Ôn tập lịch sử lớp 11

Võ Yến Nhi

1. Trình bày hoàn cảnh, nhiệm vụ, tính chất của hai cuộc cách mạng ở Nga( cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười

2. Vì sao năm 1917 ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?

3. Ảnh hưởng và tác động của Cách mạng tháng Mười đối với phong trào giải phóng dân tộc. Tác động của cách mạng này đối với Việt Nam

4. Giải thích ý kiến của anh (chị) về nhận định: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức thời đại giải phóng dân tộc.

5. Nguyên nhân nào dẫn đến việc bùng nổ CTTG II? Từ thực tiễn đó, các nước cần làm gì để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới ?

6. Có đúng hay không khi nhận định rằng : Thủ phạm gây ra chiến tranh là Đức, Italia, Nhật Bản nhưng Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ CTTG II ?​

Giúp mình với, mình cần gấp

Trịnh Long
10 tháng 4 2020 lúc 20:29

Câu 1:

I. Hoàn Cảnh Lịch Sử Cuộc Cách Mạng Tháng 10 Nga 1917

Sau cách mạng tháng Hai năm 1917, ở Nga xuất hiện hai chính quyền song song tồn tại, một bên là chính phủ tư sản lâm thời và một bên là chính quyền Xô Viết do Đảng Bôn- sê- vích đứng đầu. Trước tình hình đó Lê nin và Đảng Bôn- sê- vích quyết định chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tháng 4-1917, Lênin về nước để lãnh đạo cách mạng Nga đi đến thành công. Đêm ngày 24-10-1917 (6-11-1917), cuộc khởi nghĩa nổ phát súng đầu tiên ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát. Đến ngày 25-10-1917(7-11-1917), Đảng Bôn – sê – vích đã làm chủ chính quyền ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát, trừ cung điện Mùa Đông và một vài nơi. Cung điện Mùa Đông được giải phóng vào 2 giờ 10 phút ngày 26-3-1917, các bộ trưởng trong chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Cuộc khởi nghĩa vũ trang tại Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi.

Ngày 25-10-1917 (7-11-1917) đã cuộc cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn trên cả nước, mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại.

II. Ý Nghĩa Lịch Sử Cuộc Cách Mạng Tháng Mười Nga Năm 1917

Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917 đã giải phóng cho nhân dân Nga và các dân tộc bị Đế quốc áp bức. Vì vậy, nó vừa có ý nghĩa sâu sắc đối với nước Nga vừa có ý nghĩa sâu sắc với phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Đối với nước Nga: Cách mạng Tháng 10 đã mở ra một kỷ nguyên mới; tình hình đất nước Nga thay đổi hoàn toàn; xóa bỏ ách thống trị của phong kiến Nga và tư sản Nga thành lập chính quyền Xô Viết, nhân dân lao động được lên làm chủ đất nước và tiến tới xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Đối với thế giới: cách mạng Tháng 10 Nga có ý nghĩa sâu sắc đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới.

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới đã tạo ra một chế độ xã hội chủ nghĩa; làm cho bản đồ thế giới có sự thay đổi.

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Cách mạng Tháng 10 Nga cổ vũ mạnh mẽ và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Cách mạng Tháng 10 đã mở ra con đường giải phóng cho giai cấp công nhân và các dân tộc thuộc địa.

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Cách mạng Tháng 10 đã làm cho phong trào cách mạng ở các nước phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông(đặc biệt là Việt Nam) có mối quan hệ mật thiết với nhau vì cùng chống lại một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

III. Tính Chất Cuộc Cách Mạng Tháng 10 Nga năm 1917

Muốn đánh giá tính chất cách mạng tháng 10 Nga, chúng ta cần xét về đặc điểm của cuộc cách mạng đó:

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Về đối tượng và mục đích của cuộc cách mạng: cách mạng Tháng 10 đã lật đổ ách thống trị của phong kiến và tư sản Nga, giải phóng nhân dân và các dân tộc bị đế quốc Nga áp bức để xây dựng một nhà nước mới tốt đẹp hơn – Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Về giai cấp lãnh đạo: giai cấp lãnh đạo cuộc cách mạng Tháng 10 Nga là giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng cộng sản Nga.

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Về lực lượng tham gia: tham gia cuộc cách mạng có giai cấp công nhân, nông dân, trí thức tiểu tư sản và nhân dân các nước thuộc địa bị đế quốc Nga áp bức.

Bạn nên tìm gia sư Toán Lý Hóa tại Hà Nội cho con Về phương hướng phát triển của cách mạng: cuộc cách mạng đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn 1 đánh đổ phong kiến Nga hoàng (cách mạng Tháng Hai) và giai đoạn 2 đánh đổ giai cấp tư sản trong chính phủ lâm thời ( cách mạng Xã hội chủ nghĩa) , sau đó đưa nước Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sau khi cách mạng thành công, chính quyền cách mạng đã tuyên bố về quyền bình đẳng của các dân tộc, tuyên bố giải phóng cho tất cả các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị, trên cơ sở đó đưa đến sự ra đời Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết.

Căn cứ vào những đặc điểm trên ta thấy, cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng vô sản. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng còn thực hiện cuộc giải phóng cho các dân tộc bị đế quốc Nga thống trị nên nó còn mang tính chất của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Như vậy cách mạng tháng Mười Nga vừa mang tính chất cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc.

Với những chia sẻ trên đây mình mong các bạn nắm rõ hơn về cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, hào hùng , có ý nghĩa to lớn với thế giới. Đặc biệt là đối với Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận để trao đổi thêm về những kiến thức lịch sử thú vị và bổ ích nhé. Nếu các bạn thấy hữu ích hãy like và share để mang kiến thức đến với mọi người nhé. Một người giỏi là người biết chia sẻ kiến thức với mọi người.

Câu 2:

- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng) và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

⟹ Cách mạng tháng Mười bùng nổ (24-10-1917)


Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 4 2020 lúc 20:33

3. Ảnh hưởng và tác động của Cách mạng tháng Mười đối với phong trào giải phóng dân tộc. Tác động của cách mạng này đối với Việt Nam

-Đối với thế giới:

Cách mạng tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nó đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội; giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước; ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Cách mạng tháng Mười Nga đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa của Nga hoàng; cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin. Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng; không một cuộc cách mạng nào trong thời
đại ngày nay lại không chịu ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng tháng Mười. Nó cho thấy: trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người vươn tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh.

-Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng Việt Nam
Cách mạng tháng Mười Nga đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam
Đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đều bị thất bại vì không có đường lối cứu nước đúng đắn. Giữa lúc đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, sau gần 10 năm bôn ba tìm con đường cứu nước đã tiếp thu được ánh sáng của Cách mạng tháng Mười. Tháng 7-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, Nguyễn Ái Quốc sớm nắm bắt được cốt lõi trong tư tưởng của Lênin: vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Người khẳng định rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường gắn mục tiêu độc lập dân tộc với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với xu thế thời đại.
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), Đảng đã khẳng định đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Dưới ánh sáng soi đường của Cách mạng tháng Mười Nga, với đường lối đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và giành được những thắng lợi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; thắng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc của Tổ quốc; làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả; tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Cách mạng tháng Mười Nga khởi đầu sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và toàn diện của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đối với cách mạng Việt Nam
Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ nhân dân ta đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Cũng từ đó, tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Liên Xô không ngừng củng cố và phát triển.
Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn, hiệu quả về nhiều mặt, nhất là trong lĩnh vực củng cố quốc phòng - an ninh của Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô, đó là một nhân tố quốc tế không thể thiếu trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.
Những bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản; về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân; về thiết lập và củng cố khối liên minh công nông; về phương pháp bạo lực cách mạng; về xây dựng Nhà nước chuyên chính vô sản…đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, đưa lại những thành công lớn trong quá trình bảo vệ, xây dựng đất nước.
4. Cách mạng Việt Nam kế thừa và phát huy những giá trị của Cách mạng tháng Mười Nga
Trong giai đoạn hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội diễn ra rất phức tạp. Chủ nghĩa xã hội đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Nhận thức sâu sắc những nguyên nhân và bài học sau các sự kiện chính trị xảy ra ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh, sự nghiệp cách mạng Việt Nam gần 90 năm qua đã giành được những thắng lợi to lớn mang tính bước ngoặt lịch sử. Nhân dân ta kiên định sự nghiệp đổi mới, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng và hướng tới là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 4 2020 lúc 20:29

2. Vì sao năm 1917 ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?

- Cách mạng tháng Hai(2/1917) đã lật đổ chế độ Nga Hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

- Cách mạng tháng Mười(10/1917) do Lê – Nin và Đảng Bôn – sê – vich lãnh đạo, lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết,đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Bình luận (0)
Trịnh Long
10 tháng 4 2020 lúc 20:32

Câu 4 :

Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã phá vỡ mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, đánh dấu bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử thế giới hiện đại. Đó là, lần đầu tiên trên thế giới, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, liên minh công nhân, nông dân và binh lính Nga đã đồng loạt đứng lên, lật đổ chế độ Nga hoàng, lập ra Nhà nước Xôviết - Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới; đưa nhân dân Nga từ thân phận nô lệ thành người làm chủ; đồng thời mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga - kỷ nguyên độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khác với tất cả các cuộc cách mạng xã hội từng diễn ra trong lịch sử loài người, chỉ nhằm thay thế một phương thức bóc lột này bằng một phương thức bóc lột khác, Cách mạng Tháng Mười Nga đã thủ tiêu mọi hình thức bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc; đã đập tan chủ nghĩa đế quốc ở khâu yếu nhất, từ đó phân chia thế giới thành hai chế độ đối lập nhau là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, mở đường thắng lợi cho độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đồng thời, mở ra con đường cách mạng vô sản cho giai cấp công nhân ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc; mở đầu sự gắn bó chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc thành một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc; đánh dấu sự thắng lợi và mở đường cho chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào tất các quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới, nhất là các nước thuộc địa và phụ thuộc.

=>Dạy vô sản chống tư sản.

Câu 5:

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.

+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 4 2020 lúc 20:35

4. Giải thích ý kiến của anh (chị) về nhận định: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức thời đại giải phóng dân tộc.

Cuộc cách mạng vĩ đại đó của giai cấp vô sản Nga đã khai phá con đường đi lên CNXH cho toàn thể nhân loại, đưa đến khả năng sáng tạo to lớn và cách mạng triệt để của giai cấp vô sản cùng nhân dân lao động ở các nước trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, đế quốc. Đồng thời, trở thành “ngọn đuốc” soi đường, chỉ lối cho giai cấp vô sản các nước vững niềm tin bước lên vũ đài chính trị với tư cách là giai cấp trung tâm của thời đại mới-“hạt nhân” của phong trào cách mạng thế giới, đưa thời kỳ “bão táp cách mạng” từ châu Âu lan tỏa nhanh chóng và mạnh mẽ sang châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin, đã khiến cho giai cấp tư sản vô cùng hoảng sợ, buộc phải lùi bước, xuống thang và điều chỉnh để tồn tại.

Thực tiễn cho thấy, sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với đường lối phù hợp với tiến bộ xã hội, Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu là lãnh tụ V.I.Lênin đã lãnh đạo giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, khoa học-kỹ thuật, văn hóa-xã hội, quốc phòng, an ninh... đưa Liên Xô từ nước tư bản trung bình trở thành quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Điều đó tạo nên thế và lực để Hồng quân Liên Xô trở thành lực lượng chủ yếu quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít, cứu nhiều dân tộc trên thế giới thoát khỏi thảm họa diệt chủng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Dưới tác động to lớn, sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga và chế độ XHCN ở Liên Xô, hàng loạt nước trên khắp các châu lục đã tiến hành thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, giành được độc lập; nhiều quốc gia, dân tộc đã lựa chọn con đường phát triển lên CNXH.

Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga đến cuối thập niên 1980, CNXH hiện thực với mục tiêu “độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội” đã trở thành giá trị phổ quát mang tính thời đại, được đông đảo các nước, các dân tộc trên thế giới hướng tới xây dựng và nhanh chóng phát triển thành một hệ thống XHCN hùng mạnh trên thế giới. Thực tế đó đã làm sụp đổ hệ thống thuộc địa do chủ nghĩa thực dân, đế quốc được thiết lập trên toàn thế giới trong nhiều thế kỷ; do đó, sự “vĩnh hằng” của CNTB không còn nữa, nó đã bị phủ định về mặt nguyên tắc; mọi mưu toan của các thế lực phản động, cơ hội chính trị hòng bôi nhọ, xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và CNXH, phủ nhận những giá trị to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga đều vô vọng.

Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 4 2020 lúc 20:36

5. Nguyên nhân nào dẫn đến việc bùng nổ CTTG II? Từ thực tiễn đó, các nước cần làm gì để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới mới ?

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa,so sánh lực lượng trong thế giới tư bản thay đổi căn bản.

+ Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1932 làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

+ Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bình luận (0)
Thảo Phương
10 tháng 4 2020 lúc 20:40

6. Có đúng hay không khi nhận định rằng : Thủ phạm gây ra chiến tranh là Đức, Italia, Nhật Bản nhưng Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ CTTG II ?​

Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, tuy nhiên, Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, vì trước hành động xâm lược của phe phát xít, các nước này đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa, các nước này còn thực hiện hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, đào sâu mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, đồng thời chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô đã tạo điều kiện để phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật châm ngòi lửa chiến tranh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Võ Yến Nhi
Xem chi tiết
Trần Lam Sơn
Xem chi tiết
Đỗ Mạnh Hữu
Xem chi tiết
Phạm Đức Thắng
Xem chi tiết
Võ thị mỹ nhung
Xem chi tiết
Lê Minh Sơn
Xem chi tiết
Thanh Quỳnh
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
Xem chi tiết
Ngô Ngọc Huy
Xem chi tiết