Văn bản ngữ văn 9

do thai

bàn luận về đức tính khiêm nhường của con người trong cuộc sống hiên nay

Hắc Hường
8 tháng 8 2018 lúc 16:01

A. Mở bài

Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.

B. Thân bài

1) Giải thích

Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.

2) Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác. Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ. Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh. 3) Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường? Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh. Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân. Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Dẫn chứng: Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác: “Nhà gác đơn sơ, một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống. 4) Mở rộng Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. C. Kết bài Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người. Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.

Tham khảo: Đức tính khiêm nhường | vanmaulop9

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Hân Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Đỗ Minh
Xem chi tiết
manh doan
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
arasaki
Xem chi tiết
trần hữu tùng dương
Xem chi tiết
Tạ Thị Xuân Mai
Xem chi tiết
Akira Yuuki
Xem chi tiết