Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Hà Nguyễn

Em hãy nêu cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt

Ai giúp mik với mình đang cần gấp

Isolde Moria
13 tháng 11 2016 lúc 12:24

Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt chống quân Tống xâm lược
- Chọn được vị trí nơi phòng thủ thuận lợi cho ta: phòng tuyến sông Như Nguyệt
- Cách tấn công:
+ Đoán định được lực lượng chủ chốt của địch
+ Tiến hành tiêu giệt lực lượng quân thuỷ
+ Chặn đường lương thực
+ Đánh lạc hướng của địch
+ Mở cuộc tấn công khi thời cơ đến
- Cách kết thúc chiến tranh: giặc thua nhưng lại giảng hoà với chúng

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
13 tháng 11 2016 lúc 14:36

Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

Bình luận (0)
lê huân
2 tháng 11 2018 lúc 21:55

1. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc.
2. Tấn công quyết liệt.
3. Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động,phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công.
4. Sự kết hợp khéo léo giữa tiến công và phòng ngự tích cực.
5. Vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Chuột Chuột
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hà Uyên
Xem chi tiết
Mạnh
Xem chi tiết
Huỳnh Trọng Phúc 28
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyen Thi Phuong Anh
Xem chi tiết
cao thị tâm
Xem chi tiết