòng hận thù ấy đã biến bàn tay Tnú thành ngọn đuốc châm bùng lên ngọc lửa nổi dậy của dân làng Xôman. Bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng để Tnú lên đường rửa hận. Và cuối cùng với chính bàn tay ấy, Tnú đã xiết vào cổ họng tất cả những thằng Dục tàn ác hơn cả dã thú. Từ đây , Tnú đã vượt qua mọi đau thương và bi kịch cá nhân, tham gia lực lượng giải phóng quân để quét sạch tất cả những thằng Dục, kẻ thù không đội trời chung với vợ con anh – còn tồn tại trên mảnh đất quê hương. Khi đã trở thành chiến sĩ giải phóng quân, Tnú là một cán bộ có tinh thần kỷ luật cao: tuy nhớ quê hương gia đình, nhưng phải cấp trên cho phép mới về đúng một đêm như quy định trong giấy phép.

Nhân vật Tnú tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại đấu tranh giải phóng. Xây dựng nhân vật Tnú cho thấy được nét tài hoa của nhà văn Nguyễn Trung Thành khi viết về con người Tây Nguyên.

Bình luận (1)
Phương Loan
Xem chi tiết
Sáng
1 tháng 2 2017 lúc 19:44

Bố kính nhớ! Sau bao năm tháng xa cách, hôm nay con lại ghi thư về thăm bố. Vẫn biết rằng lá thư này bố của con không bao giờ đọc được nữa vì bố đã mãi mãi xa con, rời xa cuộc sống.

Vậy mà trong sâu thẳm trái tim, con vẫn thấy bố luôn gần gũi bên con. Bố ơi, đã gần 7 năm trôi qua kể từ khi con rơi vào vòng lao lý bố vẫn chưa một lần tới thăm con. Tình cảm bố giành cho con chỉ qua những lá thư ngắn ngủi.

Út của bố đã cạn nước mắt với những dòng thư đó, con gái yêu nhớ bố nhiều lắm. Vậy mà bố đã rời xa cuộc sống này để con gái của bố phải côi cút bơ vơ, sao lại thế hả bố? Mẹ đã bỏ con sang thế giới bên kia từ khi con mới lên 8 tuổi 3 ngày, bố là người mẹ hiền thứ hai trong lòng con, bố đã thay mẹ nuôi dạy anh chị em con khôn lớn.

Con gái chưa kịp báo đáp ơn nghĩa, công dưỡng dục nên người của bố. Con đã phạm sai lầm quá lớn trong cuộc đời mình để bố phải chịu khổ một mình mong ngày con trở về. Chính con đã làm bố suy sụp, tổn thọ để rồi không đủ sức chờ con, bố đã ra đi trong mùa đông giá lạnh, đem theo cả nỗi muộn phiền vì đứa con gái ngu dại không nghe lời bố.

Bố ạ, ngày bố mất mà Út của bố còn không biết, đến hôm được gọi điện để hỏi thăm bố thì chị Ty đã nói với con: "Minh ơi bố mất được 8 ngày rồi em ơi". Lúc đó con không thể nói được gì với chị nữa. Con không thể khóc gào lên mà chỉ khóc trong lòng mình thôi, con đau lòng lắm nhưng giá như con có thể gào khóc có lẽ con đã đỡ đau khổ hơn. Bố nói với con rằng sẽ sống khỏe mạnh chờ ngày con về nhưng bố lại không giữ lời hứa, bố bỏ con mà đi để cả đời này con phải hận chính mình.

Bố của con ở nơi vĩnh hằng được yên nghỉ thanh thản, con hứa sẽ cố gắng trong việc cải tạo, giữ gìn nội quy của trại giam, phục tùng mệnh lệnh của cán bộ để con được giảm án thật cao, sớm trở về quê hương thắp cho bố mẹ nén hương tạ lỗi. Ở nơi xa đó, bố có linh thiêng xin phù hộ cho các anh chị, các cháu được mạnh khỏe, bình an, xin hãy phù hộ cho út của bố có đầy nghị lực để mau trở về.

Hôm nay con viết tâm sự này để xin lỗi bố, cho dù bố không đọc được nhưng con tin bố sẽ nghe được những gì con nói. Khi anh cả nhận được thư này, con mong anh cả sẽ thắp hương đọc cho bố nghe được những tâm sự con gửi cho bố. Lời sau cùng này con muốn xin lỗi bố của con cùng gia đình rất nhiều, bởi vì con đã làm đảo lộn cuộc sống của mọi người. Con xin lỗi bố, mong bố tha thứ cho đứa con gái ngu dại của bố nhé.

Bình luận (1)
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Minh Thư
6 tháng 12 2016 lúc 11:46

Tôi ngưỡng mộ tác giả Đinh Vũ Ngọc (ĐVN) từ khi nhà thơ Hương Thu (Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đường Việt Nam) đọc bài thơ “MỜI” của ông trong buổi lễ Họp mặt các Chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường các tỉnh phía Nam lần đầu tiên năm 2006. Giọng thơ toát lên sự trẻ trung, khỏe khoắn. Đây là một trong những nét mới ít thấy ở thể thơ Luật Đường. Chưa biết ông trước khó có thể hình dung ra được sự “cổ lai hy” đó chính là ở một tác giả không chuyên nghiệp và đã bước vào lớp người “cổ lai hy”. Khi nhà thơ Thành Nhân, Chủ nhiệm chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường thành phố Cao Lãnh ghé chơi và đọc cho nghe bài thơ “CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM”, tôi hoàn toàn bị chinh phục và đã khẩn khoản nhờ anh đọc cho tôi chép lại nguyên tác và đây cũng chỉ là bài thơ thứ hai của tác giả ĐVN mà tôi vinh hạnh được đọc. Thế là tôi cứ thế mà nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại cả chục lần vẫn cứ say sưa.

 

Hãy lắng nghe tác giả mở đề:

 

Chiếc áo quê hương dáng thướt tha

Non sông gấm vóc mở đôi tà

Câu “phá đề” giới thiệu trực khởi về chiếc áo quê hương mang dáng vóc dịu dàng, xinh xắn rất phù hợp với phụ nữ Việt Nam. Câu “thừa đề” nâng cao lên, dẫn người đọc liên tưởng tới “non sông gấm vóc”. Cách mở đề thành công, mang tính truyền thống thường thấy, chưa sử dụng bất cứ nghệ thuật gì khác biệt. Điều tôi khâm phục chính là sự khéo léo của tác giả trong việc lồng ghép, lựa chọn từ ngữ để diễn tả một cách khái quát hết những ý chính mà bài thơ sẽ nói đến đó là: chiếc áo dài quê hương, phù hợp với vẻ đẹp hình thể kết hợp với nét thùy mị, duyên dáng, nết na, thanh thoát của chị em phụ nữ Việt Nam, không những chỉ mang phong thái cốt cách văn hóa của người Việt Nam mà còn nhắc nhở mỗi người về tình yêu đất nước.

 

Tà bên Đông Hải lung linh sóng

Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa

Cặp câu “thực” cũng là một sự thăng hoa hoa của cảm hứng nghệ thuật. Hai câu giống như hai vết kéo của người thợ may, đã cắt xong hai vạt áo; giống như hai nét sổ của người họa sĩ, vừa chấm phá nét phác thảo bản họa đồ đất nước; giống như những tiết tấu mở đầu hai dòng nhạc hứa hẹn cho những giai điệu du dương. Chỉ hai câu thôi cũng đã thấy biển bạc, rừng vàng, thấy cả dãy Trường Sơn hùng vĩ. Chỉ hai câu mà thấy hiện lên cả âm thanh, màu sắc. Ta tưởng như nghe tiếng sóng vỗ dạt dào. Ta tưởng như thấy trăm hoa đua nở. Tác giả không ngần ngại việc sử dụng “điệp tự”. Chữ “” níu từ câu “phá” được lặp lại hai lần trong cặp “thực” không hề phá vỡ bố cục mà càng làm cho tứ thơ liền lạc, dẫn người đọc phải đọc tiếp, chiêm ngưỡng tiếp. Đọc tới đây ta có cảm giác như đang trong chuyến hành hương tìm về cội nguồn, vừa lắng nghe chăm chú, vừa nhìn theo cánh tay chỉ, vừa khâm phục sự am tường của người hướng dẫn viên du lịch.

 

Vạt rộng Nam phần chao cánh gió

Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà

Một “vạt áo” nhỏ nhoi, sao như lột tả cả miền Nam thân thiết. Những cánh rừng miền Đông bát ngát; những cánh rừng ngập mặn bạt ngàn; những bãi biển phương Nam hiền hòa, ấm nắng; những dòng sông chở nặng phù sa; những đồng lúa bao la xanh ngắt đương thì con gái… đang vươn ra đón ngọn gió lành. Kỳ diệu hơn là “vòng eo” thắt đáy lưng ong, niềm tự hào của vẻ đẹp phụ nữ phương Đông truyền thống lại được tác giả nhuần nhị ẩn dụ vào dải đất miền Trung điệp trùng đồi núi và nổi tiếng với những eo vịnh biển đẹp tầm cỡ quốc tế, những khu du lịch sầm uất, mỗi năm níu gót hàng triệu bước chân du khách. Nghệ thuật đối ở cả hai cặp “thực” và “luận” đều rất nhuần nhuyễn. Tác giả hình như không chỉ là nhà thơ! Tác giả là họa sĩ, là kiến trúc sư? Tác giả là nhà khoa học viễn tưởng hay là một nghệ nhân điêu khắc? Không thể nào? Phải có sự phối hợp nghệ thuật hài hòa lắm giữa các bộ môn ấy mới có thể có được sự quan sát tinh tường dường ấy, sự miêu tả tinh tế dường ấy.

 

Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực

Hương lúa ba miền thơm thịt da.

Đành rằng rất thích, thích đến mê đắm bài thơ này, tôi vẫn mạnh dạn chân thành phát biểu quan điểm riêng của mình là: cặp câu “kết” chưa cân xứng với tầm cỡ của bài thơ. Tác giả đã có sự khám phá khi phát hiện và lựa Hà Nội làm điểm nhấn cho “vạt trước của chiếc áo”. Tuy nhiên, “trái tim Hà Nội” có lẽ vẫn đắt hơn là “nhịp tim”. Các cụm từ “nhô gò ngực” và “thơm thịt da” dẫu rất hình tượng nhưng lại quá cụ thể đã làm giảm tính tế nhị và đánh mất chất thơ. Cụm từ “Hương lúa ba miền” thật đắt đã góp phần làm mờ nhạt bớt hạn chế nhỏ vừa kể trên.

 

Trong những năm gần đây, giới yêu thích thơ luật Đường đã có sân chơi riêng, có điều kiện giao lưu rộng rãi hơn, đặc biệt là từ khi Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đưởng Việt Nam ra đời và liên tục cho ra mắt các chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước. Tuy vậy, vẫn còn không ít người cho rằng đó là hình thức cổ điển, ngoại lai, gò bó, kém sáng tạo thì việc sáng tác, phát hiện và giới thiệu những bài thơ hay ở thể thơ này càng trở nên là một trong những việc đáng làm. Có thể những suy nghĩ của tôi chưa thật sự xác đáng, song tự đáy lòng tôi vừa rất kính trọng vừa nể phục tác giả ĐVN. Qua bài thơ của mình ông đã cho thấy “bình xưa” chưa hẳn đã xưa. Đặc biệt sự tìm tòi, ý tưởng sáng tạo đã vượt lên hẳn những bài thơ luật Đường đương thời. Tính trí tuệ được toát ra từ mỗi từ, mỗi chữ, mỗi câu. Đúng là một tuyệt tác, một trong những bài thơ hay nhất về chiếc áo dài Việt Nam mà tôi đã từng đọc! Chúc tác giả ĐVN khỏe mạnh, sống lâu và say mê sáng tác để ngày càng có thêm nhiều tác phẩm hay gửi đến bạn yêu thơ cả nước.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (2)
Hiyoko
12 tháng 12 2016 lúc 20:54


Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Đinh Vũ Ngọc

Các đồng chí đã quen thuộc với hình ảnh của những nữ quân nhân với các bộ quân phục trông mạnh mẽ, gọn gàng thể hiện nét đẹp chính quy. Nhưng chúng tôi cũng muốn thể hiện mình thướt tha trong bộ áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đến với hội thi hôm nay, các nữ quân nhân đơn vị rất phấn khởi và tự tin trong tà áo làm nên nét đẹp quê hương mình…
Hình ảnh người con gái Việt Nam dịu dàng tha thướt trong chiếc áo dài, với chiếc nón bài thơ e ấp trong tay, nghiêng nghiêng vành nón lá như cố giấu nụ cười ánh mắt là một hình ảnh duyên dáng, dễ thương và gợi cảm nhất của người con gái Việt Nam .
"Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay"
BíchLan
Chiếc áo dài và chiếc nón là trang phục làm nổi bật và tăng thêm nét duyên dáng, e ấp, dịu dàng, trang nhã, đài các, kiêu sa ... của người phụ nữ Việt. Áo dài như dòng nước uốn lượn theo từng đường nét cơ thể mềm mại thướt tha của người phụ nữ . Hai vạt áo dài như đôi cánh và những bước chân chim của nàng làm dao động cả cảnh vật và không khí chung quanh. Thân hình thấp thoáng sau tà áo, khuôn mặt mờ tỏ sau vành nón, ẩn hiện như hư như thực


Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều thanh lịch cho người phụ nữ.
Đã hàng thế kỉ trôi qua, trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt,
Văn hóa áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều tiếp biến, giao lưu và có đời sống lịch sử qua nhiều triều đại. Mỗi triều đại, chiếc áo dài phản ánh một sự phát triển mới về cảm quan thẩm mỹ của một đất nước đa dân tộc. Mỗi dân tộc người trên đất Việt có thể sáng tạo mãi trên chiếc áo dài của mình mà không hề lẫn lộn với các tộc người khác. Sự sáng tạo thể hiện không chỉ ở các kiểu cách, các màu sắc mà còn ở các tiết họa, kết cấu trang trí trên áo dài. Mỗi bước tiến của văn hóa, văn minh, chiếc áo dài của mỗi tộc người càng gắn liền với bản sắc dân tộc - hiện đại hơn
Chiếc áo dài là thể hiện sự thống nhất giữa cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam. Chiếc áo dài Việt đã từng được trần bông để mặc trong lúc hàn giá, đã từng được may bằng lụa mỏng để mặc trong những ngày nóng nực. Mùa Xuân, mùa Thu, chiếc áo dài Việt có thể được may bằng những chất liệu phù hợp với thời tiết.
Đời sống thẩm mỹ phong phú của chiếc áo dài Việt biểu hiện tập trung ở sự thể hiện khác nhau của cái đẹp. Áo dài có thể biểu hiện trong cái đẹp kiêu sa, lộng lẫy, choáng ngợp, lại cũng có thể biểu hiện trong cái đẹp dịu dàng đoan trang thùy mị, trong cái đẹp giản dị, thường nhật. Áo dài Việt có thể đẹp khi mang lại sự ấm áp trong mùa Đông, mát mẻ trong mùa hè, dịu dàng trong mùa Xuân, kiều diễm trong mùa Thu. Những gam màu, những kiểu dáng vô tận được thể hiện thông qua chiếc áo dài Việt không chỉ tạo nguồn cảm xúc thẩm mỹ bất tận cho các nhà sáng tạo mà còn làm rung động hàng triệu trái tim về sự xuất hiện của nó trong những tình huống nhất định của cuộc sống.
Cảm xúc về chiếc áo dài Việt Nam cũng đã làm nên những ca khúc bất từ, đi vào thơ ca, phảng phất được cái riêng, cái giản dị của cuộc sống:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng
Do tính đa dạng kỳ diệu trong đời sống thẩm mỹ của xã hội, chiếc áo dài có thể là hình ảnh tạo dựng về cái đẹp của người phụ nữ khi sử dụng nó. Khoác chiếc áo dài lên mình, bước ra đường phố, đến nơi công sở người phụ nữ đã tự cảm thấy mình đẹp hơn và đối diện cũng như hòa chung vào với cái đẹp khác của xã hội. Người phụ nữ mặc chiếc áo dài để nâng cao giá trị của mình và hy vọng được

Bình luận (0)