Soạn văn 10

Hỏi đáp

Hướng dẫn soạn bài Tổng quan về văn học Việt Nam Hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam Hướng dẫn soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây (Trích Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên). Hướng dẫn soạn bài Uy - Lit - Xơ trở về. Hướng dẫn soạn bài Truyện An Dương, Mỵ Châu và Trọng Thủy. Hướng dẫn soạn bài Ra-Ma buộc tội (Trích khúc ca VI, chương 79 Ra-ma-ya-na). Hướng dẫn soạn bài Tấm Cám - Truyện cổ tích Hướng dẫn soạn bài Tam đại con gà. Nhưng nó phải bằng hai mày Hướng dẫn soạn bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa. Hướng dẫn soạn bài Ca dao hài hước Hướng dẫn soạn bài Lời tiễn dặn Hướng dẫn soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX Hướng dẫn soạn bài Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão Hướng dẫn soạn bài Cảnh ngày hè - Nguyễn Trãi Hướng dẫn soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm Hướng dẫn soạn bài Độc tiểu thanh kí - Nguyễn Du Hướng dẫn soạn bài Cáo bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng)- Mãn Giác Thiền Sư Hướng dẫn soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng - Lí Bạch. Hướng dẫn soạn bài Cảm xúc mùa thu - Đỗ Phủ Hướng dẫn soạn bài Thơ Hai-kư của Ba-sô Hướng dẫn soạn bài Phú sông Bạch Đằng - Trương Hán Siêu Hướng dẫn soạn bài Đại cáo Bình Ngô (tác giả) Hướng dẫn soạn Đại cáo Bình Ngô (tác phẩm) Hướng dẫn soạn Tựa "trích Diễm thi tập" Hướng dẫn soạn bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Hướng dẫn soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Hướng dẫn soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Hướng dẫn soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh Hùng Văn bản văn học Hướng dẫn soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Hướng dẫn soạn bài Truyện Kiều - Nguyễn Du Hướng dẫn soạn bài Trao duyên - trích Truyện Kiều Hướng dẫn soạn bài Chí khí anh hùng - trích Truyện Kiều Hướng dẫn soạn bài Nỗi thương mình - trích Truyện Kiều Hướng dẫn soạn bài Lập dàn ý cho bài văn nghị luận Hướng dẫn soạn Thề nguyền - trích Truyện Kiều
Linh Ruby
Xem chi tiết
Tùng
16 tháng 3 2017 lúc 18:52

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì long yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
ổ trứng hông tuổi thơ
Đó là đối với nhà thơ xuân quỳnh, còn đối với tôi, trên mặt trận học tập này tôi vẫn đang cố gắng, cố gắng thật nhiều để ko phụ công dạy dỗ của cô thầy, ông bà , bè bạn…..và nhất là vơí mẹ- người luôn quan tâm chiều chuộng tôi-người mà tôi vô vàn yêu quý, kính trọng.
Bên góc học tập cạnh cửa sổ, dàn mướp ngoài vười đã trổ hoa vàng rực rỡ. chị gió thoảng đưa, những cánh hoc rung rinh như đón chào, đó là cậy mướp mà chính tay mẹ đã trồng ngày trước. Nó bỗng gợi cho tôi nhớ tới hình ảnh của mẹ mình-một hình ảnh với nét giản dị và đẹp đẽ nhất trong tôi, với dáng người hơi đậm, đôi môi thô kệch và làn da đã đen xạm đi vì nắng gió. Thật vậy, mẹ tôi ko được xinh đẹp, trẻ trung như bao người, mà là 1 người nông dân xấu xí, quê mùa nhưng thật thà, chấc phác, là 1 người phụ nữ luôn tần tảo 1 nắng 2 sương vì gia đình…ánh mắt mẹ long lanh dịu dàng khó tả. Có những lúc, ánh mắt mẹ xịu lại, buồn bã hoà chung cùng hang lệ nóng hổi chảy trên má tôi. Cũng có khi, ánh mắt ấy bỗng tươi lên, loé sang – ánh sang của niềm tin, của hi vọng mà mẹ trao tặng cho tôi. Để rồi mỗi lần nhìn lên mái tóc người mà con tim tôi lại nhói đau vì những sợi bạc vất vả kia, vì tôi đã nhiều lần để cho mẹ buồn…Tôi yêu mẹ bởi lẽ gì? phải chăng là vì cái hình ảnh ấy của mẹ trong trái tim non nớt của tôi?
Đối với những người xung quanh, mẹ rất cởi mở và thân thiên. Bởi vì đối với mẹ, ai cũng đều là người thân của mình. Đặc biệt, mẹ luôn là người hoà giải các mối mâu thuẫn trong gia đình. Còn riêng tôi thì mẹ rất quan tâm. Trời nắng, mẹ cười bảo tôi đội mũ. Hôm mưa, mj mặc áo mưa giúp tôi. Khi lạnh, mẹ ôn tồn bảo tôi mặc áo rét. Tôi luôn được chìm đắm trong sụ ân cần và tình thương của mẹ. Phải chăng, tôi yêu mẹ vì lẽ đó?
Tôi nhớ…có lần, tôi lén lút trốn mẹ đi chơi, mãi tỗi mới rón rén về nhà. Lúc ấy, vì quá xấu hổ, tôi ko còn đủ can đảm để gặp mẹ nữa, chỉ dám, đứng nép sau khung cửa sổ để nhìn người. Tôi thấy, thấy ánh mắt mẹ nhìn vào ko gian vô tận, thấy mái tóc mẹ xoã xuống 1 cách buồn thui, ủ rũ, thấy những giọt nước mắt nóng hổi chảy trên gò má người. ôi! Mẹ đã khóc? Chưa bào giờ tôi thấy mẹ khóc và buồn đến thế! Một diều gì đó khiến tôi vô cùng hối hận, vô cùng xót xa. Nghĩ lại những lần trước, ko giống lần này, mẹ lại đánh tôi rất đau. Dù vậy, tôi biết mẹ đánh tôi nhưng long mẹ còn đau hơn cả mông tôi bị đánh. Thà rằng, mẹ đánh tôi còn hơn là mẹ làm như vậy! Tôi từ từ xoay quả đấm, chạy ù vào, ôm chầm lấy mẹ: “ mẹ!!!!!!!!!!” Tôi nắm chặt bàn tay mẹ nghẹn ngào xin lỗi, mẹ mỉm cười gượng giụ…Phải chăng, tôi yêu mẹ bởi những kỉ niệm sâu đậm ấy.
Mãi đến bây giờ, tôi mới biế mình yêu mẹ bỡi lẽ gì . tôi yêu mẹ là vì tất cả, tất cả những gì mẹ trao tặng cho tôi , la vì tình mẫu tử sâu nặng mẹ ơi con yêu mẹ nhiều lắm mẹ có biết không?

Bình luận (0)
Lê Anh Thư
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
10 tháng 11 2016 lúc 17:35

Cô à, những ời này có lẽ con đã phải nói từ rất lâu nhưng con không đủ can đảm để bộc bạch suy nghĩ. Con viết, có thể đây là bài viết cuối cùng trong quyển tập san của lớp, có thể cô sẽ không đọc nhưng con mong các bạn lớp 8C qua bài viết này có thể hiểu cô hơn, đỡ nghịch và chăm chỉ hơn để không phụ lòng cô.


Năm nay con học lớp 8, có nghĩa là ba năm cô làm chủ nhiệm lớp con…

- Ba năm, cô chăm lo cho từng hoạt động của lớp.

- Ba năm, cô quan tâm đến từng cá nhân học sinh, tổ chức các buổi học cho các bạn học yếu, tổ chức lớp học chuyên cho các bạn học giỏi.

- Ba năm, những bài học cô dạy cho chúng con… vềcả kiến thức, kỉ luật, những bài họcc cuộc sống và những bài học làm người.

- Ba năm, cô dõi theo chúng con trưởng thành, những vấn đề của tuổi mới lớn, tâm tư, tình cảm của chúng con.

Vậy mà chúng con đã quên điều đó chăng?

 


Cô có biết không, những lần vào lớp, nhắc nhở về? vấn đề vệ sinh, khăn đỏ, trực nhật. Các bạn trong lớp bảo rằng, cô khó tính và rất cầu kì, luôn luôn không hài lòng về lớp. Nhưng các bạn có biết đâu cô đã quan tâm đến lớp rất nhiều. Mỗi lần nhắc học sinh nô nghịch, phá phách, đã có bạn lầm bầm nói xấu cô, cô vẫn cười và giảng giải cho cả lớp. Liệu các bạn ấy có hiểu, hay chỉ đơn giản nghĩ rằng cô rất ác, hay phạt trực nhật sau mỗi buổi chiều và những lời trách móc…?

Và các bạn càng không biết, mỗi lần lớp bị nêu trước toàn trường vềtội vệ sinh không sạch, ý thức kỉ luật chưa nghiêm túc… cô bị người khác nhìn vào, Ban Giám hiệu khiển trách vì chưa chăm sóc, nhắc nhở, quan tâm đến lớp ư?

Từ chiếc túi đựng gối cô mua cho lớp vì sợ gối sẽ nhiễm bụi bẩn và sức khỏe bị ảnh hưởng. Từ những hoạt động văn nghệ, mua đồ trang trí, 20/10, 8/3… những việc nhỏ nhặt như quét lớp, nhặt rác, cô đều từng làm cho chúng con, vậy mà lớp vẫn cứ bừa bộn. Có lẽ cả 26 con người trong tập thể lớp nhiều lúc đã vô tâm vậy sao?

 

 


Tập thể lớp chúng con là một tập thể đoàn kết, vậy mà vẫn để xảy ra tình trạng cãi vã, mất cắp, thậm chí là đánh nhau và bị Ban Giám hiệu khiển trách… cô vẫn bao dung và tha thứ cho tất cả, tất cả lỗi lầm, ngỗ nghịch của tuổi trẻ. Tuổi mới lớn là vậy, thích làm người lớn, ra vẻ ta đây… Con biết nhiều lúc cô rất mệt mỏi về những trò đùa nghịch của lớp. Nhưng con tin rằng, một ngày nào đó các bạn sẽ tự nhận ra những gì mình đã sai, những gì mà mình đã bỡ lỡ và lúc ấy chính các bạn sẽ phải xin lỗi cô rất nhiều…

Đối với riêng con, cô luôn là một người đặc biệt. Từ đầu năm lớp 6, con hay nói chuyện, làm việc riêng, lười mặc đồng phục và thường xuyên bị cô nhắc nhở. Năm lớp 7 cũng vậy, nhiều lúc con đã có suy nghĩ cô thật khó tính và có cả suy nghĩ cô rất ghét con… Những việc đã làm: ý thức trách nhiệm với tập thể lớp, những lần chưa làm bài tập Sinh của cô, hay những hôm quên khăn quàng đỏ. Tất cả, cô đều quan tâm từng li, từng tí, và để rồi hôm nay con nhận thấy mình đã sai.

Mỗi lần nhận ra lỗi sai đó, con đã thấy mình trưởng thành hơn và cần có sự thay đổi. Và năm nay con đã ý thức được mình hơn những năm trước, tuy vậy con vẫn còn nhiều thiếu sót và bất cẩn. Nhưng cô luôn bên con, quan tâm, rèn giũa con để con tiến bộ về học tập và ý thức, để con vươn xa và trở thành học sinh ngoan của trường THCS Archimedes!

Cô ơi, 20/11 cũng sắp đến rồi. Bài viết này không chỉ là tấm lòng của cá nhân con mà còn là nhiều bạn muốn gửi đến cô. Con chúc cô mạnh khẻe, vui vẻ và thành công trong sự nghiệp. Hãy luôn mỉm cười với chúng con cô nhé, con và các bạn sẽ cố gắng trở thành một tập thể lớp thật đoàn kết, thật hoàn hảo. Chúng con cũng sẽ học tập thật tốt để không phụ sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của cô trong suốt ba năm qua!

CON VÀ TẬP THỂ LỚP YÊU CÔ RẤT NHIỀU!

Bình luận (3)
Lê Phương Anh
16 tháng 11 2016 lúc 13:29

Thưa cô! Vậy là đã ba năm kể từ ngày chúng em được gặp cô. Ba năm quãng thời gian không phải dài nhưng cũng đủ để biến nơi đây thành kỉ niệm để rồi hôm nay chúng em đứng đây để nói lên những lời tri ân giản dị, trân thành nhất gửi tới cô.

Thời gian trôi nhanh quá phải không cô? Mới ngày nào chúng em vào lớp 10 lần đầu tiên phải sống tự lập. Không có cha mẹ ở bên, chúng em đã bỡ ngỡ biết bao khi xung quanh đều mới lạ, ngoảnh đi ngoảnh lại chúng em đã sắp phải xa nhau, xa cô, xa A6 thân yêu với bao kỉ niệm vui buồn.

Đối với chúng em ấn tượng và đầu tiên khi gặp cô đó là chất giọng nghiêm túc nhưng đầy tình cảm của một cô giáo Thanh Hóa. Đó là sự nhiệt tình không quản ngại khó khăn đường xa đàn em còn thiếu sót và sự bồng bột của tuổi mới lớn. Buổi đầu tiên lên lớp, xuất hiện trước mặt chúng em là một cô giáo giản dị và rất dễ gần. Cô đã hỏi thăm chúng em hết lượt và bắt tay ngay vào công việc ổn định lớp. Cô đã nói chuyện, động viên để chúng em vơi đi nỗi nhớ nhà và giúp chúng em biết cách sống tring một tập thể mới.

Trong ba năm gắn bó cùng tập thể A6 cô đã dành hết tình cảm, niềm tin yêu và bao tâm sức của mình để chăm lo dạy dỗ chúng em nên người. Chúng em còn nhớ mãi những chuyến đi thăm quan cô đã chuẩn bị đồ ăn thức uống rồi cô đến trường thật sớm giúp chúng em có chuyến đi thật bổ ích, lí thú. Không chỉ có vậy, cô còn là người giáo viên tận tụy truyền dạy cho chúng em kiến thức sâu rộng về môn lịch sử cùng nhiều điều thiết thực trong cuộc sống. Cô dạy chúng em cách sống hòa hợp với mọi người, biết quan tâm chăm sóc lẫn nhau, cô góp ý cho chúng em về phương pháp học tập. Cô chia sẻ kinh nghiệm trong thi cử, trong cách ứng xử đời thường.

Cô là một giáo viên thẳng thắn, nhạy cảm, có tình cảm sâu sắc, hết lòng vì học sinh. Mỗi khi chúng em vi phạm nội quy cô đưa ra những hình phạt nghiêm khắc. Chúng em hiểu đằng sau những hình phạt nghiêm khắc ấy của cô là tấm lòng mong chúng em khôn lớn hơn, trưởng thành hơn. Vậy mà trong ba năm học chúng em đã phạm quá nhiều sai lầm khiến cô phải buồn lòng. Hồi đầu lớp 12 vừa rồi hai bạn Sơn và Vũ đã phải chia tay cả lớp để về địa phương, chúng em vẫn còn nhớ không biết cô có còn nhớ không? Hôm đó bạn Sơn đã khóc, cô đã cố nén lòng mình để giấu đi những giọt nước mắt, cô khuyên bạn phải cố gắng phấn đấu sau này đừng phạm phải những sai lầm đáng tiếc nữa... nhưng…Cô ơi! Cô không thể nói hết câu cô đã khóc từ lúc nào rồi! Cô khóc và cả lớp im lặng rồi mấy đứa trong lớp ôm nhau khóc, đám con trai thì cố giữ mình để không khóc nhưng cũng có cái gì đó cay cay trong khóe mắt..Rồi lại thêm một lần nữa hôm đấy lớp mình kiểm tra lịch sử cô đã khóc, chúng em không hiểu và cũng chẳng ai nói gì thêm. Chúng em đã không hiểu cô, không hiểu vì sao cô khóc. Chúng em đáng trách quá cô ơi vì đã không nghe lời cô. Giờ đây chuyến đò của cô đã cập bến chúng em đang rậm rịch chuẩn bị bước xuống để đến những chân trời mới của. giá như thời gian quay trở lại, trở lại cái ngày đầu tiên ấy cô ơi! Chúng em sẽ không như vậy nữa đâu, sẽ không để cô phải khóc vì chúng em, không để cô suy nghĩ nhiều vì những lỗi lầm của chúng em. Mai đây khi xa cô rồi chúng em xin ghi lòng mình những lời cô đã dạy. Chúng emxin gửi lời cảm ơn tới cô, tới những công lao, tâm sức cô đã dành cho chúng em và chúc cô sẽ thành công trong những chuyến đò tiếp theo. Chúng em mong cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và xin gửi lời xin lỗi dù đã muộn màng: Chúng em xin lỗi cô!

Bình luận (0)
Phạm Tấn Thịnh
Xem chi tiết
Trung Nghia
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết
Phạm Thị Trâm Anh
23 tháng 12 2016 lúc 20:10

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Vâng đúng là như vậy. Mọi nguời sinh ra đếu mang trong mình một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẹ ấm áp, bao dung dành cho con hay tình cảm kính trọng yêu quý của những đứa con dành cho mẹ mình củng bao điều tốt đẹp.
“ Mẹ! “- thật thiêng liêng và cao đẹp biết bao. Mẹ là người đã mang nặng đẻ đau, là người chấp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Tình mẹ ấm áp như vầng thái dương, dịu hiền như dòng sông xanh. Ngay từ những ngày đầu, mẹ là người nâng đõ , yêu thương chúng ta. Ngay cả khi lớn lên, mẹ vẫn sát cánh cùng chúng ta trên con đường đời đầy gian lao và thử thách. Tình mẫu tử caoquý ấy không gì có thể sánh bằng.
Và cũng chính vì vậy mà những đứa con luôn trân trọng điều ấy. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm mà mẹ dành cho mình qua những biểu hiện cụ thể. Chúng ta phải siêng năng học hành, nghe lời cha mẹ. Như vậy, tình mẫu tử càng trở nên cao cả hơn. Tình mẫu tử được thể hiện trong các câu hát, câu thơ mượt mà và sâu lắng. Có câu hát nói rằng “ Tình mẹ bao la như biễn Thái Bình dạt dào…” ,tình mẹ bao la, vô tận được so sánh như biển Thái Bình rộng lớn.
Nếu thử tưởng tượng một ngày chúng ta không có mẹ sẽ ra sao ? Lúc ấy, cuộc sống này thật tẻ nhạt, vô vọng. Mẹ là nguồn ánh sáng, soi lói, dẫn đường cho chúng ta. Mẹ là tấm gương sáng cho chúng at noi theo. Mẹ là niềm hi vọng, nguồn động viên mỗi khi ta vấp ngã. Mẹ là tất cả cuộc sống của những đứa con.
Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn sẽ mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thi` cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt. Ôi ! Tình mẫu tử thật cao đẹp biết bao.

Bình luận (0)
Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
17 tháng 1 2017 lúc 20:07

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) sống gần trọn một thế kỉ đầy biến động của chế độ phong kiến Việt Nam: Lê – Mạc xưng hùng, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Trong những chấn động làm rạn nứt những quan hệ nền tảng của chế độ phong kiến, ông vừa vạch trần những thế lực đen tối làm đảo lộn cuộc sống nhân dân , vừa bảo vệ trung thành cho những giá trị đạo lí tốt đẹp qua những bài thơ giàu chất triết lí về nhân tình thế thái, bằng thái độ thâm trầm của bậc đại nho. Nhàn là bài thơ Nôm nổi tiếng của nhà thơ nêu lên quan niệm sống của một bậc ẩn sĩ thanh cao, vượt ra cái tầm thường xấu xa của cuộc sống bon chen vì danh lợi.
Nhà thơ đã nhiều lần đứng trên lập trường đạo đức nho giáo để bộc lộ quan niệm sống của mình. Những suy ngẫm ấy gắn kết với quan niệm đạo lí của nhân dân, thể hiện một nhân sinh quan lành mạnh giữa thế cuộc đảo điên. Nhàn là cách xử thế quen thuộc của nhà nho trước thực tại, lánh đời thoát tục, tìm vui trong thiên nhiên cây cỏ, giữ mình trong sạch. Hành trình hưởng nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm nằm trong qui luật ấy, tìm về với nhân dân, đối lập với bọn người tầm thường bằng cách nói ngụ ý vừa ngông ngạo, vừa thâm thúy.
Cuộc sống nhàn tản hiện lên với bao điều thú vị :
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dù ai vui thú nào
Ngay trước mắt người đọc sẽ hiện lên một Nguyễn Bỉnh Khiêm thật dân dã trong cái bận rộn giống như một lão nông thực thụ. Nhưng đó là cả một cách chọn lựa thú hưởng nhàn cao quí của nhà nho tìm về cuộc sống “ngư, tiều, canh, mục” như một cách đối lập dứt khoát với các loại vui thú khác, nhằm khẳng định ý nghĩa thanh cao tuyệt đối từ cuộc sống đậm chất dân quê này! Dáng vẻ thơ thẩn được phác hoạ trong câu thơ thật độc đáo, mang lại vẻ ung dung bình thản của nhà thơ trong cuộc sống nhàn tản thật sự. Thực ra, sự hiện diện của mai, cuốc,cần câu chỉ là một cách tô điểm cho cái thơ thẩn khác đời của nhà thơ mà thôi. Những vật dụng lao động quen thuộc của người bình dân trở thành hiện thân của cuộc sống không vướng bận lo toan tục lụy. Đàng sau những liệt kê của nhà thơ, ta nhận ra những suy nghĩ của ông không tách rời quan điểm thân dân của một con người chọn cuộc đời ẩn sĩ làm lẽ sống của riêng mình. Trạng Trình đã nhìn thấy từ cuộc sống của nhân dân chứa đựng những vẻ đẹp cao cả, một triết lí nhân sinh vững bền.
Đó cũng là cơ sở giúp nhà thơ khẳng định một thái độ sống khác người đầy bản lĩnh:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người kiếm chốn lao xao
Hai câu thực là một cách phân biệt rõ ràng giữa nhà thơ với những ai , những vui thú nào về ranh giới nhận thức cũng như chỗ đứng giữa cuộc đời. Phép đối cực chuẩn đã tạo thành hai đối cực : một bên là nhà thơ xưng Ta một cách ngạo nghễ, một bên là Người ; một bên là dại của Ta, một bên là khôn của người ; một nơi vắng vẻ với một chốn lao xao. Đằng sau những đối cực ấy là những ngụ ý tạo thành phản đề khẳng định cho thái độ sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bản thân nhà thơ nhiều lần đã định nghĩa dại – khôn bằng cách nói ngược này. Bởi vì người đời lấy lẽ dại – khôn để tính toán, tranh giành thiệt hơn, cho nên thực chất dại – khôn là thói thực dụng ích kỷ làm tầm thường con người, cuốn con người vào dục vọng thấp hèn. Mượn cách nói ấy, nhà thơ chứng tỏ được một chỗ đứng cao hơn và đối lập với bọn người mờ mắt vì bụi phù hoa giữa chốn lao xao . Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chủ động trong việc tìm nơi vắng vẻ – không vướng bụi trần. Nhưng không giống lối nói ngược của Khuất Nguyên thuở xưa « Người đời tỉnh cả, một mình ta say » đầy u uất, Trạng Trình đã cười cợt vào thói đời bằng cái nhếch môi lặng lẽ mà sâu cay, phê phán vào cả một xã hội chạy theo danh lợi, bằng tư thế của một bậc chính nhân quân tử không bận tâm những trò khôn - dại . Cũng vì thế, nhà thơ mới cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của cuộc sống nhàn tản :
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Khác hẳn với lối hưởng thụ vật chất đắm mình trong bả vinh hoa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thụ hưởng những ưu đãi của một thiên nhiên hào phóng bằng một tấm lòng hoà hợp với tự nhiên. Tận hưởng lộc từ thiên nhiên bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, nhà thơ cũng được hấp thụ tinh khí đất trời để gột rửa bao lo toan vướng bận riêng tư . Cuộc sống ấy mang dấu ấn lánh đời thoát tục, tiêu biểu cho quan niệm « độc thiện kỳ thân » của các nhà nho . đồng thời có nét gần gũi với triết lí « vô vi » của đạo Lão, « thoát tục » của đạo Phật. Nhưng gạt sang một bên những triết lí siêu hình, ta nhận ra con người nghệ sĩ đích thực của Nguyễn Bỉnh Khiêm, hoà hợp với tự nhiên một cách sang trọng bằng tất cả cái hồn nhiên trong sạch của lòng mình . Không những thế, những hình ảnh măng trúc, giá, hồ sen còn mang ý nghĩa biểu tượng gắn kết với phẩm chất thanh cao của người quân tử, sống không hổ thẹn với lòng mình. Hoà hợp với thiên nhiên là một Tuyết Giang phu tử đang sống đúng với thiên lương của mình. Quan niệm về chữ Nhàn của nhà thơ được phát triển trọn vẹn bằng sự khẳng định :
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao
Mượn điển tích một cách rất tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói lên thái độ sống dứt khoát đoạn tuyệt với công danh phú quý. Quan niệm ấy vốn dĩ gắn với đạo Lão – Trang, có phần yếm thế tiêu cực, nhưng đặt trong thời đại nhà thơ đang sống lại bộc lộ ý nghĩa tích cực. Cuộc sống của những kẻ chạy theo công danh phú quý vốn dĩ ông căm ghét và lên án trong rất nhiều bài thơ về nhân tình thế thái của mình :
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến, khó thì lui
(Thói đời)
Phú quý đi với chức quyền đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là cuộc sống của bọn người bạc ác thủ đoạn, giẫm đạp lên nhau mà sống. Bọn chúng là bầy chuột lớn gây hại nhân dân mà ông vô cùng căm ghét và lên án trong bài thơ Tăng thử (Ghét chuột) của mình. Bởi thế, có thể hiểu thái độ nhìn xem phú quý tựa chiêm bao cũng là cách nhà thơ chọn lựa con đường sống gần gũi, chia sẻ với nhân dân. Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của người bình dân đáng quý đáng trọng vì đem lại sự thanh thản cũng như giữ cho nhân cách không bị hoen ố vẩn đục trong xã hội chạy theo thế lực kim tiền. Cội nguồn triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với quan niệm sống lành vững tốt đẹp của nhân dân.
Bài thơ Nhàn bao quát toàn bộ triết trí, tình cảm, trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bộc lộ trọn vẹn một nhân cách của bậc đại ẩn tìm về với thiên nhiên, với cuộc sống của nhân dân để đối lập một cách triệt để với cả một xã hội phong kiến trên con đường suy vi thối nát. Bài thơ là kinh nghiệm sống, bản lĩnh cứng cỏi của một con người chân chính

Bình luận (1)
Nguyễn Thảo vân
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
18 tháng 1 2017 lúc 17:01

"Hơn bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước” - đó không còn là lời quảng cáo cho một hãng nước khoáng nào nữa, giò' đây nó trở thành lời cảnh báo cho con người về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống. Đặc biệt trong thực tế, nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn như hiện nay.

Nhắc đến nước sạch, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lên mặt đất (nước máy, nước giếng), hay nước mưa... Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà không gây hại cho sức khoẻ.

Con người có thể nhịn ăn cả tuần nhưng khó có thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định ấy phần nào thể hiện được vai trò cua nước sạch đối với đời sống. Không chi vậy, nhắc đến nước sạch, ta còn nhắc đến một phần tất yếu không thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.

Nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, nước đểuống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người có đến hon 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trò rất lớn đối với sựsống con người: nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyến, đưa máu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Không có nước sạch, rau củ quả, thịt cá cũng không được rửa sạch, khi đó con người cũng không được dùng chúng một cách ngon lành. Không có nước sạch, thực phẩm rất khó được chế biến, lúc đó biết đâu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ cháy? Có ai đó nói rằng: nước là thứ duy nhất trên cõi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chính bản thân chúng trong sạch và còn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc... Hãy thử tưởng tượng, nước bao trùm lên mọi thứvì lí do này hay vì lí do khác kể cả con người, khi ấy nếu nước váy bẩn thì mọi thứ cũng theo đó mà ô nhiễm, tanh hôi...

Nước sạch còn là yếu tố không thể thiếu để sản xuất. Nước để tưới tiêu cho nông nghiệp. Nước để giảm nhiệt mấy cho công nghiệp nặng, nước để làm sạch nguyênliệu cho công nghiệp nhẹ... Nước sạch là một tài nguyên không thể thiếu cho sự duy trì và phát triển kinh tế.

Vai trò của nước to lớn là vậy nhưng tiếc thay, nước sạch lại không phải là tài nguyên vô tận. Càng đáng tiếc hơn là khi con người không bảo vệ được nước sạch vì thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.

Thực tế cho thấy các mạch nước ngầm đang giảm dần. Đêcó được nước sạch, giếng phải đào sâu hơn vào lòng đất, có nơi sâu đến vài chục mét mà vẫn vô vọng. Lưu lượng các con sông cũng giảm dần. Ó Việt Nam trong vài năm trở lại đây, sông Hồng, sông Đuống... hay rơi vào tình trạng “sông cạn”, mực nước xuống thấp dưới mức báo động làm tàu thuyền không thể lưu thông... Đó là chưa nói đến tình trạng nước sạch bị ô nhiễm, váy bẩn. Rác thải sinh hoạt khiến những dòng sông đổi màu nhanh chóng. Chất độc hoá học làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Đó là chưa nhắc đến tình trạng lãng phí nước sạch ở nhiều gia đình, nhiều cá nhân.

Bởi sự phụ thuộc của sựsống con người, của sản xuất đối với nước sạch, khi nước sạch dần vơi cạn, đời sống con người cũng phải lên tiếng kêu cứu.

Đâu cứ phải châu Phi nóng bức, sa mạc trải dài mới thiếu nước sạch. Ngay giữa lòng thành phố của nhiều quốc gia tình trạng thiếu nước cũng vẫn là vấn đềcăng
thẳng, nhức nhối. Hà Nội là một ví dụ sinh động, tiêu biểu cho điều đó. Những con sông ô nhiễm nặng nề như một mầm bệnh nguy hiểm nằm im chờ dịp bùng phát bệnh tật. Những làng “ung thư”, làng “u bệnh” xuất hiện trong vài năm trở lại đây là hậu quả của những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mùa màng bị tàn phá, kim loại bị ăn mòn... đó là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại...

Nước sạch đang dần vơi cạn, thực tế đó như một hiếm họa đe doạsựsống toàn nhàn loại. Trái đất tự ép mình, co rúm. méo mó, ép hoài, ép hoài mới cho ra vài giọt nước hiếm hoi mỏng manh... Vài giọt ấy sao có thể ban phát sự sống cho mấy ti con người vẫn đang tiếp tục gia tăng?

Con người phải hành động dể giữ gìn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chính con người. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện có là biện pháp trước mắt. Nhưng về lâu dài, chúng ta phải biết giữ vệ sinh; rác thái sinh hoạt, rác thải công nghiệp phải được thu gom xửlí. Bên cạnh đó bảo vệ rừng cũng là cách để thanh lọc nguồn nước bịô nhiễm, từ đó cải hoá nước mưa axit, các nguồn nước bị ô nhiễm.

Bên cạnh nước sạch, không khí, rừng... cũng là những tài nguyên vô giá thiên nhiên ban tặng cho sựsống. Song, trước thực tếđang ngày càng vơi cạn, dần bịô nhiễm của các loại tài nguyên, con người cán gióng lên hổi chuông cảnh tỉnh lẫn nhau để cùng bảo vệ sự sống.

Bình luận (1)
chước chước lưu ly hạ
Xem chi tiết
CÔNG CHÚA THẤT LẠC
28 tháng 3 2017 lúc 23:40

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM

Văn học Việt Nam được hợp thành từ hai bộ phận văn học chính: Văn học dân gian và văn học viết.

1. Văn học dân gian

1.1. Đặc điểm:

- Văn học dân gian ra đòi từ rất sớm, khi chưa có chữ viết.

- Các sáng tác dân gian mang tính tập thể, truyền miệng: là tiếng nói tình cảm, kết tinh trí tuệ chung của nhân dân được truyền từ đời này sang đòi khác.

- Các đặc trưng cơ bản: Tính tập thể, tính truyền miệng, tính thực hành...

1. 2. Các thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện thơ... và các loại hình diễn xướng như chèo, tuồng, dân ca (sân khấu dân gian).

1.3. Vị trí, ý nghĩa:

- Văn học dân gian là cuốn “Bách khoa toàn thư” của cuộc sống lao động và tình cảm của nhân dân, có giá trị về nhiều mặt.

- Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc, là cơ sở, nền tảng cho văn học viết hình thành và phát triển.

2. Văn học viết

2.1. Đặc điểm

- Là những sáng tác của giới trí thức, ra đời khi đã có chữ viết, được lưu giữ bằng văn tự (chữ viết).

- Là những sáng tác của cá nhân nên mang dấu ấn phong cách của từng tác giả.

- Tuy ra đời muộn (khoảng thế kỉ X), song văn học viết trở thành bộ phận văn học chủ đạo trong nền văn học nước nhà.

- Văn học viết Việt Nam được chia thành hai thời kỳ lớn: Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX), văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).

2.2. Chữ viết: trong suốt thời kì hình thành và phát triển, văn học viết được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

- Văn học viết bằng chữ Hán: Là những tác phẩm được viết theo văn tự của người Hán song được đọc theo cách riêng của người Việt, gọi là cách đọc Hán Việt. Đây là bộ phận văn học, gồm các sáng tác trung đại, cận đại và cả một sô tác phẩm thời hiện đại (Ví dụ: Nhật kí trong tù và thơ chữ Hán viết trong thòi kì thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh).

Văn học viết bằng chữ Nôm: Chữ Nôm là chữ viết cổ của ngưòi Việt. Số lượng sáng tác không nhiều song nhiều tác phẩm có giá trị văn học rất lớn như Truyện Kiều của Nguyễn Du, văn thơ Nguyễn Trãi.... là những đỉnh cao của văn học dân tộc và có vị trí trong văn học thế giới.

- Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ: Chữ Quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ ra đời muộn nhất trong ba bộ phận của văn học viết nhưng lại có vị trí độc tôn trong văn học hiện đại.

- Ngoài ra còn có một bộ phận văn học đặc biệt, viết bằng tiếng Pháp, là những sáng tác của Nguyễn Ái Quôc, xuất bản trên đất Pháp những năm đầu thế kỉ XX.

2. 3. Hệ thống thể loại:

- Văn học trung đại có ba nhóm thể loại chủ yếu:

+ Văn xuôi gồm: truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi...

+ Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...

+ Văn biền ngẫu: là hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế.

- Văn học hiện đại: các loại hình và loại thể văn học chủ yếu

+ Tự sự: Tiểu thuyết, truyện ngắn (bút kí, tuỳ bút. phóng sự).

+ Trữ tình: thơ trữ tình, trưòng ca...

+ Kịch: kịch nói, kịch thơ.

II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM

Văn học viết Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị. văn hoá, xã hội của đất nước phát triển qua ba thòi kì lớn:

- Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX - gọi là văn học trung đại.

- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

- Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.

Thời kỳ văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay cùng nằm trong một xu hướng phát triển chung của quá trình hiện đại hoá ván học được gọi chung là văn học hiện đại.

1. Văn học trung đại (VHTĐ)

- Văn học viết bằng chữ Hán đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc, song phải đến thế kỉ thứ X, khi dân tộc ta giành được chủ quyền từ các thế lực đô hộ phương Bắc thì văn học mới chính thức trở thành một dòng văn học. Nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá, văn học Trung Quốc, mang tư tưởng Nho, Phật, Lão, có các hình thức thể loại gần giông vói văn học Trung Quốc, trong đó đặc biệt phát triển là thơ Đường Luật.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác).

- Văn học viết bằng chữ Nôm: ra đời khoảng thế kỉ XIII, bắt đầu phát triển từ thế kỉ XV, với các tác phẩm tiêu biểu (Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi - TK XV), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn - TK XVI), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm - TK XVII), Truyện Kiều (Nguyễn Du - TK XVIII - XIX), Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm - TK XIX), Xuân Hương thi tập (Hồ Xuân Hương), thơ Bà Huyện Thanh Quan, các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu...

Đây là những sáng tác có quan hệ gần gũi vối văn học dân gian, có tính dân tộc và giữ vai trò quan trọng trong việc dân chủ hoá nền văn học trung đại. Đỉnh cao của văn học viết bằng chữ Nôm là Truyện Kiều của Nguyễn Du.

2. Văn học hiện đại (VHHĐ)

Chủ yếu được viết bằng chữ Quốc Ngữ, có một số điểm khác biệt lớn so với văn học trung đại:

- Về tác giả: xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.

- Về đời sông văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ với độc giả vi thê mật thiết hơn, đời sông văn học sôi nôi, năng động hơn

- Về thể loại: Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại song không giữ vai trò chủ đạo, các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịchỀỀ. dần thay thế và trở thành hệ thống.

- Về thi pháp: lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại không còn, lối viết hiện thực, đề cao cá tính nhân đạo, đề cao "cái tôi" cá nhân dần được khẳng định.

VHHĐ được chia thành 2 giai đoạn chính:

2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945

- Là giai đoạn chuyển biến từ thời trung đại sang hiện đại, được tiếp thu văn học Pháp và Phương Tây. Đặc biệt trong giai đoạn nóng bỏng của lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Là giai đoạn được đánh giá một ngày bằng ba mươi năm, văn học có nhiều cách tân đổi mói với ba dòng văn học: văn học hiện thực, ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến, dự báo cuộc cách mạng xã hội sắp diễn ra; văn học lãng mạn khám phá, đề cao “cái tôi” cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân, văn học cách mạng phản ánh và tuyên truyền cách mạng, góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc.

2.2. Giai đoạn 1945 đến nay

Đây là giai đoạn văn học có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, coi trọng tính dân tộc, tính đại chúng; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chống Pháp và chông Mĩ; phản ánh một cách sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phản ánh được tâm tư, tình cảm của con ngưòi Việt Nam trưốc những vấn đề mới mẻ của thời đại.

III. CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng. Trong đó, tập trung chủ yếu trong bốn mối quan hệ:

1. Quan hệ với thế giới tự nhiên: con người Việt Nam yêu thiên nhiên, tôn trọng và mở rộng tâm hồn trước thiên nhiên.

2. Quan hệ với quốc gia, dân tộc: con người Việt Nam luôn có lòng yêu nước, sắn sàng, hi sinh vì độc lập của đất nước.

3. Quan hệ với xã hội: con người Việt Nam luôn giàu lòng nhân ái, vị tha.

4. Quan hệ với bản thân: người Việt Nam luôn có ý thức về bản thân, về danh dự, lòng tự trọng, lương tâm...ý thức đó luôn gắn bó với ý thức cộng đồng. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể luôn luôn thống nhất, gắn bó hài hòa.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI BÀI TẬP

1. Vẽ sơ đồ các bộ phận văn học Việt Nam

Lưu ý: Theo sơ đồ trên, HS có thể biểu diễn thêm các sơ đồ nội dung cụ thể hơn của từng bộ phận. Ví dụ:
- Văn học trung đại: văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ

- Văn học hiện đại: văn học trước 1945, sau 1945

- Văn học dân gian có thể chia thành 12 thể loại như trong SGK

Câu 2: Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam, HS tham khảo phần A, mục II (vỚi 3 thời kì phát triển).

Câu 3: Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sông tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

Yêu cầu:

1. Xác định được những mối quan hệ cơ bản của con ngưòi thể hiện trong văn học:

a. Con người trong quan hệ với giới tự nhiên.

b. Con người trong mốì quan hệ với quốc gia, dân tộc.

c. Con ngưòi trong quan hệ xã hội.

d. Con ngưòi và ý thức về bản thân.

2. Lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu để làm rõ sự thể hiện chân thực, sâu sắc của văn học đối với những mối quan hệ đó của con người.

Trong bài viêt của mình, HS cần làm rõ quá trình vận động và tác động lẫn nhau giữa các mối quan hệ và trong nội bộ những mốì quan hệ đó. Từ đó để nhận thấy sự vận động đi lên của văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
Ngô Hồ Quốc Thịnh
Xem chi tiết
Đỗ Khuyên
Xem chi tiết
_silverlining
23 tháng 6 2017 lúc 19:28

chưa có nỗi sầu nào bi thương bằng nỗi sầu chia li của người chinh phụ được diễn tả trong Chinh phụ ngâm khúc.

Chinh phụ ngâm khúc là một sáng tác văn chương xuất hiện vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Cả khúc ngâm là nỗi sầu nhớ thương vời vợi của người vợ có chồng ra trận. Nỗi sầu ấy đậm đặc ngay từ sau phút chia li:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại

Bên Tiêu Tương thiếp hãy trông sang

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngất một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Người chồng chia tay vợ lên đường chinh chiến (một cuộc chinh chiến vô nghĩa đối với họ), người vợ trở về một mình trong cô đơn, buồn tủi:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

Chao ôi, có sự chia tay nào xót thương hơn thế, có sự ngăn cách nào khắc nghiệt hơn thế. Cả một nỗi sầu chia li nặng nề đă phủ lên khí trời, sắc núi:

Đoái trông theo đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh.

Sự đoái trông của người vợ trẻ thật tội nghiệp. Nàng muốn níu giữ lại mà hình bóng người chồng cứ xa dần, để rồi chỉ còn lại là không gian xa thẳm. Giữa khung cảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh, người vợ càng trở nên lẻ loi, cô quạnh. Sự chia li từ chỗ mới chỉ là cách ngăn, chẳng mấy chốc đã tăng lên nhanh chóng cả về không gian và. tâm trạng:

Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Từ câu Chàng thì đi cõi xa- Thiếp thì về buồng cũ đến Chốn Hàm Dương-Bến Tiêu Tương rồi lại Khói Tiêu Tương - Cây Hàm Dương, thì sự ngăn cách đã lên đến mấy trùng, như mấy trùng nỗi nhớ thương sầu muộn trong lòng người chinh phụ.

Đối với bất kì ai, khi người thân của mình phải đi vào chốn cõi xa mưa gió (chốn binh đao khói lửa, nơi chiến trận thảm khốc), cũng đều có tâm trạng buồn đau thương nhớ. Ở người chinh phụ, nỗi buồn đau sầu muộn ấy còn thêm bội phần bởi cái tình chồng vợ đương độ đằm thắm gắn bó thiết tha (còn ngoảnh lại - hãy trông sang). Gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li. Thực là oái oăm và nghịch chướng. Thực là thương tâm và đau xót bởi cái cảnh người thì tận chốn Hàm Dương, kẻ thì mãi Bến Tiêu Tương.

Cái tên Hàm Dương - Tiêu Tương (dù là được dùng theo bút pháp ước lệ của văn chương cổ điển) vẫn còn là những địa danh để người vợ có ý niệm về độ xa cách, nhưng đến bốn câu thơ tiếp theo thì cả ý niệm ấy cũng không còn, sự xa cách đã đến cực độ:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Trong cảnh trời cao đất rộng, thăm thẳm mênh mông đến khôn cùng, nỗi sầu chia li của người vợ đã trở thành khối sầu, núi sầu chất chồng, đè nặng cả trái tim và tâm hồn nàng, để rồi sau đó sẽ theo nàng về chốn buồng cũ, đè nặng lên cuộc sống mòn mỏi ngóng trông đến hóa đá của nàng.

Tình cảm vợ chồng và nỗi khát khao hạnh phúc lứa đôi của người vợ trẻ thật mãnh liệt, nó làm lay động tâm thức bao thế hệ bạn đọc.

Chỉ có tấm lòng đầy ắp tình yêu thương của nhà thơ mới có thể chia sẻ và diễn tả một cách xúc động đến thế.

P/s : Tham khảo , chọn ý chính nhé , vì mình không có nhiều thgian nên ko chạn được ý chính !

Bình luận (1)