Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà My
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
21 tháng 2 2022 lúc 22:33

bn dựa vào gợi ý để làm nha:

 + Lịch sử hình thành của hồ Hoàn Kiếm (ban đầu là một nhánh sông Hồng)

    + Hồ với nhiều tên gọi khác nhau trải qua chiều dài lịch sử.

    + Lịch sử và kiến trúc của đền Ngọc Sơn

    + Bên cạnh đó là những danh lam thắng cảnh như Đài Nghiên, Tháp Rùa, Tháp Bút.

Hà My
Xem chi tiết
Tuan Nguyen
22 tháng 2 2022 lúc 22:37

Hà Nội - một thủ đô của Việt Nam trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử. Đến nay, nhiều nơi ở Hà Nội vẫn mang vẻ đẹp cổ kính ngày xưa, và Hà Nội cũng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh để chúng ta khám phá và du lịch . Có một nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "Chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội". Thật vậy, ở giữa lòng thủ đô nghìn năm văn hiến này, tồn tại một cái hồ rất đẹp, là một địa điểm du lịch ta nên đến. Và song hành với Hồ Gươm thì không thể nào thiếu đền Ngọc Sơn. Đó là hai địa điểm du lịch mang giá trị văn hóa và nó thu hút rất nhiều khách du lịch.

Đỗ Tuệ Lâm
22 tháng 2 2022 lúc 22:28

tk:

Mở bài;

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An". Có lẽ đó không chỉ là sự ngợi ca, sự khẳng định vẻ đẹp của con người thủ đô. Nhắc đến thủ đô ngàn năm văn hiến, chúng ta còn được biết đến những thắng cảnh, những địa danh du lịch. Đó cũng là nét thơm làm nên cái thanh lịch, cái đẹp của thủ đô ngàn đời. Hồ HOàn Kiếm, đền Ngọc Sơn là hai thắng cảnh đẹp giữa lòng thủ đô và luôn là địa điểm du lịch ,tham quan thu hút bạn bè muôn phương.

minh nguyet đã xóa
linh phạm
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
25 tháng 2 2022 lúc 19:33

bạn lên gg là có =)))

Nguyễn Thị Hải Vân
25 tháng 2 2022 lúc 19:33

tui nè, nhg chỉ là ở tẹm thừi

Nguyễn Thị Hải Vân
25 tháng 2 2022 lúc 19:36

tham khảo đi bn:

 

Đến Bắc Ninh nghe chuyện lạ về giếng Ngọc làng Diềm

Giếng cổ nằm trước cửa Đền Cùng không chỉ có dòng nước ngọt lành nức tiếng mà còn chứa đựng nhiều câu chuyện ly kỳ về ba ông cá thần xuất hiện từ lâu.

Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Vốn nổi tiếng là cái nôi của những làn điệu dân ca quan họ, lại cách Hà Nội chỉ khoảng 40 km, nên ngôi làng cổ của vùng quê Kinh Bắc này từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. 

Theo con đường nhỏ nối từ trung tâm thành phố Bắc Ninh về đến làng Diềm, chào đón du khách là cụm di tích Đền Cùng - Giếng Ngọc. Cảm giác bình yên, nhẹ nhõm xâm lấn tâm trí khi bước qua cánh cổng tam quan là không gian thoáng đãng, rợp mát của những tán cây cổ thụ. Vào những ngày nóng bức, sau khi hóng mát và vào đền dâng lễ, du khách thường không quên xin nước uống trong Giếng Ngọc.

DSC-0638-JPG-2684-1404811635.jpg

Di tích Đền Cùng - Giếng Ngọc ở làng Diềm, Bắc Ninh.

Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài thì chiếc giếng hình bán nguyệt trước cửa đền không có gì quá nổi bật. Bởi trải qua bao năm tháng, hiện giếng đã được sửa sang với thành xây kiên cố và bậc gạch lên xuống. Tuy nhiên, điều thu hút lại nằm ở làn nước trong vắt nhìn được xuống tận lớp đá ong tự nhiên sâu thẳm dưới lòng giếng.

Để lấy nước, du khách phải để giày, dép trên bờ và đi chân trần xuống dưới. Nước múc lên từ giếng có thể uống trực tiếp mà không cần lọc hay đun sôi, sẽ thấy vị mát lành và ngọt tự nhiên không đâu sánh được. Theo người dân làng Diềm, do nguồn nước chảy từ trong núi, thấm qua tầng tầng lớp lớp đá ong đã tạo nên vị ngọt, mát hiếm có.

DSC-0632-JPG-6754-1404811635.jpg

Giếng Ngọc nằm ngay cửa Đền Cùng.

Bởi thế, người làng Diềm thường lấy nước giếng Ngọc về để pha trà đãi khách, nấu rượu dùng trong các dịp trọng đại của gia đình và dòng họ. Đối với du khách đến tham quan và cúng lễ Đền Cùng, nước Giếng Ngọc không chỉ đơn thuần là giải khát, mà còn được tin rằng giúp khỏe mạnh, minh mẫn. Do đó, nhiều người mang theo cả bình đựng để xin nước giếng mang về với mong ước rước may mắn, tài lộc đến cho gia đình.

Để có được giọng ca quan họ vang, rền, nền, nảy say đắm lòng người, người dân làng Diềm cũng tin rằng nhờ uống nước Giếng Ngọc mà có. Dù chưa thể khẳng định thực hư tác dụng thần kỳ của dòng nước nhưng những ai từng nghe các làn điệu quan họ nơi đây, sẽ không khó để nhận ra sự lắng đọng, ngọt ngào rất đặc trưng từ sâu trong giọng hát của các liền anh, liền chị.

Dù được du khách và người dân trong vùng lấy về dùng nhiều nhưng từ trước đến nay, nước Giếng Ngọc chưa bao giờ cạn, thậm chí cả trong mùa hạn hán. Vào những ngày mực nước xuống thấp, du khách đến thăm viếng sẽ dễ dàng nhìn thấy ba "ông cá thần" bơi lội trong lòng giếng.

DSC-0626-JPG-7723-1404811635.jpg

Nước giếng trong vắt nhìn tận đáy.

Sở dĩ cá trong giếng được người dân tôn gọi là thần bởi không ai trong làng Diềm biết chính xác ba ông cá này có từ bao giờ. Nhưng những câu chuyện kỳ lạ xung quanh các ông cá thì người dân nơi đây không ai là không biết, tất cả được truyền kể cho các du khách ghé thăm.

Đó là câu chuyện về sự thủy chung của ba ông cá với Giếng Ngọc. Trải qua nhiều trận lụt lịch sử, có khi nước tràn miệng giếng nhưng ba ông cá vẫn sống trụ tại đây mà không hề bơi đi nơi khác. Người dân trong làng cũng nhiều lần thả vào trong giếng một số loài cá và rùa, nhưng lạ thay không lâu sau chúng đều chết hoặc bò đi nơi khác.

Những câu chuyện thực hư khó có thể giải thích này khiến Giếng Ngọc làng Diềm vốn linh thiêng càng thêm phần huyền bí. Dù tin hay không nhưng nếu có dịp đến đây, du khách đừng quên tự tay xuống xin nước trong lòng giếng, nhấp một ngụm để cảm nhận hương vị tinh túy của một làng quê quan họ.

 
O Ni
Xem chi tiết
Tạ Tuấn Anh
27 tháng 2 2022 lúc 14:38

Tham khảo ở đây:

https://scr.vn/thuyet-minh-ve-ba-na-hill.html

Hàn Tuyết Băng
Xem chi tiết
Oai Nguyễn
Xem chi tiết
Dark_Hole
3 tháng 3 2022 lúc 16:06

Tham khảo:

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh Bến Tre có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, địa bàn nằm trên ba cù lao là cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long bồi tụ nên (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Cổ Chiên dài 82 km).

Trước kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, nhưng sau đó càng ngày số người đến định cư ngày càng đông, chính sự di cư này kèm theo sự gia tăng dân số, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Bến Tre ngày trước được người Cam Bốt gọi là Sóc Treay (xứ cá) vì nhiều giống cá nằm rải rác trong tỉnh. Về sau người An Nam lập nên một cái chợ mà họ gọi là Bến Tre. Con rạch chảy ngang trước chợ và đổ vào Sông Hàm Luông nên cũng mang tên này.

Khi đặt chân lên đất Bến Tre, những lưu dân người Việt chọn những giồng đất cao ráo để sinh sống. Vùng đất Ba Tri được khai phá sớm nhất vì nơi đây là địa điểm dừng chân của các lưu dân theo đường biển. Lần hồi, dân cư ngày càng đông đúc, lập nên thôn, trại, làng.

Nhờ những kinh nghiệm trong sản xuất ở quê nhà, khi đến vùng đất mới mênh mông, những người dân đã tạo nên những cánh đồng bao la, những vườn dừa bạt ngàn, những vườn cây ăn trái tươi tốt. Chỉ trong hai thế kỉ, những vùng đất hoang vu đầy dã thú, các cù lao nằm ở cuối vùng sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã trở thành nơi sản xuất dừa, trái cây, gạo ngon nổi tiếng.

Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh là “Xứ Dừa”. Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là “quê hương của Phong trào Đồng khởi”, mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm, tiêu biểu nhất là trong năm 1960. Tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, với các hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phía Bắc giáp Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền. Phía Tây và Nam giáp Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên. Phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km.

Bến Tre có 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc đồng thời chia Bến Tre thành 3 phần là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê,… Đất Bến tre do phù sa sông Cửu Long bồi đáp. Đến đầu thế kỉ XVIII, phần lớn đất đai còn hoang vu, lầy lội, là nơi nhiều loài dã thú như cọp, heo rừng, trâu rừng, cá sấu, trăn, rắn sinh sống.

Nhưng đó chỉ là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong đã có các “lõm” dân cư vào khai phá sinh sống. Đó là những lưu dân người Việt từ miền Bắc và miền Trung vào, chủ yếu là miền Trung, đa số là những nông dân nghèo khổ vào Nam tìm đất sống, nhất là vào thời gian quân Trinh lợi dụng chúa Nguyễn đang lúng túng trước phong trào Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh chiếm Thuận Hóa, Quảng Nam (1774). Ngoài ra còn có các thành phần khác như binh lính, trốn lính, tù nhân bị lưu đày, người có tội với triều đình, người Minh Hương hay một số người có tiền của vào khai phá,… Người di dân đến Bến Tre chủ yếu bằng đường biển và đường bộ, đa số là bằng đường biển.

Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch sinh thái, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn. Sân chim Vàm Hồ, thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ của gần 500.000 con cò và vạc và các loài chim thú hoang dại khác cùng với rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây ổi, so đũa, đậu ván, mãng cầu Xiêm, dừa nước, đước đôi, bụp tra, chà là, ô rô, rau muống biển…

Cồn Phụng (Cồn Ông Đạo Dừa) thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, có các di tích của đạo Dừa với các công trình kiến trúc độc đáo. Trên Cồn Phụng còn có làng nghề với các sản phẩm từ dừa và mật ong. Cồn Ốc (Cồn Hưng Phong) thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng Trôm, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả. Cồn Tiên, thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp. Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, vùng đất này thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan du lịch. Ngoài ra cũng có du lịch trên sông nước và các bãi như bãi Ngao, huyện Ba Tri.

Đối với những du khách yêu thích sông nước miền Tây thì Bến Tre là một điểm đến trước xa, nay gần.

Oai Nguyễn
Xem chi tiết
Nghiêm Hạ An
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
12 tháng 3 2022 lúc 11:41

Em làm theo dàn ý như sau:

Mở bài:

- Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề thuyết mình đình thần Bình Thủy

-->Tham quan đình thần Bình Thủy là lựa chọn lý tưởng trong chuyến du lịch Cần Thơ 1 ngày .

+Vẻ đẹp kiến trúc mang đậm nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ sẽ được khắc họa rõ nét nhất khi bạn tới tham quan đình Bình Thủy.

+Nếu bạn là người “sành sỏi” về kiến trúc đền chùa thì chắc chắn sẽ thấy sự khác biệt của đình Bình Thủy so với các đình miền Bắc. 

Thân bài :

-- Bắt đầu nói về công trình , địa điểm của nó:

Bên ngoài đình :

+Công trình là sự giao thoa giữa những giá trị kiến trúc nghệ thuật cổ truyền của dân tộc trong giai đoạn khai hoang miền đất phương Nam, kết hợp với văn hóa Trung Hoa.

+Với diện tích lên tới 4000m2, đình được thiết kế có chủ đích, không rập khuôn nên tạo sự mới mẻ cho du khách tham quan.

Cấu trúc :

Bên trong đình:

+Ở giữa tiền đường có đặt bàn thờ thờ Nghi Trung, Nghi Hạ. Gian trong đặt bàn thờ Nghi Thượng, thường để người dân dâng hoa, cúng bái cho các ngày hội. Tòa chính điện: Khu trung tâm là bàn thờ chánh, bên trái là bàn thờ Hương chức Tiên Giáo, phía trong là Hậu tiền. Ở sát vách bên phải phía đối diện là bàn thờ Tiền Hiền và chức sắc Tiên Giác. Sát vách trong cùng ở gian giữa có đặt bàn thờ Hậu thân, hai bàn thờ hai bên là Tả Bang và Hữu Bang. Phía bên ngoài đình có lập hai miếu lớn thờ thần Hổ và thần Nông.

Nói về lịch sự và đánh giá , bày tỏ quan điểm cá nhân:

+Đình Bình Thủy tuy được xây dựng mới vào đầu thế kỷ XX, nhưng kiến trúc của công trình còn giữ những nét tinh hoa của truyền thống dân tộc.

+Đó là những họa tiết trang trí, mảng chạm gần gũi được thể hiện hết sức tinh tế và sinh động.

+Đây không chỉ là nơi gìn giữ giá trị văn hóa miền Tây sông nước mà còn gợi nhớ truyền thống cội nguồn một thời.

+Cùng với nhiều hoạt động văn hóa, sinh hoạt khác, đình đình thần Bình Thủy đã tạo nên một bản sắc riêng, trở thành niềm tự hào của người dân.

- ý tưởng thiết kế khá giống với các mái đình miền Bắc.

+Bên cạnh đó còn có bình hoa và giỏ lam đào, ở bìa mái ngói dưới cùng ốp hình lá xoài tráng men xanh.+Mặt trước nhà là những cột xi măng được trang trí các họa tiết hoa lá vô cùng tinh tế, tạo điểm nhấn ấn tượng cho du khách tham quan.

+ Về mặt trang trí, hướng mắt về phía nóc đình, ta thấy nhà chánh điện và nhà sau có thiết kế theo kiến trúc “thượng lầu hạ hiên”, với các mái chồng lên nhau, trông thanh thoát và đầy nghệ thuật. Ngoài ra, trên nóc đình còn có gắn tượng hình cá hóa rồng, hình kỳ lân và hình nhân. 

 +Nhìn sang góc trái nóc đình có trang trí cuốn thư

Kết bài :

tổng kết lại và có thể đưa thêm sự mời chào mọi người đến với đình thần Bình Thủy.

Minh Thái
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Minh
15 tháng 3 2022 lúc 21:56

yeu cau ???

Minh Thái
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
15 tháng 3 2022 lúc 22:21

https://scr.vn/thuyet-minh-ve-dong-thap.html

Đồng Tháp là nơi có nhiều khu di tích lịch sử mà khu di tích cụ phó bản Nguyễn Sinh Sắc là một trong những điểm tham quan mang lại nhiều ấn tượng , nhiều tri thức trong lòng các du khách trong và ngoài nước. Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tọa lạc ở số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh,tỉnh Đồng Tháp .

Đây là một quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo, được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng “Di tích cấp quốc gia” ngày 09/4/1992 nhằm ghi ơn cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước và ông cũng là thân sinh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Chủ tịch Hồ Chí Minh.Khu di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được khởi công xây dựng vào ngày 22/8/1975 và khánh thành vào ngày 13/02/1977.

Với tổng diện tích khoảng 3,6 ha, được chia thành 3 khu vực chính : Khu lăng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà sàn Bác Hồ và Ao sen. Nơi đây mang lại cho bạn một cảm giác thư thái nhẹ nhõm khi nổi bật trên sắc hoa, màu lá là màu trắng tinh khiết, thanh thoát của các công trình : vòm mộ, hồ sen, phòng lưu niệm, nhà trưng bày về Bác. Mọi thứ đều toát lên vẻ uy nghi mà giản dị, trang trọng mà gần gũi, khiến ta như sống trong không khí thiêng liêng, lòng không khỏi bồi hồi nhớ về công lao của Bác và các bậc sinh thành ra Người…

Tất cả các công trình ấy không những được xây dựng rất kỳ công mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Ngôi mộ Cụ Phó bảng quay về hướng đông, có mái hình cánh sen cách điệu giống hình dáng bàn tay xòe úp xuống, trên là 9 con rồng cách tân đậm nét dân gian, vươn ra trước thành 9 đầu hồi, tượng trưng cho hình ảnh nhân dân đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp mộ người chí sĩ yêu nước.

Mộ được ốp bằng đá hoa cương, núm mộ hình chữ nhật màu xám tro, yên vị trên nền mộ bằng đámài trắng ,hình lục giác không đều, mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Trên mộ có một đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn,ngày đêm phản phất mùi hương khói.Khuôn viên lăng mộ có nhiều loại cây cảnh, hoa trái quý hiếm được bà con khắp cả nước mang về trồng lưu niệm, đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi (nằm bên trái mộ) và cây sộp hơn 300 tuổi (nằm bên phải mộ).

Khoảng giữa sân cách vòm mộ 25 m về phía trước là một hồ sen được xây dựng theo hình ngôi sao 5cánh, tượng trưng cho lá cờ tổ quốc Việt Nam, ở giữa hồ sen có đài sen trắng cao gần 7m tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch giản dị và lương tâm trong sáng của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc và cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp yêu quý giữa lòng Tổ quốc Việt Nam…

Rời lăng mộ Cụ Nguyễn, du khách sẽ được tham quan khu nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Cụ, nhất là thời gian Cụ ở Cao Lãnh và vùng đất Nam Bộ và khu nhà sàn Bác Hồ được phục chế nguyên mẫu như nhà sàn của Bác ngay tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội.

Tại đây du khách cũng có thể cảm nhận và hình dung được cuộc đời thanh đạm của Bác, góc làm việc, nơi nghỉ ngơi của Bác sau giờ làm việc…Một góc làng Hòa An xưa – nơi lần đầu tiên cụ Nguyễn Sinh Sắc đến hoạt động cách mạng và tái hiện lại một góc hình ảnh hoạt động đặc trưng của làng quê Nam bộ,… đã được phục dựng lại sau khi mở rộng và nâng cấp toàn bộ quần thể khu di tích lên trên 10ha .

Vào những dịp lễ, tết, hội hè, giỗ chạp… đã có hàng chục ngàn lượt khách hành hương đến viếng thăm lăng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. đặc biệt là vào ngày 27/10 âm lịch, nhân dân các vùng lâncận lại hội tụ về đây tham dự lễ giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Và được UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định nâng ngày giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hàng năm lên thành lễ hội với quy mô tổ chức thật đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và trang trọng. Ngày nay, khu di tích Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là tựa đề nóng bỏng trong các ngành du lịch, là nơi có nhiều khách tham quan và được nhiều người biết đến với câu ca dao “Tháp mười đẹp nhất bông senViệt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.