Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Lò Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Kiêm Hùng
17 tháng 9 2018 lúc 20:53

* Trả lời:

\(-\) Đoạn 1 là văn thuyết minh vì nó giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm qua những giai đoạn khác nhau

\(-\) Đoạn 2 là văn tự sự vì nó kể lại sự việc giữa con Rùa Vàng và Lê Lợi

Bình luận (0)
Hữu Cảnh Toàn
17 tháng 9 2018 lúc 20:54

Chắc là đoạn 2 vì nó mang nhiều yếu tố tự sự !!!

Bình luận (0)
Lương Minh THảo
17 tháng 9 2018 lúc 22:36

Đoạn văn thứ (2) là đoạn văn tự sự vì đoạn văn mang kể lại cuộc gặp mặt giữa nhà vua và Rùa Vàng

Bình luận (0)
Hay Nha
Xem chi tiết
Huệ Phạm
19 tháng 9 2018 lúc 20:09

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Từ nhiều nghĩa a) Từ nhiều nghĩa là gì? - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa - Ban đầu, từ thường chỉ có một nghĩa nào đó. Nhưng trong thực tế sử dụng, để đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người, trình độ phát triển của xã hội, nhằm gọi tên, biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới, ngoài cách tạo ra những đơn vị từ mới hoàn toàn, người ta thêm vào nghĩa mới cho những từ đã có sẵn. Cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa. - Phân biệt giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm: + Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa có mối quan hệ nhất định với nhau, xem xét nghĩa của từ nhà trong các trường hợp sau: (1) Ngôi nhà đã được xây xong. (2) Dọn nhà đi nơi khác. (3) Cả nhà đều có mặt đông đủ. (4) Nhà Dậu mới được cởi trói. (5) Nhà Tiền Lê đổ, nhà Lí lên thay. (6) Nhà ơi, giúp tôi một tay. Như vậy, từ nhà có các nghĩa: + Công trình xây dựng để ở, làm việc (1); + Chỗ ở, nơi ở và các đồ đạc của một gia đình (2); + Gia đình, những người sống cùng nhà (3); + Chỉ người thay mặt cho một gia đình (thường dùng ở nông thôn) (4); + Triều đình, dòng họ nhà vua (5); + Tiếng để gọi vợ hoặc chồng (thường dùng ở nông thôn) (6). Trong đó các trường hợp nghĩa đều có mối liên hệ với nghĩa ở trường hợp (1). - Từ đồng âm là những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh, nghĩa của chúng không có mối liên hệ nào. Ví dụ từ đồng: + ruộng đồng + đồng (kim loại) + đồng (đơn vị tiền tệ) + đồng lòng b) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Những cái chân Cái gậy có một chân Biết giúp bà khỏi ngã. Chiếc com-pa bố vẽ Có chân đứng, chân quay. Cái kiềng đun hằng ngày Ba chân xoè trong lửa. Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân. Riêng cái võng Trường Sơn Không chân, đi khắp nước. (Vũ Quần Phương) - Tra từ điển để biết các nghĩa của từ chân. - Tìm một số từ có nhiều nghĩa khác trong bài thơ. - Hãy chọn một số từ có một nghĩa trong bài thơ trên. Gợi ý: - Nghĩa của từ chân: 1) Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng. 2) Phần dưới cùng, phần gốc của một vật. 3) Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng. 4) Địa vị, chức vị của một người. (...) - ngã, vẽ, đứng, quay, võng,... - Một số từ một nghĩa trong bài thơ: gậy, com-pa, kiềng 2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ a) Chuyển nghĩa (của từ) là gì? - Trong từ nhiều nghĩa, bao giờ cũng có nghĩa gốc (như nhà ở trường hợp 1; còn gọi là nghĩa đen) và nghĩa chuyển (còn gọi là nghĩa bóng). Hiện tượng thay đổi nghĩa từ nghĩa gốc ban đầu của từ gọi là chuyển nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển nghĩa. - Thông thường, trong câu từ chỉ có một nghĩa (tức là chỉ có một trong số các nghĩa của từ được hiểu). Nhưng cũng có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa, cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, nhất là trong văn bản văn học nghệ thuật. b) Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân. Từ chân trong bài thơ Những cái chân được dùng với nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, các ý nghĩa đều có cơ sở từ nghĩa gốc: Chỉ bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi, đứng. Từ chân ở đây đã được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển với nghĩa gốc được tác giả sử dụng đồng thời đã tạo nên những liên tưởng thú vị, nhất là hình ảnh cái võng Trường Sơn dù không có chân mà cũng "đi khắp nước".

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Hãy tìm một số trường hợp chuyển nghĩa của các từ đầu, mũi, tay. Gợi ý: Trước hết phải xác định được nghĩa gốc của các từ này, sau đó mới tiến hành tìm nghĩa chuyển. Không xác định được nghĩa gốc thì cũng không thể xác định được nghĩa ấy được chuyển ra sao. - đầu: + Nghĩa gốc: phần trên nhất của thân thể người hay phần trước nhất của thân loài vật, ở đó có hệ thần kinh trung ương, phần lớn các giác quan, nối vào thân bằng cổ. Ví dụ: Đầu bạc răng long, đau đầu, nhức đầu, Đầu voi đuôi chuột,... + Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp: Phần trên nhất, trước nhất của một vật (đầu trang sách, đầu sông, đầu đường), một sự việc (đầu mối), của một khoảng thời gian (đầu năm, đầu tháng, đầu tuần); hai phần trên nhất, trước nhất, ngoài cùng của một vật (hai đầu bút chì, đầu xanh đầu đỏ, đầu nhà). Phần tốt nhất (đứng đầu lớp về môn toán); trên hết, xuất sắc (đỗ đầu, vận động viên về đầu trong cuộc chạy việt dã).(...) - mũi: + Nghĩa gốc: Phần nhô cao theo trục dọc của mặt, giữa trán và môi trên, trong đó có phần phía trước của hai lỗ vừa để thở, vừa là bộ phận của cơ quan khứu giác. Ví dụ: mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi, khịt mũi,... + Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp: Phần nhọn hoặc nhọn và sắc ở đầu một vật (mũi kim, mũi kéo, mũi dao). Phần đất nhọn nhô ra biển, sông (mũi Cà Mau, mũi đất). Hướng triển khai lực lượng, phần lực lượng quân đội tiến lên trước (cánh quân chia thành ba mũi, mũi quân thọc sâu vào lòng địch).(...) - tay: + Nghĩa gốc: Chi trên, từ vai đến ngón. Ví dụ: cánh tay, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay, đau tay,... + Các trường hợp chuyển nghĩa thường gặp: Chỗ để tì, vịn chi trên (tay ghế, tay vịn cầu thang). Trình độ nghề, trình độ làm việc gì đó (tay nghề, tay súng giỏi).(...) 2. Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó. Gợi ý: Các từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người: lá, quả, buồng (lá lách, lá gan, buồng trứng, quả tim,…). 3. Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh hoạ: a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa à cưa gỗ b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi à một gánh củi Gợi ý: - sự vật chuyển thành hành động: + mưa rào à trời đang mưa rào + cái quạt à bà quạt cho em + cái điện thoại à bạn điện thoại cho tôi nhé - hành động chuyển thành đơn vị: + nắm cơm à một nắm cơm + củi lại à hai củi + vốc hai vốc gạo vào rá 4*. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi NGHĨA CỦA TỪ “BỤNG” Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đếnbụng. Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng,... Bụng được dùng với nghĩa "bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày". Nhưng các cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng,... thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng,sống để bụng chết mang đi,... Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là "biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung". (Theo Hoàng Dĩ Đình) a) Tác giả đoạn trích trên nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không? b) Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì: - Ăn cho ấm bụng. - Anh ấy tốt bụng. - Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc. Gợi ý: - Từ bụng được nói đến với hai ý nghĩa: chỉ "bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột và dạ dày"(1); "biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung"(2) Nhưng từ bụng còn có thể được nói đến với ý nghĩa: chỉ bộ phận phình to ở giữa của một số sự vật(3). - Ăn cho ấm bụng thuộc nghĩa (1); Anh ấy tốt bụng thuộc nghĩa (2); Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc thuộc nghĩa (3).
Bình luận (0)
Bùi Ngọc Mai
Xem chi tiết
Thùy Linh
19 tháng 9 2018 lúc 20:24

ngot:có vị như vị của đường, mật

xúc giác:cảm giác về hình thể, trạng thái bên ngoài của sự vật, về nóng lạnh, về đau đớn, v.v. thu nhận được do những kích thích tác động vào một số cơ quan nằm trên mặt da.

thính giác:cảm giác nhận biết được các âm thanh, thông qua tai nghe

thị giác:cảm giác phân biệt được ánh sáng, màu sắc, hình dạng

khứu giác:cảm giác nhận biết được các mùi

vị giác:cảm giác nhận biết được các vị (như mặn, ngọt, chua, cay,...) của thức ăn

Bình luận (0)
Lò Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 9 2019 lúc 17:41

Tra từ điển nghĩa của từ chân: bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, v.v.

Nghĩa của từ chân trong bài:

Chân 1: Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng. Chân 2: Phần dưới cùng, phần gốc của một vật. Chân 3: Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng. Chân 4: Địa vị, chức vị của một người. (...) - ngã, vẽ, đứng, quay, võng,...

=> Một số từ một nghĩa trong bài thơ: gậy, com-pa, kiềng Từ chân trong bài thơ Những cái chân được dùng với nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, các ý nghĩa đều có cơ sở từ nghĩa gốc: Chỉ bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi, đứng. Từ chân ở đây đã được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển với nghĩa gốc được tác giả sử dụng đồng thời đã tạo nên những liên tưởng thú vị, nhất là hình ảnh cái võng Trường Sơn dù không có chân mà cũng "đi khắp nước".

Bình luận (0)
Thảo Phương
19 tháng 9 2018 lúc 21:11
- Nghĩa của từ chân: 1) Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng. 2) Phần dưới cùng, phần gốc của một vật. 3) Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng. 4) Địa vị, chức vị của một người. (...) - ngã, vẽ, đứng, quay, võng,... - Một số từ một nghĩa trong bài thơ: gậy, com-pa, kiềng Từ chân trong bài thơ Những cái chân được dùng với nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, các ý nghĩa đều có cơ sở từ nghĩa gốc: Chỉ bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi, đứng. Từ chân ở đây đã được dùng với nghĩa chuyển. Nghĩa chuyển với nghĩa gốc được tác giả sử dụng đồng thời đã tạo nên những liên tưởng thú vị, nhất là hình ảnh cái võng Trường Sơn dù không có chân mà cũng "đi khắp nước".
Bình luận (0)
Lò Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Trần Tiến Vinh
16 tháng 4 2019 lúc 21:30

mắt chỉ một bộ phận của cơ thể
các từ nhiều nghĩa khác:tai, răng...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
10 tháng 8 2018 lúc 20:16

Giặc Ân đã đến chân núi phía Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Thế Minh Chiến
11 tháng 8 2018 lúc 13:06

dưới chân núi, có 1 bản làng đang họp chợ

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hiền
26 tháng 8 2018 lúc 14:16

Đi từ đỉnh xuống đến chân núi, chúng tôi mệt rã rời chân tay

Bình luận (0)
lê thị minh hồng
Xem chi tiết
Huong San
5 tháng 5 2018 lúc 12:55

2 đề thi kì học kì 2 môn Văn lớp 6 năm học 2017- 2018 hay, có đáp án mới nhất

Bình luận (4)
Blog iHuongDan
28 tháng 7 2018 lúc 15:25

Bạn có thể xem chi tiết tại https://dapandethi.vn/ nhé chúc bạn thanh công

Bình luận (1)
Blog iHuongDan
28 tháng 7 2018 lúc 15:26

Bạn có thể xem chi tiết tại <a href="https://dapandethi.vn/">https://dapandethi.vn/</a> nhé chúc bạn thanh công

Bình luận (1)
duong duong
Xem chi tiết
Huong San
4 tháng 3 2018 lúc 9:52

*Giá:

+Gốc: Giá như mình chăm học thì kết quả sẽ không tệ thế này.

+Chuyển: Mùa xuân đã sang rồi, giá rét mùa đông cũng không còn nên tiết trời như ấm hơn.

*Bay:

+Gốc: Đàn chim én bay đi.

+Chuyển: Chiếc áo bị bay màu.

*Xuân:

+Mùa đầu năm, từ tháng giêng đến tháng 3

+Tiết trời ấm áp như vẫn còn sắc xuân

Bình luận (1)
Songoku
26 tháng 8 2018 lúc 15:02

- Giá:

+ Gốc: Giá như tôi suy nghĩ chín chắn hơn thì sự việc đâu đến nỗi này.

+ Chuyển: Giá cả của chiếc áo này thật hợp lí.

- Bay:

+ Gốc: Những làn gió bay nhè nhẹ trên ko trung.

+ Chuyển: Chú thợ xây ấy có một cái bay đã cũ, ko dùng đc nữa.

- Xuân:

+ Gốc: Mùa xuân, cây cối khoác trên mình một màu xanh non mượt lấp lánh những viên pha lê tí hon.

+ Chuyển: Bà Tám nhớ lại hồi thanh xuân mà lòng rộn ràng, mong đc chở lại về ngày ấy, đc vui chơi , đc học, đc sống cùng với gia đình, ko lo âu, phiền muộn.

- Đầu:

+ Gốc: Cô ấy bị nhức đầu, mệt mỏi, choáng váng, cơ thể nặng nhọc, đau nhói nhưng ai chữa cho đây, ai mua thuốc cho đây, ko một ai hết, họ đều là những người vô tâm.

+ Chuyển: Những bạn thấp bé đều đc ưu tiên lên ngồi hàng đầu tiên.

- Chân:

+ Gốc: Cô ấy có một bàn chân xấu xí.

+ Chuyển: Cuối chân trời, áng mây trôi hững hờ trong gió.

Bình luận (0)
Nguyen thi thu minh
Xem chi tiết
Nguyen thi thu minh
30 tháng 1 2018 lúc 7:48

bạn nào trả lời đc mk tick cho

Bình luận (0)
Huong San
30 tháng 1 2018 lúc 13:05

Trong tác phẩm ''buổi học cuối'' cùng phải không bạn?

Bình luận (0)