Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
Đỗ Trọng TÍn
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
23 tháng 12 2022 lúc 20:32

TK:

Nhân dịp đầu năm học mới, ba mẹ đưa em đến nhà sách để sắm sửa dụng cụ học tập và sách vở. Trong vô vàn những mẫu sản phẩm sắc tố đẹp mắt, hình thù đáng yêu, em đặc biệt quan trọng thích là chiếc thước kẻ bằng gỗ nâu mà ba chọn. Đối với em, đó là chiếc thước kẻ đẹp nhất mà em từng có .
Chiếc thước kẻ được làm từ một miếng gỗ màu nâu cánh gián phủ sơn bóng loáng, cầm rất chắc tay, ở mép trên có những vạch số lưu lại dộ dài. Những số lượng được khắc lên thân thước một cách tinh tế, đúng chuẩn, phủ lớp mạ vàng bóng trông rất sang trọng và quý phái. Từng số lượng từ 1 đến 20 tương ứng với những vạch dài, giữa mỗi số là những vạch ngắn hơn biểu thị độ dài milimet. Chiếc thước được mài dẹt ở đầu để em hoàn toàn có thể thuận tiện kẻ những đường dài thẳng tắp .
Điều đặc biệt quan trọng mà em thích nhất ở chiếc thước này là dòng chữ uốn lượn được ba đặt khắc riêng trên thân thước : “ Yêu Tặng Ngay Minh Thư con gái ba ” ở góc thước. Cạnh đó là hình ảnh một cây hoa anh đào lấm tấm những đốm hoa hồng được vẽ tỉ mỉ, cẩn trọng. Nhìn chiếc thước giống như một bức tranh phong cảnh thơ mộng được vẽ bởi người họa sỹ tài ba vậy .

Mẹ bảo em rằng đây là chiếc thước “độc nhất vô nhị”, không có cái thứ hai trên đời vì đây là tình cảm của ba dành cho em. Các bạn ai cũng khen chiếc thước thật lạ mắt và xinh đẹp, lại có tên của em ở trên đó nên chẳng bao giờ lo mất. Thỉnh thoảng, có bạn lại mượn thước của em để ngắm nhìn những họa tiết xinh xắn trên đó. Những lúc ấy, em cảm thấy rất tự hào vì mình may mắn được sở hữu một chiếc thước kẻ độc đáo.

Bình luận (0)
Nam10274
Xem chi tiết
Tiểu Thập Nhất
31 tháng 5 2022 lúc 15:36

Tham khảo:

Mặt trời đã lặn sau dãy núi Ba Vì phía Tây. Bóng chiều đang sẫm lại quanh những rặng tre ven làng. Gió nam hây hẩy dần dần xua đi không khí nóng bức của một ngày hè. Từ trong các ngõ xóm, trẻ con chạy túa ra sân đình để chơi những trò chơi quen thuộc.

Ba cô bé bắt đầu chơi trò chi chi chành chành. Một bé xòe bàn tay trái ra, hai bé kia cùng nhịp nhịp ngón trỏ vào lòng bàn tay bạn. Cô bé xoè tay cất tiếng đọc bài đồng dao quen thuộc:

Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế
Lá bông lá cà
Ù à ù ập.

Chi chi chành chành là trò chơi đơn giản, không cần đến đồ chơi và chỗ chơi cố định. Chỉ dăm ba đứa trẻ là có thể bắt đầu chơi ở bất cứ chỗ nào: trong nhà, ngoài ngõ, dưới gốc cau hoặc cây rơm ngày hè, bên bếp lửa hồng trong ngày đông lạnh giá. Trò chơi này luyện cho trẻ phản xạ nhanh, tạo tình cảm yêu mến, gắn bó với bạn bè cùng trang lứa. Cùng với những trò chơi hấp dẫn khác như ú tim, rồng rắn lên mây, chồng nụ chồng hoa… mà đứa trẻ nào cũng biết, chi chi chành chành và bài đồng dao vui tươi, nhí nhảnh đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, in sâu vào kí ức tuổi thơ của mỗi chúng ta.

Thuyết minh về trò chơi Mèo đuổi chuột

Trò chơi dân gian ngày nay đang được quan tâm đúng mức. Các trò chơi này thường được chơi ở những nơi sinh hoạt tập thể, trong trường học. Một trong những trò chơi đơn giản mà không cần chuẩn bị. Đó là trò Mèo đuổi chuột. Đây là trò chơi vui và bổ ích. Ta cùng tìm hiểu trò chơi này.

 

Chưa ai khẳng định chắc chắn trò chơi Mèo đuổi chuột có từ bao giờ. Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời. Đây là trò chơi đã được phổ biến rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Điểm khác nhau giữa ba miền là bài hát đồng dao dùng để hát khi chơi trò chơi này.Cách chơi

Số người tham gia chơi: khoảng 10 người trở lên. oẳn tù tì để chọn người làm mèo và người làm chuột. Người làm mèo và người làm chuột đứng riêng ra. Những người còn lại nắm tay nhau đứng thành vòng tròn. Sau đó, người làm mèo và người làm chuột ngồi quay lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi nghe hiệu lệnh xuất phát thì người làm chuột phải chạy thật nhanh và mèo thì cố sức đuổi theo chuột. Khi chuột chạy tới vòng tròn thì hai người đứng chỗ vòng tròn đó phải giơ cao tay cho chuột chạy ra ngoài. Nếu mèo chạy đến vòng tròn, hai người đứng chỗ đó liền đứng sát lại nhau để mèo không chui ra được. Mèo phải tìm cửa khác để ra. Nếu khi đuổi, mèo “vồ” được vào người chuột thì coi như mèo dã thắng, chuột thua. Ván chơi kết thúc. Trò chơi lại tiếp tục bằng đôi khác đóng mèo và chuột. Người chơi vừa chơi vừa hát bài đồng dao sau:

“Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột chui lỗ hổng
Để chạy cho mau
Mèo đuổi phía sau
Chạy đâu cho thoát.
Thế là chú chuột
Lại hóa thành mèo
Co cẳng đuổi theo
Bắt mèo hóa chuột.

Trò chơi rất vui, tạo bầu không khí hào hứng, sôi nổi. Luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và rèn luyện sức dẻo dai.

Bình luận (0)
⭐Hannie⭐
31 tháng 5 2022 lúc 15:36

Tham khảo

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực . Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.

Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.

Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, níu giữ nét đẹp truyền thống này.

Bình luận (0)
Nam10274
Xem chi tiết
_silverlining
31 tháng 5 2022 lúc 11:43

Tham khảo:

"Mừng Tết đến, vạn lộc đến nhà nhà. Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi. Chúc cụ già được sống lâu, sống thọ. Cùng con cháu sang năm lại đón Tết sang ...". Năm hết tết đến, trăm hoa đua nở, cúc vàng, quất đỏ rực rỡ khắp muôn nẻo đường đất nước, hoa đào tô hồng cái lạnh của phương Bắc, hoa mai lại tô vàng nắng cả phương Nam. Mỗi miền một thú thưởng hoa nhưng có lẽ đối với một người con miền Nam như tôi, thì nhắc đến Tết chính là nhắc đến cành mai vàng đang hé nở trước sân nhà.

Mai vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc vào hàng những loài cây cảnh rất được quý trọng. Tên khoa học của mai vàng là Ochna integerrima thuộc học Mai (Ochnaceae). Tên phổ biến là mai vàng ngoài ra còn có các tên gọi khác như hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai. Ở Việt Nam, mai vàng chủ yếu mọc hoang nhiều ở dọc dãy Trường Sơn, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, xuất hiện ít hơn ở vùng Tây Nguyên, cùng một số các tỉnh miền núi phía Bắc. Mai vàng cũng có nhiều giống khác nhau, ở mỗi một khu vực với địa hình, khí hậu khác nhau lại có một loại mai riêng, nhưng đặc trưng nhất vẫn là màu hoa vàng tươi.

Mai vàng là loài cây có nhiều ý nghĩa lớn, đối với người Trung Quốc đặc biệt là các bậc trí thức Nho thời xưa lại càng thêm nặng tình với loài cây này. Trong quan niệm của họ, mai vàng chính là một trong bốn loài cây được mệnh danh là tứ quân tử, mỗi loại cây mang một đức tính mà người quân tử cần phải có, ví như tùng kiên cường, cứng cáp, trúc thì ngay thẳng, chính trực, cúc tuy kham khổ, giản dị nhưng vẫn luôn tươi đẹp, riêng mai mang trong mình nét thanh cao, tấm lòng trong sạch của người quân tử, không bao giờ khuất phục trước cường quyền. Chính vì những ngụ ý tốt đẹp, đáng quý như thế nên mai đã trở thành một trong những đề tài tạo cảm hứng bất tận cho nhiều văn nhân thi sĩ, ví như Cao Bá Quát từng ước được lên núi trồng mai trong bài thơ bất hủ Tài Mai, hay Hồ Chủ tịch trong Thướng Sơn cũng nhắc đến mai một cách đầy xúc động "Hai mươi tư tháng sáu/Lên ngọn núi này chơi/ Ngẩng đầu mặt trời đỏ/ Bên suối một nhành mai". Ở Việt Nam ngoài việc đón nhận những ảnh hưởng về ý nghĩa Tứ Quân tử của Trung Quốc, thì mai vàng còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phú quý, thịnh vượng. Với màu vàng sáng của hoa mai, trưng trước nhà ngày tết luôn đem đến cho con người cảm giác vui mừng, hân hoan, cũng có lẽ vì vậy mà mai đã trở thành loài cây đặc trưng ngày tết của người dân Việt.

 

Mai có khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt như giá rét, đặc biệt loài này rất ưa thích khí hậu nhiệt đới, nên sinh trưởng và phát triển khá mạnh mẽ nếu được chăm sóc tốt. Đây là loại cây thân gỗ, có tuổi thọ cao tới hàng trăm tuổi, thậm chí có trường hợp đã từng ghi nhận những gốc mai 700-800 tuổi sinh trưởng ở vùng núi Yên Tử. Bài viết này đề cập đến loài mai vàng, mỗi năm chỉ nở hoa một lần vào cuối tháng chạp đầu tháng giêng. Thân cây xù xì, ít khi mọc thẳng mà thường phân thành nhiều nhánh tỏa sang hai bên thành các tán, thân cây mọc chậm, một gốc mai vài ba năm tuổi có khi chưa cao tới 1 mét. Mai vàng không quá xum xuê nhiều lá, ngược lại nó mang phẩm chất của người quân tử, đơn giản, gọn gàng và thanh tao, lá mai khá cứng, có màu xanh thẫm. Cuối năm khi không khí dần trở lạnh, lá mai rụng xuống một lượt, để trơ lại những cành khẳng khiu vươn ra trong gió, tầm 15 - 20 ngày sau thấy ở những cành ấy nhú ra những bụp nâu bằng đầu tăm, rồi chúng lớn dần cởi bỏ lớp áo nâu mỏng, để lộ ra những lá non mơn mởn, cùng với những nụ hoa mỡ màng xanh óng ả, mai lại tràn trề sức sống. Độ dăm ngày nữa thì hoa mai nở, thường đó là những ngày cuối năm, mai vàng có năm cánh mỏng manh, cánh mai khum tròn, màu vàng tươi, bên trong là nhị hoa vàng sẫm quây quanh nhụy hoa nằm chính giữa. Mai khá nhanh tàn, độ hai ngày là những cánh mai đã rụng lả tả đầy sân, để gió cuốn đi phiêu lãng, và mai cũng chẳng có một hương thơm rõ ràng, dường như chỉ thoang thoảng nơi chóp mũi, người không thật tinh ý có lẽ cả đời chẳng bao giờ biết hương hoa mai. Hoa tàn hết, quả mai xanh nõn hiện ra, lớn dần rồi rụng xuống gốc, vài tháng sau, nơi ấy đã mọc chi chít những cây con có độ vài cặp lá.

Công dụng chủ yếu của hoa mai là trưng làm cây cảnh, trang trí trong dịp tết đến xuân về, tăng thêm khí sắc mùa xuân tới. Ngoài ra trong Đông y người ta còn dùng hoa mai để làm vị thuốc giải thử, hóa đàm, sinh tân dịch, chữa các chứng nhiệt, sốt cao, đau đầu, chóng mặt cao huyết áp, đau tức ngực,...

 

Mai là một loài hoa đẹp và quý lại mang nhiều ý nghĩ tượng trưng tốt đẹp, đặc biệt là phẩm chất thanh cao, giản dị, chịu được những khắc nghiệt của thời tiết, điều ấy khiến tôi càng thêm trân quý loài hoa này. Bản thân tôi mỗi lần nhìn cây mai trước ngõ cũng đều mong muốn mai sau mình giống như cây mai ấy, mang trong mình những phẩm chất cao quý, có một tâm hồn thanh tao, tinh khiết.

Bình luận (0)
Uyên  Thy
31 tháng 5 2022 lúc 11:43

Tham khảo <3

"Mừng Tết đến, vạn lộc đến nhà nhà. Cánh mai vàng, cành đào hồng thắm tươi. Chúc cụ già được sống lâu, sống thọ. Cùng con cháu sang năm lại đón Tết sang ...". Năm hết tết đến, trăm hoa đua nở, cúc vàng, quất đỏ rực rỡ khắp muôn nẻo đường đất nước, hoa đào tô hồng cái lạnh của phương Bắc, hoa mai lại tô vàng nắng cả phương Nam. Mỗi miền một thú thưởng hoa nhưng có lẽ đối với một người con miền Nam như tôi, thì nhắc đến Tết chính là nhắc đến cành mai vàng đang hé nở trước sân nhà.

Mai vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc vào hàng những loài cây cảnh rất được quý trọng. Tên khoa học của mai vàng là Ochna integerrima thuộc học Mai (Ochnaceae). Tên phổ biến là mai vàng ngoài ra còn có các tên gọi khác như hoàng mai, huỳnh mai hay lão mai. Ở Việt Nam, mai vàng chủ yếu mọc hoang nhiều ở dọc dãy Trường Sơn, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa, và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, xuất hiện ít hơn ở vùng Tây Nguyên, cùng một số các tỉnh miền núi phía Bắc. Mai vàng cũng có nhiều giống khác nhau, ở mỗi một khu vực với địa hình, khí hậu khác nhau lại có một loại mai riêng, nhưng đặc trưng nhất vẫn là màu hoa vàng tươi.

 

Mai vàng là loài cây có nhiều ý nghĩa lớn, đối với người Trung Quốc đặc biệt là các bậc trí thức Nho thời xưa lại càng thêm nặng tình với loài cây này. Trong quan niệm của họ, mai vàng chính là một trong bốn loài cây được mệnh danh là tứ quân tử, mỗi loại cây mang một đức tính mà người quân tử cần phải có, ví như tùng kiên cường, cứng cáp, trúc thì ngay thẳng, chính trực, cúc tuy kham khổ, giản dị nhưng vẫn luôn tươi đẹp, riêng mai mang trong mình nét thanh cao, tấm lòng trong sạch của người quân tử, không bao giờ khuất phục trước cường quyền. Chính vì những ngụ ý tốt đẹp, đáng quý như thế nên mai đã trở thành một trong những đề tài tạo cảm hứng bất tận cho nhiều văn nhân thi sĩ, ví như Cao Bá Quát từng ước được lên núi trồng mai trong bài thơ bất hủ Tài Mai, hay Hồ Chủ tịch trong Thướng Sơn cũng nhắc đến mai một cách đầy xúc động "Hai mươi tư tháng sáu/Lên ngọn núi này chơi/ Ngẩng đầu mặt trời đỏ/ Bên suối một nhành mai". Ở Việt Nam ngoài việc đón nhận những ảnh hưởng về ý nghĩa Tứ Quân tử của Trung Quốc, thì mai vàng còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phú quý, thịnh vượng. Với màu vàng sáng của hoa mai, trưng trước nhà ngày tết luôn đem đến cho con người cảm giác vui mừng, hân hoan, cũng có lẽ vì vậy mà mai đã trở thành loài cây đặc trưng ngày tết của người dân Việt.

 

Mai có khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt như giá rét, đặc biệt loài này rất ưa thích khí hậu nhiệt đới, nên sinh trưởng và phát triển khá mạnh mẽ nếu được chăm sóc tốt. Đây là loại cây thân gỗ, có tuổi thọ cao tới hàng trăm tuổi, thậm chí có trường hợp đã từng ghi nhận những gốc mai 700-800 tuổi sinh trưởng ở vùng núi Yên Tử. Bài viết này đề cập đến loài mai vàng, mỗi năm chỉ nở hoa một lần vào cuối tháng chạp đầu tháng giêng. Thân cây xù xì, ít khi mọc thẳng mà thường phân thành nhiều nhánh tỏa sang hai bên thành các tán, thân cây mọc chậm, một gốc mai vài ba năm tuổi có khi chưa cao tới 1 mét. Mai vàng không quá xum xuê nhiều lá, ngược lại nó mang phẩm chất của người quân tử, đơn giản, gọn gàng và thanh tao, lá mai khá cứng, có màu xanh thẫm. Cuối năm khi không khí dần trở lạnh, lá mai rụng xuống một lượt, để trơ lại những cành khẳng khiu vươn ra trong gió, tầm 15 - 20 ngày sau thấy ở những cành ấy nhú ra những bụp nâu bằng đầu tăm, rồi chúng lớn dần cởi bỏ lớp áo nâu mỏng, để lộ ra những lá non mơn mởn, cùng với những nụ hoa mỡ màng xanh óng ả, mai lại tràn trề sức sống. Độ dăm ngày nữa thì hoa mai nở, thường đó là những ngày cuối năm, mai vàng có năm cánh mỏng manh, cánh mai khum tròn, màu vàng tươi, bên trong là nhị hoa vàng sẫm quây quanh nhụy hoa nằm chính giữa. Mai khá nhanh tàn, độ hai ngày là những cánh mai đã rụng lả tả đầy sân, để gió cuốn đi phiêu lãng, và mai cũng chẳng có một hương thơm rõ ràng, dường như chỉ thoang thoảng nơi chóp mũi, người không thật tinh ý có lẽ cả đời chẳng bao giờ biết hương hoa mai. Hoa tàn hết, quả mai xanh nõn hiện ra, lớn dần rồi rụng xuống gốc, vài tháng sau, nơi ấy đã mọc chi chít những cây con có độ vài cặp lá.

 

Công dụng chủ yếu của hoa mai là trưng làm cây cảnh, trang trí trong dịp tết đến xuân về, tăng thêm khí sắc mùa xuân tới. Ngoài ra trong Đông y người ta còn dùng hoa mai để làm vị thuốc giải thử, hóa đàm, sinh tân dịch, chữa các chứng nhiệt, sốt cao, đau đầu, chóng mặt cao huyết áp, đau tức ngực,...

 

Mai là một loài hoa đẹp và quý lại mang nhiều ý nghĩ tượng trưng tốt đẹp, đặc biệt là phẩm chất thanh cao, giản dị, chịu được những khắc nghiệt của thời tiết, điều ấy khiến tôi càng thêm trân quý loài hoa này. Bản thân tôi mỗi lần nhìn cây mai trước ngõ cũng đều mong muốn mai sau mình giống như cây mai ấy, mang trong mình những phẩm chất cao quý, có một tâm hồn thanh tao, tinh khiết.

Bình luận (0)
Kaito Kid
31 tháng 5 2022 lúc 11:43

bn tham khảo

Hàng năm mỗi độ tết đến xuân về, tiết trời ấm áp là lúc hoa đào bắt đầu nở rộ. Hoa đào sẽ tô thêm vẻ đẹp cho hương sắc của mùa xuân, khiến cho cái tết của mọi nhà thêm ấm áp. Hầu hết các tỉnh ở Bắc Bộ đều coi hoa đào là đặc trưng trong ngày tết của mình.

Đào xuất hiện ở Việt Nam đó từ rất lâu đời. Khi tiết trời báo hiệu mùa xuân sắp đến, chúng ta có thể ghé thăm làng hoa Nhật tân, Ngọc Hà ở Hà Nội…chúng ta sẽ được hưởng một cảm giác vô cùng mới mẻ của rừng đào bạt ngàn.

Người ta đã đặt cho đào với tên khoa học là Prunus Persica. Có nhiều giống đào nhưng đào bích được coi là giống đào đẹp nhất. Hoa đào bích có nhiều cánh xếp chồng lên nhau màu hồng thẫm, loại này được trồng để chỉ lấy hoa. Giống thứ hai là giống đào phai, hoa có năm cánh, cánh màu phớt hồng, được trồng để lấy quả. Giống đào bạch hiếm thấy, cây nhỏ ít hoa có màu trắng tinh khiết. Đào thất thốn có hoa màu đỏ thẫm, khó trồng, khó chăm sóc, nên ít được người ta trồng.

Mùa xuân đến hoa đào nở rộ, cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung, có những năm khi tết đã đến, xuân về nhưng tiết trời lạnh, hoa đào không thể nở được. Đào mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Hoa đào thường nở 4-5 ngày thì tàn. Để cho ra một cây hoa đào đẹp, người trồng đào phải mất rất nhiều thời gian và công sức để trồng đào.

Đào trồng để ăn quả thì không phải chăm sóc nhiều. Từ việc đốn cành tỉa lá uốn cây theo các thế khác nhau đều phải rất tỉ mỉ và khéo léo. Trước tết khoảng 15 ngày, người trồng đào phải tuốt lá để đào sai hoa vào đúng dịp Tết. Ngày tết mà có cảnh đào trong nhà, sẽ tạo nên sự ấm cúng, một năm mới đủ đầy của mỗi nhà.

Bên cạnh bánh chưng xanh, câu đối đỏ, mâm cỗ tất niên là cành đào nhỏ, góp phần tăng thêm hương vị cho ngày tết. Đào không chỉ góp phần tô đậm thêm cho hương sắc của mùa xuân mà còn là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Tùy thuộc vào mức độ đẹp và to nhỏ khác nhau mà mỗi cây đào có giá khác nhau, chúng có giá từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng.

Hoa đào cùng với bánh chưng xanh là thứ không thể thiếu trong dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc. Khách du lịch đến Việt Nam coi cành đào là món quà mang giá trị tinh thần lớn, những người con xa xứ khi ngắm cành đào lại nhớ về quê hương, như được sống với không khí tết của quê hương mình.

Cây đào không chỉ để làm cảnh, lấy quả mà còn dùng để chế thuốc rất hiệu quả. Hoa đào được chế làm thuốc đắp mặt, đem lại là da mát, mịn màng, hồng hào cho người phụ nữ. Hoa đào còn được chế thành thuốc chữa bệnh bí đại tiện rất hiệu quả.

Xã hội phát triển, con người có nhiều thứ để bày trong ngày tết, nhưng hoa đào vẫn luôn được mọi người yêu thích. Dù có những lễ vật sang trọng đến đâu, người ta vẫn muốn có một cây đào đẹp trong ngôi nhà của mình vào dịp tết.

Bình luận (0)
Minh Thái
Xem chi tiết
Trần Anh Hoàng
24 tháng 3 2022 lúc 20:58

Tham khảo

Từ xa xưa, lợn là loài vật đã gắn bó thân thiết với người dân Việt Nam, nó là nét đặc trưng của vùng quê lam lũ, con vật hiền lành và được nuôi phổ biến trong những hộ gia đình. Nó đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của người nông dân nghèo khó.

Trong ngành chăn nuôi gia súc, lợn là loài vật đem đến lợi nhuận kinh tế cao. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều giống lợn được người nông dân nuôi như: lợn ỉn, lợn sề, lợn mán, lợn cắp nách. Trong đó loại lợn ỉn được nuôi nhiều nhất, phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Chúng có thân màu đen, hoặc đen khoang trắng, lông chúng thưa, mõm ngắn, bụng sệ khiến lưng của chúng cũng võng xuống theo, có bốn chân nhỏ và thấp chính vì thế mà chúng di chuyển khá chậm chạp, ì ạch và nặng nhọc. Lợn ỉn sau bảy đến tám tháng nuôi sẽ đạt cân nặng là 60 -70 ki-lô-gam. Khi lợn đạt đến cân nặng tiêu chuẩn, người dân có thể bán đi hoắc tiếp tục nuôi để lợn sinh sản ra lứa sau. Mỗi lứa sinh, lợn thường đẻ tới hàng chục con và nuôi chúng bằng sữa mẹ.

Lợn là loài vật rất dễ nuôi, thức ăn của chúng đa phần là bèo cái, khoai nứa hoặc cám và các loại rau như rau lang, rau muống, cây chuối. Chúng ăn rất nhiều, ăn xong nằm ngủ, đặc tính của chúng khá dễ bao gồm hai việc ăn và ngủ, chúng không có những đặc điểm giống như các loài vật khác. Thịt lợn ỉn rất ngon, thịt nạc mềm và da chúng mỏng nên được nhiều người ưa chuộng, dần chúng trở thành thực phẩm phổ biến trên thị trường thực phẩm Việt Nam nói riêng và thị trường nước ngoài nói chung. Trong các gia đình nông thôn, thường hộ nuôi hai lứa lợn, mỗi lứa dăm chục con, không chỉ nuôi lấy thịt, phân của chúng còn được tận dụng bón cho cây trồng.

Ngoài lợn ỉn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thì cũng có nhiều giống lợn khác phân bố ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc như : lợn rừng, lợn cắp nách, lợn móng cái. Lợn ở trên các vùng núi thường được nuôi thả rông, thân nhỏ, mõm dài,lông cứng, nặng từ bảy đến hơn chục ki lô. Khi đủ độ lớn, chúng được người dân mang ra các phiên chợ địa phương để trao đổi mua bán.

Hiện nay, khi Việt Nam càng tập trung phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc, với sự kết hợp của các nhà nghiên cứu và người dân, nhiều giống lợn được nhập khẩu và nuôi theo phương pháp mới, quy mô trang trại lợn hơn, tăng thêm lợi ích kinh tế cho người dân. Ví dụ như giống lợn của nước Anh, chúng có thân trắng hồng, lông mượt, đầu nhỏ và hai tai dựng, thân dài bụng thon gọn và bốn chân cao. Trọng lượng của một con lợn trưởng thành có thể lên tới 100 ki lô, cơ thể khá săn chắc do quy cách chăn nuôi được nâng cao và đổi mới. Giống lợn này hiện nay hầu như đáp ứng nhu cầu của mọi người tiêu dùng trên thị trường, Từ thịt lợn ấy, người ta chế biến được nhiều món ăn dinh dưỡng như: Thịt rang, thịt lợn luộc, thịt ba chỉ, thịt nạc vai băm để nấu canh, kho hay rán cùng với trứng,.. Hầu hết thịt lợn xuất hiện hàng ngày trong các bữa ăn gia đình đến những ngày giỗ, ngày Tết... Bên cạnh đó lợn còn xuất hiện trong những bức tranh Đông Hồ của các nghệ sĩ vẽ tranh, chúng mang một vẻ đẹp giản dị trong đời sống nhân dân Việt Nam.

Lợn là con vật quen thuộc mang lại nhiều lợi ích cho con người, gắn bó thân thiết với người nông dân, với xóm làng, vườn tược và quê hương Việt Nam. 
Bình luận (0)
Minh Thái
Xem chi tiết
chu khanh thu
24 tháng 3 2022 lúc 18:38

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng. Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực . Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.

Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.

Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, níu giữ nét đẹp truyền thống này.

Bình luận (1)
Hạ Quỳnh
Xem chi tiết
︵✰Ah
16 tháng 3 2022 lúc 18:05

Tham Khảo (Phần in đậm phía dưới là cách thức làm bánh trưng , em có thể làm theo hoặc lược bỏ vài câu cho đỡ dài nhé bé !!)

Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.

Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.

Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng. Công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.

Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.

Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Bình luận (3)
Ngọc
Xem chi tiết
Mizuno Hanzaki
Xem chi tiết
thảo nguyễn
Xem chi tiết