Chương II : Tam giác

Cù Minh Duy

Cho \(\Delta ABC\) đều. H là trung điểm của BC. Trên cạnh AB lấy điểm D, trên tia đối của tia CA lấy điểm E sao cho BD=CE, các đường vuông góc với BC hạ từ D,E lần lượt cắt BC tại M và N. DE cắt BC tại I.

a. Chứng minh: \(\Delta ABH=\Delta ACH\)

b. Chứng minh: I là trung điểm của đoạn DE

c. Đường thẳng đi qua I và vuông góc với DE cắt đường thẳng AH tại K. Chứng minh rằng: \(CK\perp AC\)

Akai Haruma
4 tháng 8 2018 lúc 17:23

Lời giải:

a)

Xét tam giác $ABH$ và $ACH$ có:
\(AB=AC\) do tam giác $ABC$ đều

\(BH=CH=\frac{BC}{2}\)

\(AH\) chung

\(\Rightarrow \triangle ABH=\triangle ACH(c.c.c)\)

b) Vì tam giác $ABC$ đều nên \(\widehat{DBM}=\widehat{ACH}\)

\(\widehat{ACH}=\widehat{ECN}\) (đối đỉnh)

\(\Rightarrow \widehat{DBM}=\widehat{ECN}\)

Xét 2 tam giác vuông $BDM$ và $CEN$ có:

\(\left\{\begin{matrix} BD=CE\\ \widehat{DBM}=\widehat{ECN}\end{matrix}\right.\Rightarrow \triangle BDM=\triangle CEN(ch-gn)\)

\(\Rightarrow DM=EN\)

Lại có: \(DM\parallel EN\) (cùng vuông góc với BC)

\(\Rightarrow \widehat{MDI}=\widehat{NEI}\) ( so le trong)

Xét tam giác $MDI$ và $NEI$ có:

\(\widehat{MDI}=\widehat{NEI}(cmt)\)

\(DM=EN\)

\(\widehat{DMI}=\widehat{ENI}=90^0\)

\(\Rightarrow \triangle MDI=\triangle NEI(g.c.g)\Rightarrow DI=EI\), do đó $I$ là trung điểm của $DE$

Bình luận (0)
Akai Haruma
4 tháng 8 2018 lúc 17:32

c) Vì $I$ là trung điểm của $DE$ (đã chứng minh ở phần b)

\(KI\perp DE\) nên $KI$ là đường trung trực của $DE$

Do đó: \(KD=KE\)

Mặt khác: Vì theo phần a, \(\triangle AHB=\triangle AHC\Rightarrow \widehat{AHB}=\widehat{AHC}\)

\(\widehat{AHB}+\widehat{AHC}=180^0\Rightarrow \widehat{AHB}=\widehat{AHC}=90^0\)

Do đó: \(AH\perp BC\) hay $KH\perp BC$

Mà $H$ là trung điểm $BC$ nên $KH$ là đường trung trực của $BC$

Do đó: \(KB=KC\)

Xét tam giác $BDK$ và $CEK$ có:

\(BD=CE\) (giả thiết)

\(BK=CK\) (cmt)

\(DK=EK\) (cmt)

\(\Rightarrow \triangle BDK=\triangle CEK(c.c.c)\)

\(\Rightarrow \widehat{DBK}=\widehat{ECK}\)

Lại thấy: \(\widehat{DBK}=\widehat{ABK}=\widehat{ACK}\) (dễ thấy do \(\triangle ABK=\triangle ACK(c.c.c)\) ))

Do đó: \(\widehat{ECK}=\widehat{ACK}\) . Hai góc này lại là 2 góc bù nhau nên mỗi góc bằng $90^0$

\(\Rightarrow AC\perp CK\) (đpcm)

Bình luận (0)
Akai Haruma
4 tháng 8 2018 lúc 17:33

Chương II : Tam giác

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Meopeow1029
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Nga
Xem chi tiết
Lê Thanh Thúy
Xem chi tiết
Nga Pham
Xem chi tiết
bùi thị như quỳnh
Xem chi tiết
Như Ngọc
Xem chi tiết
Trần Đông
Xem chi tiết
KHOA MINH
Xem chi tiết
chi vũ
Xem chi tiết