Ôn tập lịch sử lớp 11

Võ Yến Nhi

1. Trình bày hoàn cảnh, nhiệm vụ, tính chất của hai cuộc cách mạng ở Nga( cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười) 2. Vì sao năm 1917 ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?
3. Ảnh hưởng và tác động của Cách mạng tháng Mười đối với phong trào giải phóng dân tộc. Tác động của cách mạng này đối với Việt Nam. 4. Giải thích ý kiến của anh (chị) về nhận định: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức thời đại giải phóng dân tộc. 5. Nguyên nhân nào dẫn đến việc bùng nổ CTTG II? Từ thực tiễn đó, các nước cần làm gì để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới ? 6. Có đúng hay không khi nhận định rằng : Thủ phạm gây ra chiến tranh là Đức, Italia, Nhật Bản nhưng Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ CTTG II ?

Thảo Phương
10 tháng 4 2020 lúc 20:44

Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến việc bùng nổ CTTG II?

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.


Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 4 2020 lúc 20:42

2.- Cách mạng tháng Hai(2/1917) đã lật đổ chế độ Nga Hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

- Cách mạng tháng Mười(10/1917) do Lê – Nin và Đảng Bôn – sê – vich lãnh đạo, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết,đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3.Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện lịch sử vĩ đại, có ảnh hưởng sâu rộng và làm rung chuyển, đảo lộn trật tự thế giới. Thắng lợi đó không chỉ là động lực mạnh mẽ, cổ vũ nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc vùng lên, đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột để tự cứu mình và giải phóng mình, mà còn là xung lực mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển, lan tỏa sang châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.

Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã có ảnh hưởng trực tiếp, nhiều mặt đến việc ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam.

Cách mạng Tháng Mười Nga, trước tiên đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới Nguyễn Ái Quốc - người thanh niên Việt Nam yêu nước đang bôn ba ở nhiều quốc gia để tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.

Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 4 2020 lúc 20:44

Câu 4: Cách mạng Tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và thời đại to lớn, là sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, là cuộc cách mạng có tính thời đại, khai phá con đường cho nhân loại đi tới tương lai và mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là động lực mạnh mẽ thức tỉnh, cổ vũ, soi đường, dẫn lối các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của giai cấp phong kiến, tư sản, tự cứu lấy mình và tự giải phóng; là xung lực thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ la-tinh. Dưới ánh sáng ngọn đuốc Cách mạng Tháng Mười Nga, nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đã vùng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam.

Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 4 2020 lúc 20:46

Câu 6: Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, tuy nhiên, Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, vì trước hành động xâm lược của phe phát xít, các nước này đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa, các nước này còn thực hiện hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít. Mặc khác cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện để phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật châm ngòi lửa chiến tranh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Võ Yến Nhi
Xem chi tiết
Trần Lam Sơn
Xem chi tiết
Đỗ Mạnh Hữu
Xem chi tiết
Phạm Đức Thắng
Xem chi tiết
Lê Minh Sơn
Xem chi tiết
Võ thị mỹ nhung
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
Xem chi tiết
Ngô Ngọc Huy
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết