Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của Hiđro

Tâm Đặng Thanh

C1 có lọ đậy kín nút đựng 1 trong các khí sau : Oxi,Hidro,Cacbonic hãy nêu phương pháp hóa học để biết các chất khí đựng trong mỗi bình viết phương trình hóa học nếu có

C2 khí Hidro và Metan khi đun nóng trong Oxi đều cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt không khói cũng tạo ra hỗn hợp nổ với không khí khi cháy cũng tạo ra hơi nước.Vậy làm thế nào để phân biệt được 2 khí này

C3 cho 3,25g Kẽm tác dụng với HCl vừa đủ.Dẫn toàn bộ khí sinh ra cho đi qua 6g CuO đun nóng

a) viết phương trình

b) chất nào (CuO hay H2) còn dư sau phản ứng?Khối lượng của chất còn dư là bao nhiêu ?

c) tính khối lượng Cu và thể tích của H2 đktc sau phản ứng

Thục Trinh
19 tháng 2 2019 lúc 18:22

Câu 1:

Lấy một que đóm còn tàn lửa hồng để lần lượt vào 3 lọ.

- Lọ nào làm que đóm bùng cháy là Oxi.

- Lọ làm que đóm tắt là Cacbonic.

- Lọ còn lại là Hidro.

Câu 3:

a. PTHH: \(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\\ 0,05mol:0,1mol\rightarrow0,05mol:0,05mol\)

\(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\\ 0,05mol:0,05mol\rightarrow0,05mol:0,05mol\)

b. \(n_{Zn}=\dfrac{3,25}{65}=0,05\left(mol\right)\)

\(n_{CuO}=\dfrac{6}{80}=0,075\left(mol\right)\)

Ta có tỉ lệ: \(n_{H_2}=0,05< 0,075=n_{CuO}\)

Vậy Hidro phản ứng hết, Đồng Oxit phản ứng dư.

\(n_{CuOdu}=0,075-0,05=0,025\left(mol\right)\)

\(m_{CuOdu}=0,025.80=2\left(g\right)\)

c. \(m_{Cu}=0,05.64=3,2\left(g\right)\)

\(V_{H_2}=0,05.22,4=1,12\left(l\right)\)

Bình luận (0)
Petrichor
19 tháng 2 2019 lúc 18:27

Câu 3:
\(n_{Zn}=\dfrac{3,25}{65}=0,05\left(mol\right)\)
\(n_{CuO}=\dfrac{6}{80}=0,075\left(mol\right)\)
a. PTHH:
\(Zn+2HCl->ZnCl_2+H_2\) (1)
\(CuO\left(0,075\right)+H_2\left(0,05\right)-t^o>Cu+H_2O\) (2)
Theo PT (1) ta có: \(n_{H_2}=n_{Zn}=0,05\left(mol\right)\)
Theo PT (2) ta lập tỉ lệ: \(\dfrac{0,075}{1}>\dfrac{0,05}{1}\Rightarrow\) CuO dư. H2 hết => tính theo \(n_{H_2}\)
Theo PT (2): \(n_{CuO\left(pư\right)}=0,05\left(mol\right)\)
=> \(n_{CuO\left(dư\right)}=0,075-0,05=0,025\left(mol\right)\)
=> \(m_{CuO\left(dư\right)}=0,025.80=2\left(g\right)\)
c. Theo PT (2): \(n_{Cu}=n_{H_2}=0,05\left(mol\right)\)
=> \(m_{Cu}=0,05.64=3,2\left(g\right)\)
Theo PT (2): \(n_{H_2}=0,05\left(mol\right)\)

=> \(V_{H_2\left(đktc\right)}=0,05.22,4=1,12\left(l\right)\)

Bình luận (0)
Petrichor
19 tháng 2 2019 lúc 19:09

Câu 1:
- Dẫn các khí trên qua dung dịch nước vôi trong (Ca)OH2 dư. Khí nào làm đục nước vôi trong => đó là khí CO2.

PTHH: \(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
- Cho que đóm còn tàn đỏ vào các khí còn lại, nếu que đóm bùng cháy => đó là khí O2.
- Dẫn khí H2 qua CuO nung nóng, Cu chuyển từ màu đen sang đỏ =>đó là H2.

PTHH: \(CuO+H_2-t^o>Cu+H_2O\)

Bình luận (0)
Hải Đăng
19 tháng 2 2019 lúc 20:01

C1 có lọ đậy kín nút đựng 1 trong các khí sau : Oxi,Hidro,Cacbonic hãy nêu phương pháp hóa học để biết các chất khí đựng trong mỗi bình viết phương trình hóa học nếu có

dẫn lần lượt từng khí vào dd Ca( OH)2

+ thấy có kết tủa là CO2

Ca( OH)2+ CO2----> CaCO3+ H2O

+ không có hiện tượng gì là O2 và H2

đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng 2 lọ khí còn lại

+ que đóm bùng cháy là O2

khí còn lại là H2

Bình luận (0)
Petrichor
19 tháng 2 2019 lúc 22:11

Câu 2:
- Trích khí H2 và CH4 thành 2 mẫu nhỏ
- Đốt hoàn toàn hai mẫu thử trên trong trong không khí giàu oxi, sau đó dẫn sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2

---Sản phẩm cháy của mẫu thử nào làm vẩn đục nước vôi trong là CH4
PTHH: \(CH_4+2O_2-t^o->CO_2+2H_2O\)
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2->CaCO_3\downarrow+H_2O\)
---Sản phẩm cháy không làm vẩn đục nước vôi trong là H2.
PTHH: \(2H_2+O_2-t^o->2H_2O\)

Bình luận (0)
Tâm Đặng Thanh
19 tháng 2 2019 lúc 20:55

còn câu 2

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thuỳ Trang
Xem chi tiết
Hữu Tám
Xem chi tiết
Nguyễn Long
Xem chi tiết
Nga Liên Kim
Xem chi tiết
Trần Hương Giang
Xem chi tiết
Hoàng Thuỳ Trang
Xem chi tiết
Hoàng Thuỳ Trang
Xem chi tiết
hùng
Xem chi tiết
Hoàng Trung Hiếu
Xem chi tiết