Văn bản ngữ văn 9

Huyền Trần

về nhân vật vũ nương trong chuyện người con gái nam xương gieo mình xuống sông tự vẫn có ý kiến cho rằng :đó là phản ứng tiêu cực của kẻ yếu, muốn tìm cái chết giải thoát. nhưng ý kiến khác lại khẳng định: đó là hành động mạnh mẽ, dứt khoát cuar người phụ nữ trọng danh tiết hơn cả mạng sống

Thời Sênh
15 tháng 7 2019 lúc 8:22

Hai ý kiến điều có phần đúng

Ý thứ nhất : mạng người là rất quan trọng. Vũ Nương chết là thiệt thân, đồng thời để lại bao đau đớn, xót xa cho những người ở lại, đặc biệt là đứa con còn nhỏ dại. Nàng nên bình tĩnh tìm ra những cách giải quyết khôn khéo hơn để không những minh oan được cho mình, mà còn có thể sống để nuôi dạy con...

- Ý thứ 2 : “Chết vinh còn hơn sống nhục” là một nét đẹp trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Vũ Nương đã dùng cái chết để giải nỗi oan khuất và để chứng minh cho sự thủy chung, trong sáng của mình. Do đó, cái chết ấy đã làm ngời sáng lên những phẩm chất cao đẹp của nàng.
- Nếu nàng sống mà nỗi oan chưa được sáng tỏ thì con của nàng cũng phải chịu nhiều lời bàn tán vì có một người mẹ thất tiết…

* Hai ý kiến trên đều theo chiều hướng tích cực. Nhưng ý kiến thứ 2 được đánh giá cao hơn vì đã “cộng hưởng” với tác phẩm.

Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
14 tháng 7 2019 lúc 8:15

Tham khảo các ý nhé !

- Với đặc trưng riêng của thể loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Tại đây, Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
- Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.
- Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ…
=> Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.

Bình luận (0)
Ngố ngây ngô
14 tháng 7 2019 lúc 9:35

Mình đồng tình với ý thứ nhất : đó là phản ứng tiêu cực của kẻ yếu muốn tìm đến cái chết để giải thoát. Khi chúng ta bị ai đó vu oan thì bản thân phải bình tĩnh tìm bằng chứng để chứng minh mình trong sạch chứ không thể nào dùng cái chết để giải quyết mọi chuyện được. Các bạn thanh thiếu niên cũng chú ý nhé chuyện đâu còn có đó

Bình luận (3)
B.Thị Anh Thơ
14 tháng 7 2019 lúc 10:15

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện - Hải Dương. Ông là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là "Truyền kỳ Mạn Lục" gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện "vợ chàng Trương". Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ - của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương "vừa trắng lại vừa tròn". Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã "luôn giữ gìn khuôn phép... thất hòa" chứng tỏ nàng rất khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên "chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong... thế là đủ rồi". Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: "Mỗi khi bướm lượn đầy vườn mây che kín núi thì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được"

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

"Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong"

(Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách chồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình trên tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ "công" với nhà chồng. Đây là điều rất đáng trân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời trăn trối của bà trước khi qua đời "Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ". Vũ Nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất - vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học.

Trương Sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn "mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi", bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giãi tỏ nỗi lòng trong trắng của mình. Nàng "tắm gội chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu... phỉ nhổ". Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình.

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương (thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "thà chết trong còn hơn sống đục" với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch của Vũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người - của phụ nữ. Ông tố cáo xã hội phong kiến với những hủ tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu sống với hủ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. Chuyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

Bình luận (0)
Lê Thị Thanh Vạn
19 tháng 9 2019 lúc 22:25

-Tuy việc phản đối hành động của Vũ Nương "tự vẫn" không cộng hưởng, cùng chung ý tưởng với tác phẩm nhưng đó là suy nghĩ của cá nhân em ( dẫn chứng phản biện):

+Nếu Vũ Nương kiên nhẫn chở chồng 3 năm đi lo việc nước thì tại sao không chở được đến lúc bé Đản chỉ chiếc bóng là cha của nó.

+ Vũ Nương sinh ra trong thời lọan thế, loạn tục, nên biết rõ ràng mình phận đàn bà thời phong kiến , không được tôn trọng . Muốn sống được phải mạnh mẽ vươn lên , dù tổn thương cũng không được gục ngã mới tồn tại được

+ Tình yêu của Vũ Nương và Trương Sinh quá mong manh, nó mong manh đến nỗi có thể vỡ tan bởi một lời nói. Vậy tại sao Vũ Nương phải hy sinh mình vì một tình yêu như thế , một tình yêu không có sự tinh tưởng, một tình yêu không xứng đáng

+ Ta liên hệ đến truyện của Thị Kính , tại sao Vũ Nương không lựa chọn con đường " nương nhờ cửa Phật" giống Thị Kính mà lại đi tự vẫn. Trong khi mẹ chồng Thị Kính không thiện cảm với thị, thì Vũ Nương lại được phần hơn là được mẹ chồng yêu quý và tôn trọng.

+ Nếu đặt vấn đề tình cảm để giải quyết, giữa sự lựa chọn TÌNH YÊU, SỰ TRONG SẠCH và NGƯỜI CON MÌNH ĐỨT RUỘT SINH RA. Thì chắc chắn rằng, người mẹ nào cũng nghĩ đến con minh hàng đầu (Lý giải: chồng có thể không có, không chung thủy ,yêu thương Vũ Nương đến hết quãng đởi nhưng đứa con thì khác bởi đứa con chỉ có một mẹ -một tình yêu không thể thay thế)

+ Hành động của Vũ Nương có thể nói là "nông cạn". Bé Đản quá nhỏ để có thể lìa xa vòng tay mẹ=> đáng thương, mồ côi mẹ=> Nếu Vũ Nương làm vậy thì có nghĩ rằng lớn lên Đản sẽ biết mình không có mẹ vì sự ghen tuông của cha, vì hành động vũ phu, bôi nhọa mẹ mà mẹ mới phải chết => Vậy Đản sẽ còn yêu thương cha Đản nữa chăng, hay Đản sẽ hận đời, hận thời phong kiến , hận cha nên mình mới ko có mẹ và Đản có thể là người xấu sống tiêu cực.

+ Và quan trọng hơn hết là cuộc sống hiện thực và cổ tích là 2 thế giới trái ngược nhau, nếu như không có những yếu tố kì ảo trong chuyện qua ngòi bút của Nguyễn Du thì Vũ Nương sẽ được giải oan chăng? Trong cuộc sống, không phải chết là hết nếu như không có chi tiết kì ảo thì Vũ Nương ko được minh oan=> chấp nhận số phận và bị coi là "thất tiết".

+........................( dạ hết rùi ạ ^-^)!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Long Lười
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Duy Khánh
Xem chi tiết
Cơn Gió Lạnh
Xem chi tiết
Phương Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Minatoshi Natzu
Xem chi tiết
Hợp Nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn phương ngọc
Xem chi tiết
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết