Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

Nguyễn Văn Anh

- Các cơ quan và hoạt động của hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân nào? Hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả .

- Khẩu phần ăn là gì? Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cần dựa trên những nguyên tác nào?

- Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?

- Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?

Thời Sênh
8 tháng 1 2019 lúc 14:58

(1)

Tác nhân Các cơ quan và hoạt động bị ảnh hưởng
vi khuẩn răng , dạ dày , ruột , các tuyến tiêu hóa
giun sán ruột , các tuyến tiêu hóa
ăn uống ko đúng cách các cơ quan tiêu hóa , hoạt động tiêu hóa , hoạt động hấp thụ
khẩu phần ăn ko hợp lí các cơ quan tiêu hóa , hoạt động tiêu hóa , hoạt động hấp thụ

Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả :
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

(2) Khi lập khẩu phần ăn cần dựa trên những nguyên tắc :
- Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng.
- Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.
- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
* Khẩu phần: Là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

(3)

Thực phẩm sạch và an toàn là thực phẩm không chứa các chất có thể hoặc có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của con người: chất hóa học độc hại từ thuốc trừ sâu, các ion kim loại nặng, các nguồn ô nhiễm cơ học như phân hay nước bẩn, các vi sinh vật hay bụi bẩn… từ môi trường nhiễm vào thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm.

(4)

Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần:

- Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.

- Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.

- Nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay, thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.
Bình luận (0)
Đạt Trần
8 tháng 1 2019 lúc 14:58

1)Các tác nhân:

Có rất nhiều tác nhân có thể gây hại cho hệ tiêu hóa ở những mức độ khác nhau :
- Răng có thể bị hư hại khi trong thức ân, đó uống hay kem đánh răng thiếu chất canxi (Ca) và fluo (F). hoặc do vi khuẩn lên men nơi vết thức ăn còn dính lại tạo ra môi trường axit làm hỏng lớp men răng và ngà răng.
- Dạ dày và tá tràng có thể bị viêm loét bởi hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori kí sinh ở lớp dưới niêm mạc của những cơ quan này.
- Các đoạn ruột khác nhau cũng có thể bị viêm do nhiễm độc dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy. Các chất độc có thể do thức ăn ôi thiu, do vi khuẩn tả, thương hàn... hay kí sinh trùng amip tiết ra.
- Các tuyến tiêu hóa có thể bị viêm do các loại vi khuẩn, virut kí sinh gây ra. Gan có thể bị xơ (tế bào gan bị thoái hóa và thay vào đó là mô xơ phát triển) do viêm gan tiến triển, hay do tế bào gan không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoặc do tế bào gan bị đầu độc và hủy hoại bởi rượu, các chất độc khác.
- Hoạt động tiêu hóa còn có thể bị ngăn trở và giảm hiệu quả do giun sán sống kí sinh trong ruột (chúng có thể gây tắc ống mật, tắc ruột và cướp mất một phần chất dinh dưỡng của cơ thể). Các trứng giun sán thường dính trên bề mặt rau, củ không được rửa sạch và có thể sẽ lọt vào ruột khi ta ăn uống.
- Hoạt động tiêu hoá và hấp thụ có thể kém hiệu quả do ăn uống không đúng cách
2) Biện pháp:

-Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
-Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
-Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
-Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.

Bình luận (0)
Đạt Trần
8 tháng 1 2019 lúc 15:00

2) Khẩu phần ăn là:

Khẩu phần ăn của người và động vật là tiêu chuẩn ăn (nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết) trong một ngày đã được cụ thể hoá bằng các các loại thức ăn xác định với khối lượng (hoặc tỷ lệ) nhất định.

3) Nguyên tắc:

- Đảm bảo phù hợp nhu cầu của từng đối tượng.
- Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.
- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Bình luận (0)
Đạt Trần
8 tháng 1 2019 lúc 15:01

5) Thực phầm an toàn và sạch:

Những thực phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế biến vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng.

6) Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần:

- Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.

- Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.

- Nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay, thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
8 tháng 1 2019 lúc 15:05

*-Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả:

Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn để bảo vệ răng và các cơ quan khác trong khoang miệng.
Ăn uống hợp vệ sinh để tránh các tác nhân gây hại cho các cơ quan tiêu hóa.
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh cho các cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá sức.
Ăn chậm nhai kĩ : ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị; tạo bầu không khí vui vẻ thoải mái khi ăn ; sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí để sự tiêu hóa được hiệu quả.
*Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày.

Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lí cần dựa trên những nguyên tắc:

- Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

- Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ.

*Những thực phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế biến vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng.

*Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm cần:

- Chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc và mùi vị lạ.

- Dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn.

- Nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay, thức ăn chưa dùng hết phải bảo quản đúng cách.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Bangtan Sonyeondan
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Khánh Uyên Hồ
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Olivia
Xem chi tiết
Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Lê Thị Cẩm Hoài
Xem chi tiết
Phong Thần
Xem chi tiết