Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Lê Cẩm Bình
Xem chi tiết
nguyen hoang anh
26 tháng 2 2016 lúc 8:29

Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:
+ Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
VD:
Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi :
– Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?

(Tô Hoài)
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật.
VD :
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường

                      (Trần Đăng Khoa)
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động tính chất của thiên nhiên
VD :
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận

                    (Trần Đăng Khoa)
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
VD :
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất ?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai

(Ca dao)
Em hỏi cây kơ nia
Gió mày thổi về đâu
Về phương mặt trời mọc…

                     (Bóng cây kơ nia)                      okm nhe 2

4

Bình luận (0)
Lê Cẩm Bình
26 tháng 2 2016 lúc 8:41

thanks nhé

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thùy Linh
24 tháng 8 2017 lúc 18:20

" tôi đi học" tô đậm cảm giác trong sánh nảy nở trong lòng nhân vật tôi .....

Bình luận (0)
Sawada Tsunayoshi
25 tháng 2 2016 lúc 22:05

Nhân hóa có 3 kiểu:

1, Dùng những từ vốn gọi người đẻ gọi vật

2, Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

3,Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Bình luận (0)
Phan Thùy Linh
25 tháng 2 2016 lúc 22:01

Nhân hóa để tả hình dáng

Nhân hóa để tả hoạt động

Nhân hóa để tả tâm trạng

Nhân hóa để tả tâm trạng

Bình luận (0)
Bùi Hà Chi
25 tháng 2 2016 lúc 22:02

Nhân hóa có 3 kiểu:

1, Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ vật

2, Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

3, Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Bình luận (0)
Tiểu thư họ Nguyễn
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
25 tháng 2 2016 lúc 21:50

Lập dàn ý miêu tả Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.

    Mở bài: Món quà định tả là món quà gì? Em có từ bao giờ và do đâu mà có?

   - Món quà em định tả là một chiếc cặp mới.

   - Bố tặng khi em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

    Thân bài:

   - Tả bao quát:

Cặp hình chữ nhật, được làm bằng da thuộc.Cặp mới nguyên, khổ to và dày, màu da đen bóng.Loại cặp có quai xách và dây mang.

   - Tả từng bộ phận:

Bên ngoài: Mặt cặp mịn, mềm, sờ êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật hơi vát ởhai bên. Trên mặt cặp có in hình hai chú chó trắng đang nô đùa trên thảm cỏ xanh.

   Hai bên cặp có hai khoá mạ kền sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào nghe “tanh tách” thật vui tai.

   Nắp cặp cổ gắn một quai xách bằng nhựa cong cong như một cái cầu.

Bên trong: Cặp gồm ba ngăn:

      + Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập.

      + Ngăn thứ hai và ba to hơn, em làm phòng ở cho các cô cậu sách vở. Các ngăn đều làm bằng da đen mềm và mịn.

   Kết bài: Cảm nghĩ của em.

   Em thích cái cặp bố mua vì đây là một kỉ niệm đánh dấu những ngày tháng học tập với sức cố gắng của em. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.

Bình luận (0)
Ngô Gia Bảo
Xem chi tiết
Đinh Tuấn Việt
25 tháng 2 2016 lúc 22:03

2. 

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

Bình luận (0)
Trần Đức Phát
Xem chi tiết
nguyen hoang anh
26 tháng 2 2016 lúc 7:30

Miêu tả nhân vật thầy Ha-men và chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng

 

Viết một bài văn miêu tả nhân vật thầy Ha-men và chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Truyện ngắn Buổi học cuối cùng của nhà văn nổi tiếng An-phông-xơ Đô- đê (1840 – 1897) kể về lớp Tiểu học ở một làng quê nhỏ bé vùng An-dát, Lo-ren vào thời kì bị quân Phổ (Đức) chiếm đóng. Chính quyền Phổ sau khi thắng Pháp đã cắt phần đất giáp biên giới này nhập vào nước Phổ và ra lệnh các trường học phải dạy bằng tiếng Đức. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và cảm động. Hai nhân vật chính của truyện là chú học trò Phrăng và thầy giáo già Ha-men. Diễn biến tâm lí của hai nhân vật này được nhà văn miêu tả rất tự nhiên, chân thực. Sáng hôm nay, lúc đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Đức, Phrăng đã nghĩ bụng: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi tới trường, điều làm cho chú lạ lùng hơn nữa là không khí lớp học mọi ngày ồn ào như vỡ chợ thì lúc này mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Nhìn qua cửa sổ, Phrăng thấy các bạn đã ngồi vào chỗ và thầy Ha-men đang đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Cậu bé rón rén mở cửa bước vào lớp trước sự chứng kiến của mọi người. Cậu đỏ mặt tía tai và sợ hãi vô cùng. Chỉ khi đã ngồi xuống chỗ của mình, cậu mới hoàn hồn và..

Bình luận (0)
Trần Đức Phát
26 tháng 2 2016 lúc 21:27

cảm ơn NGUYỄN HOÀNG ANH

 

Bình luận (0)
nguyễn thị thanh huyền
5 tháng 3 2017 lúc 14:55
Trong bu ổi học cuối c ùng hình ảnh thầy Ha - men hi ện l ên th ật khác với những ng ày thư ờng. Thầy mặc chiếc áo r ơ - đanh - gôt màu xanh l ục diềm lá sen gấp nếp mịn v à đ ội m ũ tr òn b ằng lụa đen th êu. Đó là b ộ lễ phục c h ỉ d ùng vào nh ững ng ày đ ặc biệt khi có thanh tra ho ặc phát th ư ởng. Mái tóc đ ã l ốm đốm bạc của thầy đ ư ợc chải gọn g àng. Th ầy đi đôi gi ầy đen rất hợp với bộ trang phục của thầy. Th ầy chuẩn bị b ài h ọc rất chu đáo. Giáo án đ ư ợc viết bằng thứ mực đắt tiền; n h ững dòng ch ữ nghi êng nghiêng, n ắn nót nổi bật tr ên n ền giấy trắng tinh. Giọng thầy giảng b ài d ịu d àng; l ời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nh ã nh ặn, trong suốt buổi học thầy không gi ận dữ quát mắng học sinh một lời n ào. Ngay c ả với Phrang đi học muộn, thầy c ũng chỉ nh ẹ nh àng m ời v ào l ớp. Tất cả học sinh đều thấy thầy ch ưa bao gi ờ ki ên nh ẫn đến thế. Trong bài gi ảng của m ình th ầy luôn ca ng ợi tiếng Pháp - tiêng nói dân t ộc - và t ự ph ê bình mình c ũng nh ư m ọi ng ư ời có lúc sao nh ãng vi ệc học tập v à d ạy tiếng Pháp. Mỗi lúc nói đ ến đó giọng thầy nghẹn lại, lạc đi v à gương m ặt hằn l ên nh ững nếp nhăn đau đớn. Th ầy c òn nh ấn mạnh rằng, chính ti ếng Pháp l à chìa khóa trong ch ốn lao t ù... Bu ổi học cuối c ùng k ết thúc, những tiếng đồng hồ báo thức khiến thầy xúc động mạnh m ặt thầy tái đi, nghẹn ng ào không nói lên l ời. Thầy viết thật to l ên b ảng d òng ch ữ: N ư ớc Pháp muôn năm. Nh ững thay đổi của th ầy Ha - men trong bu ổi học cuối c ùng đ ã kh ẳng định chắc chắn: Th ầy l à ngư ời y êu ngh ề dạy học, y êu ti ếng mẹ đẻ, v à là ngư ời y êu dân yêu nư ớc Pháp sâu s ắc. Thầy đ ã đ ể lại ấn t ư ợng khó qu ên trong lòng ng ư ời đọc.
Bình luận (0)
Châu Tiểu Phụng
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Tuấn
25 tháng 2 2016 lúc 21:20

mình sẽ giúp bạn khi có thời gian vì bài của mình quá dài

 

Bình luận (0)
Châu Tiểu Phụng
25 tháng 2 2016 lúc 21:22

ngày mai phải nộp rồi.

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Tuấn
25 tháng 2 2016 lúc 21:29

làm ơn đi bố mẹ mình bảo tắt máy rồi

 

Bình luận (0)
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Lê Đức Anh
25 tháng 2 2016 lúc 20:49

mik chưa học tới bài đó

 

Bình luận (0)
Pro Hùng Anh
25 tháng 2 2016 lúc 20:56

bucminh

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Tuấn
25 tháng 2 2016 lúc 21:23

''rừ láy'' là cái gì   .....?!oho 

Bình luận (0)
Ho Thi Hanh
Xem chi tiết
Phạm Thị Thanh Huyền
29 tháng 10 2016 lúc 14:11
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. 

Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.

Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!

Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

Bình luận (0)
Đinh Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Châu Tiểu Phụng
25 tháng 2 2016 lúc 21:14

   Ngày xưa. trong một khu rừng sâu không ai biết đến, có một đôi bạn thân là Bê Vàng và Dê Trắng. Đôi bsjn sống với nhau thật đầm ấm, vui vẻ.

   Thế rồi, một năm trời hạn hán. Mặt trời nóng như đổ lửa, mọi sông suối đều cạn khô, cỏ cây khô héo, tre nứ nổ lốp bốp khắp rừng. Chim ngừng hót.Suối ngừng chảy trơ những hòn đá cuội khắp dòng suối. Cái nóng hầm hập làm cây cối, chim muông trong rừng chết khát. Đôi bạn cũng trong cảnh ngộ đó, đói, khát vô cùng, cứ đi ra đi vào ngóng trời mưa xuống. Họ sống trong sự chờ đợi và cái chết đến bất kì lúc nào. Dê Trắng yếu ớt không chịu nổi nữa. Bộ lông chú xù ra, xơ xác. Đôi mắt sáng ngày nào bây giờ đờ đẫn nhìn ra, thật tội nghiệp.

    Bê Vàng quyết định đi tìm nơi nào có nước để cùng bạn vào đó sinh sống. Bê Vàng đi vào rừng sâu hơn, qua những ngọn núi cao, qua những vực thẳm đá dựng nhọn hoắt... Bê Vàng cứ mải mê đi mà chưa tìm được nơi nào có nước. Cứ như vậy quên mất cả lối về. 

Dê Trắng ở nhà chờ mãi, chờ mãi mà không thấy bạn về. Nó quyết định đi tìm bạn. Nó đi theo lối Bê đã đi, vừ đi vừa gọi: "Bê! Bê!". ,mặc cho cây rừng cản lối, mặc cho gai cào rách thịt, lòng thương bạn khiến Dê Trắng quên cả đau đớn. Tiếng gọi thảm thiết của Dê chỉ có tiếng vách núi vọng lại:"Bê! Bê!". Cho đến bây giờ tiếng kêu của loài Dê như chúng ta đã biết.

      Bạn bà là nghĩa thương thân, đúng vậy. Đã là bạn bè phải biết thương yêu và giúp đỡ nhau như câu chuyện của hai chú Bê Vàng và Dê Trắng phải không các bạn? 

Bình luận (2)
Châu Tiểu Phụng
25 tháng 2 2016 lúc 20:45

Ngày xưa, rất xưa, trong rừng xanh có một đôi bạn: Bê Vàng và Dê Trắng. Một năm, trời hạn hán, suối cạn, cỏ héo quắt. Đôi bạn không có gì ăn, không thể chờ mưa xuống. Bê Vàng quyết định đi tìm cỏ, quên đường về. Dê trắng thương nhớ bạn, chạy đi tìm. Đến tận bây giờ, Dê Trắng vẫn gọi bạn "bê bê!" 

Bình luận (1)
Đinh Diễm Quỳnh
25 tháng 2 2016 lúc 20:57

Bạn ơi viết thành 1 bài văn bạn ak

 

Bình luận (1)
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
lê thị minh hồng
1 tháng 5 2018 lúc 13:19

đây là bức tranh đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của dòng tranh đông hồ, nhằm đả kích tệ tham nhũng,ức hiếp dân lành của tầng lớp thống trị phong kiến xưa. đám cưới chuột muons yên lành , vui vẻ thì phải ó lễ vật hậu hĩnh cho mèo.

phía trên là chuột đang dâng lễ vật cho mèo, phía dưới là thế thì mới có đáp cưới yên bình của họ chuộthihi

Bình luận (0)