Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước

Bxxsdfc

1.Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đã có hành động gì?

2.Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

3.Vua Gia Long chú trọng củng cố luật pháp như thế nào?

4.Em có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn?

5.Nhà Nguyễn đã thi hành những biệp pháp gì để củng cố quân đội?

6.Chính sách ngoại giao của các vua Nguyễn như thế nào?

7.Thảo luận: Nhận xét về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn? Hậu quả của chính sách đó?

8.Tình hình nền kinh tế nông nghiệp nước ta đầu thế kỉ XIX?

9.Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào?

10.Thủ công nghiệp thời Nguyễn có những đặc điểm gì?

11.Mặc dù có nhiều tiềm lực nhưng vì sao thủ công nghiệp không phát triển được?

12.Chính sách ngoại thương của nhà Nguyễn được thể hiện như thế nào?

13.Những hạn chế trong việc cai trị đất nước của triều Nguyễn? Hậu quả của nó?

Phúc
23 tháng 3 2020 lúc 11:02

2.Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?

Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

=> Tăng cường tính tập quyền của nhà nước từ trung ương đến địa phương.

4.Em có nhận xét gì về cách tổ chức đơn vị hành chính dưới triều Nguyễn?

- Bộ máy chính quyền được hoàn thiện từ thời Nguyễn Ánh và Minh Mạng.

+ Năm 1802 khi lên ngôi Nguyễn Ánh đã tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến các địa. Tổ chức các đơn vị hành chính, cả nước được chia thành ba vùng: Bắc Thành, Gia Định thành và các trực doanh do triều đình trực tiếp quản lý.

+ Đến thời Minh Mạng, năm 1831 - 1832, bộ máy chính quyền hoàn chỉnh hơn, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ.

- Về luật pháp: Ban hành bộ luật Gia Long với các quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

* Nhận xét:

- Bộ máy nhà nước ngày càng hoàn chỉnh và chặt chẽ.

- Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ.

- Những cải cách đó nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua vì vậy nhà nước thời Nguyễn vẫn là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.

7.Thảo luận: Nhận xét về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn? Hậu quả của chính sách đó?

- Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.

- Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao "đóng cửa", khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây. => Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.

9.Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào?

Công cuộc khai hoang của triều Nguyễn đã có tác dụng:

+ Giải quyết tình trạng đất hoang hóa, tăng thêm diện tích đất canh tác.

+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Tâm Như
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Tai Tan
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu My
Xem chi tiết
thuy truong
Xem chi tiết
Giang Madridista
Xem chi tiết
Jinni Nguyễn
Xem chi tiết
thao Nguyen
Xem chi tiết
Lê Vy
Xem chi tiết