Văn bản ngữ văn 9

Quyên Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Nguyệt
2 tháng 4 2017 lúc 6:56

T​ìm và nêu ý nghia hàm ý trong câu sau:

Trong lúc mọi người xôn xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:" - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẻ hắn. Không hiểu sao nói đến đây, bác lái xe lại liếc nhìn cô gái. Cô bất giác đỏ mặt lên!

Hàm ý:muốn cô gái cũng làm quen vs người cô độc nhất thế gian kia.

Bình luận (0)
Mai Linh
Xem chi tiết
Thảo Vy
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
31 tháng 3 2017 lúc 19:00

C1:

Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Hình ảnh"mặt trời" trong câu thơ "ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng" đó là hình ảnh thực:một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng mang lại ánh sáng,sự sống cho con người.Còn "mặt trời" ở câu "thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" đó là hình ảnh ẩn dụ gợi hình ảnh Bác Hồ.Bác mang lại ánh sáng độc lập tự do cơm no áo ấm cho người lao động.Thông qua hình ảnh ẩn dụ trên tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ,vừa thể hiện được sự tôn kính biết ơn của nhân dân,của nhà thơ đối với Bác.Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh thực:ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động,bồi hồi,trong lòng tiếc thương kính cẩn,trong lòng nặng chĩu nỗi nhớ thương.Nhịp thơ chậm,giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào viếng lăng Bác.Dòng người vào viếng Bác kết thành những tràng hoa ko chỉ là hình ảnh tả thực so sánh những dòng người xếp thành hàng dài và lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận mà còn là một ẩn dụ đẹp,sáng tạo của nhà thơ:cuộc đời của họ đã nở hao dưới ánh sáng của Bác:Những bông hoa tươi thắm đó đang hiến dâng lên Người những gì đẹp nhất."Dâng bảy mươi chín mùa xuân" hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng:con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc sống một cuộc đời tươi đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đất nước ,cho con người.

C2:

Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây trẻ trung hiếu chốn này.

Câu thơ"mai về miền Nam thương trào nước mắt" như một lời giã biệt.Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng.Từ "trào" diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt,luyến tiếc,bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác giả.Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá,rộng lờn quá.Ước nguyện của Viến Phương cũng là mong ước chung của những người đã hoặc chưa một lần nào gặp Bác.Tác giả muốn làm chim hót để âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ,muốn làm đoá hoa để toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ,muốn làm cây tre trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người.Điệp ngữ"muốn làm" kết hợp với một loạt các hình ảnh liệt kê biểu hiện trực tiếp và gián tiếp để nói lên tâm trạng lưu luyến,ước muốn,sự tự nguyện chân thành của tác giả.Hình ảnh xây tre xuất hiện khép lại abif thơ một cách khéo léo,tạo kết cấu đầu cuối tương ứng.Hình ảnh ẩn dụ"cây tre trung hiếu" trung với nước,hiếu với dân,ước nguyện được làm một cây tr cùng hàng tre quanh lăng canh giữ bảo bệ giấc ngủ bình yên cho Người.Cũng là lời hứa nguyện sống xứng đáng với lời dạy của người Viễn Phương đã nói lên niềm mong ước của mình cũng như tất cả ước nguyện của người dân Việt Nam muốn gần bên Bác và lớn lên một chút:

" Ta bên Người,Người toả sáng trong ta

Ta bỗng lớn lên ở bên Người một chút".

Bình luận (0)
Thảo Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Nguyệt
2 tháng 4 2017 lúc 7:09

Quả thật nhà thơ Hữu Thỉnh là một nhà thơ có cảm nhận vô cùng tinh tế về thu qua bài thơ"Sang thu''.Cái nhìn nhận của nhà thơ là những cái bình dị, thân thuộc của làng quê Bắc bộ.Nhà thơ cảm nhận đầu tiên về thu là hương ổi và gió se-hai thứ để nhận biết thu đã chớm chuyền cành.Không nhưng vậy,nhà thơ còn sử dụng từ"bỗng" để thể hiện sự bất ngờ vì đột ngột qua khứu giác ; và cảm nhận bằng xúc giác khi trong giói có hơi sương se se lạnh.Hình ảnh sương qua ngõ là một hình ảnh độc đáo với từ ngữ gợi hình"chùng chình",thể hiện sự chậm rãi.Rồi tác giả cảm nhận ra rằng:hình như thu đã về.Nối tiếp cho sự chớm nhẹ của thu là sự cảm nhận rõ rệt hơn về thu.Sông lúc này không còn chảy siết,ào ào như mùa hạ đầy ắp cơn mữa kia nữa mà thay vào đó là sự dềnh dàng chậm dãi.Nhưng chú chim thì vội vã ,bay đi trành rét.Chắc hẳn rằng phải có sự hiểu biết saau sắc về địa lí thì nhà thơ Hữu Thỉnh mới có cảm nhận tinh tế mà saau sắc đến vậy.Hình ảnh đẹp nhất cho cảm nhận ấy là đám mây mùa hạ chuyển mình sang thu một cách duyên dáng và điệu đà như nàng thiếu nữ vậy.Bao nhiêu nắng đã đi đâu tự bao giờ . Sấm thì không còn ác liệt như mùa hạ mà đã bớt đi rồi,dịu nhẹ trên hàng cây đứng tuổi.Nghệ thuật ẩn dụ này đã mang lại cho chúng ta một thông điệp rằng:khi con người ta trải qua nhiều khó khăn vất vả thì họ sẽ trưởng thành hơn,sẵn sàng đương đầu vs khó khăn.

MK VIẾT NHƯ VẬY THÔI NHÉ,CÓ J BẠN THÔNG CẢM NHÉ!

Bình luận (0)
Lê Nguyệt Hằng
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
30 tháng 3 2017 lúc 21:22

2.

Khi nói đến cái lặng im và lặng lẽ của Sa Pa thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc nghỉ ngơi. Nhưng Nguyễn Thành Long lại cho ta biết về những con người đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho đất nước, để rồi ông viết nên Lặng lẽ Sa Pa. Anh thanh niên trong truyện ngắn này là người tiêu biểu, đại diện cho lớp người lao động thầm lặng ấy.

Anh không xuất hiện từ đầu tác phẩm, không trực tiếp nhận xét về bản thân mình. Nguyễn Thành Long đã cho anh thanh niên – nhân vật chính của tác phẩm – tự bộc lộ vẻ đẹp của mình. Qua lời giới thiệu của bác lái xe: anh sống cô độc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét, làm công tác khí tượng kiêm vật ụ địa cầu, sống giữa rừng xanh, mây trắng, bốn bề chỉ toàn là cỏ cây. Dường như người đọc không thể hình dung một cách cụ thể con người của anh. Nhưng khi anh xuất hiện, ông họa sĩ sau khi nghe lời giới thiệu thì bỗng như đứng sững sờ, xúc động khi thấy “người con trai bé nhỏ, nét mặt rạng ngời”. Anh thanh niên quả là một người đầy bản lĩnh, có như thế thì mới dám sống và làm việc ở một nơi thiếu bóng người như thế.

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp đã đưa người đọc đến gần hơn tâm hồn và tính cách của anh thanh niên. Hàng ngày, anh thanh niên làm việc với đủ loại máy đo mưa, máy nhập quang kí đo ánh sáng mặt trời, cái máy đo gió và cái máy đo chấn động của vỏ trái đất. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng và báo về “nhà” bằng máy bộ đàm. Công việc ấy cần phải chính xác và đúng giờ.

Anh còn bảo: “Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Công việc tuy vất vả nhưng anh thanh niên đã vượt qua tất cả và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cuộc sống của anh hòa vào cuộc sống của mọi người. Anh rất vui và tự hào khi mình đã góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta bắn hạ máy bay của Mĩ. Những công việc tưởng chừng như đơn giản và thầm lặng ấy của anh đã góp phần rất lớn trong việc đự báo thời tiết để sản xuất. Nhờ hăng say trong công việc, anh không thấy cô đơn khi làm việc một mình ở vùng cao hẻo lánh và cảm thấy vui khi hoàn thành tốt công việc của mình.

Anh còn là một người hiếu khách: rót nước mời ông họa sĩ và cô kĩ sư, cắt hoa tặng cô gái và tặng một làn trứng cho bác lái xe, ông họa sĩ và cô gái trẻ. Những món quà ấy tuy không đáng là bao nhưng thấm đượm tình nghĩa, giàu lòng hiếu khách. Anh thanh niên không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, quan tâm đến người khác, anh còn có một lối sống ngăn nắp, mẫu mực. Bác họa sĩ lấy làm ngạc nhiên khi bước vào nhà của anh. Trước khi đến đây, bác đã tưởng tượng ra một căn nhà chưa kịp quét, một tấm chăn chưa kịp gấp nhưng hiện ra trước mắt bác lại là một căn nhà ba gian sạch sẽ, tất cả mọi thứ được để ngăn nắp. Anh hái hoa tặng khách. Hoa anh trồng đang khoe sắc. Nào hoa đơn, thược dược, và các loại rau. Điều đó đã làm những vị khách mới này bất ngờ. Ngoài những công việc này anh còn nghiên cứu sách báo. Anh có thể dùng số tiền mua sách vở cho việc sắm sửa các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhưng anh mừng quýnh lên với những cuốn sách anh nhờ bác lái xe mua hộ. Và anh không hề cảm thấy cô đơn vì đã có sách làm bầu bạn. Anh nói với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Bởi vậy, anh không cảm thấy cô đơn khi sống một mình ở vùng cao hẻo lánh.

Anh khiêm tốn khi thấy ông họa sĩ vẽ mình, anh thấy mình chưa xứng đáng để được vẽ nên anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ một số người khác thích hợp hơn mình. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, luôn tìm cách thụ phấn cho su hào để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Không chỉ giới thiệu ông kĩ sư, anh còn cho ta biết về anh cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu riêng bản đồ sét cho nước ta. Anh luôn nghĩ cho mọi người. Chính vì thế nên ông họa sĩ phải thốt lên: “Chao ôi, bắt gặp được một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác”.

Dù được nhìn qua suy nghĩ của ông họa sĩ, cô kĩ sư nhưng chúng ta cũng hình dung được những nét đẹp đáng quí ở anh thánh niên. Anh có một cuộc sống thật đáng sống và một tâm hồn phong phú. Anh luôn tạo ra cái đẹp ở quanh mình, dù đó là vùng cao xa xôi. Anh thanh niên là một hình tượng điển hình cho chúng ta học tập. Qua câu chuyện, Nguyễn Thành Long muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết sống vì mọi người và sống hữu ích cho cuộc đời. Hãy làm những thanh niên tình nguyện, những cán bộ tình nguyện công tác ở vùng cao, đem tài năng của mình để phục vụ đất nước. Đây là vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống.

Bình luận (1)
Ngu người nè
10 tháng 3 2018 lúc 20:29

Khi nói đến cái lặng im và lặng lẽ của Sa Pa thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc nghỉ ngơi. Nhưng Nguyễn Thành Long lại cho ta biết về những con người đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho đất nước, để rồi ông viết nên Lặng lẽ Sa Pa. Anh thanh niên trong truyện ngắn này là người tiêu biểu, đại diện cho lớp người lao động thầm lặng ấy.

Anh không xuất hiện từ đầu tác phẩm, không trực tiếp nhận xét về bản thân mình. Nguyễn Thành Long đã cho anh thanh niên – nhân vật chính của tác phẩm – tự bộc lộ vẻ đẹp của mình. Qua lời giới thiệu của bác lái xe: anh sống cô độc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét, làm công tác khí tượng kiêm vật ụ địa cầu, sống giữa rừng xanh, mây trắng, bốn bề chỉ toàn là cỏ cây. Dường như người đọc không thể hình dung một cách cụ thể con người của anh. Nhưng khi anh xuất hiện, ông họa sĩ sau khi nghe lời giới thiệu thì bỗng như đứng sững sờ, xúc động khi thấy “người con trai bé nhỏ, nét mặt rạng ngời”. Anh thanh niên quả là một người đầy bản lĩnh, có như thế thì mới dám sống và làm việc ở một nơi thiếu bóng người như thế.

Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp đã đưa người đọc đến gần hơn tâm hồn và tính cách của anh thanh niên. Hàng ngày, anh thanh niên làm việc với đủ loại máy đo mưa, máy nhập quang kí đo ánh sáng mặt trời, cái máy đo gió và cái máy đo chấn động của vỏ trái đất. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng và báo về “nhà” bằng máy bộ đàm. Công việc ấy cần phải chính xác và đúng giờ.

Anh còn bảo: “Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Công việc tuy vất vả nhưng anh thanh niên đã vượt qua tất cả và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cuộc sống của anh hòa vào cuộc sống của mọi người. Anh rất vui và tự hào khi mình đã góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta bắn hạ máy bay của Mĩ. Những công việc tưởng chừng như đơn giản và thầm lặng ấy của anh đã góp phần rất lớn trong việc đự báo thời tiết để sản xuất. Nhờ hăng say trong công việc, anh không thấy cô đơn khi làm việc một mình ở vùng cao hẻo lánh và cảm thấy vui khi hoàn thành tốt công việc của mình.

Anh còn là một người hiếu khách: rót nước mời ông họa sĩ và cô kĩ sư, cắt hoa tặng cô gái và tặng một làn trứng cho bác lái xe, ông họa sĩ và cô gái trẻ. Những món quà ấy tuy không đáng là bao nhưng thấm đượm tình nghĩa, giàu lòng hiếu khách. Anh thanh niên không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, quan tâm đến người khác, anh còn có một lối sống ngăn nắp, mẫu mực. Bác họa sĩ lấy làm ngạc nhiên khi bước vào nhà của anh. Trước khi đến đây, bác đã tưởng tượng ra một căn nhà chưa kịp quét, một tấm chăn chưa kịp gấp nhưng hiện ra trước mắt bác lại là một căn nhà ba gian sạch sẽ, tất cả mọi thứ được để ngăn nắp. Anh hái hoa tặng khách. Hoa anh trồng đang khoe sắc. Nào hoa đơn, thược dược, và các loại rau. Điều đó đã làm những vị khách mới này bất ngờ. Ngoài những công việc này anh còn nghiên cứu sách báo. Anh có thể dùng số tiền mua sách vở cho việc sắm sửa các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhưng anh mừng quýnh lên với những cuốn sách anh nhờ bác lái xe mua hộ. Và anh không hề cảm thấy cô đơn vì đã có sách làm bầu bạn. Anh nói với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Bởi vậy, anh không cảm thấy cô đơn khi sống một mình ở vùng cao hẻo lánh.

Anh khiêm tốn khi thấy ông họa sĩ vẽ mình, anh thấy mình chưa xứng đáng để được vẽ nên anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ một số người khác thích hợp hơn mình. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, luôn tìm cách thụ phấn cho su hào để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Không chỉ giới thiệu ông kĩ sư, anh còn cho ta biết về anh cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu riêng bản đồ sét cho nước ta. Anh luôn nghĩ cho mọi người. Chính vì thế nên ông họa sĩ phải thốt lên: “Chao ôi, bắt gặp được một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác”.

Dù được nhìn qua suy nghĩ của ông họa sĩ, cô kĩ sư nhưng chúng ta cũng hình dung được những nét đẹp đáng quí ở anh thánh niên. Anh có một cuộc sống thật đáng sống và một tâm hồn phong phú. Anh luôn tạo ra cái đẹp ở quanh mình, dù đó là vùng cao xa xôi. Anh thanh niên là một hình tượng điển hình cho chúng ta học tập. Qua câu chuyện, Nguyễn Thành Long muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết sống vì mọi người và sống hữu ích cho cuộc đời. Hãy làm những thanh niên tình nguyện, những cán bộ tình nguyện công tác ở vùng cao, đem tài năng của mình để phục vụ đất nước. Đây là vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
30 tháng 3 2017 lúc 21:20

1.

Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiều nhu cầu mới phát sinh và các tệ nạn cũng theo đó mà ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của mỗi người. Hút thuốc lá chưa phải là tệ nạn nhưng nó là vấn đề gây nhức nhối đối với tất cả mọi người. Bởi nó đặt ra nhiều thách thức chưa thể tháo gỡ được.

Tình trạng hút thuốc lá hiện nay diễn biến rất phức tạp và ngày càng gia tăng, chưa thể kìm hãm lại. Mặc dù các công ty sản xuất thuốc lá vẫn có dòng chữ “Hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi” nhưng họ bỏ qua, mặc kệ vẫn hút.

Thuốc lá là một chất gây nghiện, khi dính vào thì rất khó mà thoát ra. Ngày nay ai cũng biết rằng hút thuốc lá chỉ có hại không có lợi. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người hút thuốc mà còn ảnh hưởng rất lớn đến những người xung quanh. Thuốc lá vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa ảnh hưởng gián tiếp đến mọi người.

Khi xã hội phát triển từng ngày, chúng ta vẫn bắt gặp trên bàn làm việc, trong các buổi gặp gỡ trò chuyện vẫn có những bao thuốc lá. Vậy nguyên nhân của việc hút thuốc lá do đâu? Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn là do giao tiếp. Một số khác do mượn thuốc để giải sầu, hoặc hiện nay có một số phần tử thanh niên hư hỏng tập hút thuốc để tự khẳng định mình. Chính vì sự đua đòi đó đã làm hỏng một con người.

Thuốc lá có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, gây ra nhiều bệnh cho người hút như ung thu phổi, ung thư vòm họng. Nó để lại nhiều hệ lụy mà sau này chúng ta mới nhận ra hoặc nếu nhận ra rồi thì cũng làm ngơ, vẫn cứ hút như một thói quen.

Thuốc lá còn là “kẻ giết người” gián tiếp. Bạn có biết rằng khi mình hút thuốc đã mang đến rất nhiều nguy hiểm cho những người xung quanh. Chỉ là khói thuốc lan tỏa ra nhưng nó lại là tác nhân gây bệnh cho mọi người, đặc biệt phụ nữ mang thai nếu hít phải nhiều khói thuốc độc hại này thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

Hằng năm có biết bao nhiêu người nhập viện vì bệnh ung thư phổi mà theo xét nghiệm thì nguyên nhân chính là hút thuốc lá. Chỉ vì hút thuốc lá mà suốt quãng đời còn lại họ chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo này. Liệu rằng có quá nghiệt ngã không.

Hút thuốc lá ngày càng gia tăng, mặc dù các cơ quan chức năng tổ chức các buổi tuyên truyền nhưng dường như chỉ hạn chế được một thời gian, sau đó nó lại tiếp tục tái diễn.

Hút thuốc lá rất khó bỏ, bởi rằng trong đó có chất gây nghiện nhưng không phải không thể. Sự nỗ lực của bản thân mình sẽ giúp cho bạn kiềm chế được cơn thèm muốn đó. Mỗi người hãy tự nhận thức được hành vi sai trái, ảnh hưởng đến sức khỏe một cách ghê gớm này mà kìm hãm lại.

Đối với những cơ sở sản xuất thuốc lá và cơ quan chức năng cần có kế hoạch để giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc lá. Như thế chúng ta đang tạo nên một môi trường lành mạnh hơn. Không khói thuốc thì xã hội sẽ không ngừng phát triển.

Sự giúp đỡ của mọi người dành cho người hút thuốc lá cũng vô cùng quan trọng, vì nó tác động và ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của họ. Bởi vậy mọi người hãy cùng nhau bài trừ hành vi hút thuốc lá đáng trách này để mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bình luận (1)
Hien Than
Xem chi tiết
Lê Nguyệt Hằng
30 tháng 3 2017 lúc 21:05

1. Giải thích

Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Sẻ chia: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn... Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời. Nếu ai cũng biết "học cách đồng cảm và sẻ chia", trái đất này sẽ thật là "thiên đường".

2. Bàn luận

a: Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia

Sẻ chia về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn. Sẻ chia về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.

b: Sự đồng cảm, sẻ chia được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau

Đối với người nhận (...) Đối với người cho (...) Đồng cảm, sẻ chia và xã hội ngày nay (...)

c: Phê phán bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.

3. Bài học nhận thức và hành động

Nhận thức: Đồng cảm, sẻ chia giúp con người thêm sức mạnh để vượt qua những thử thách, những nghịch cảnh của cuộc đời. Đó cũng là một trong những phẩm chất "người", kết tinh giá trị nhân văn cao quý ở con người. Hành động: Phải học cách đồng cảm, sẻ chia và phân biệt đồng cảm, sẻ chia với sự thương hại, ban ơn...Ai cũng có thể đồng cảm, sẻ chia với những người quanh mình với điều kiện và khả năng có thể của mình. Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết đồng cảm, sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Mở bài kết bài với cả phần dẫn chứng bạn tự lấy nhé. chúc bạn thi tốt.

Bình luận (1)
Trần kiều ny
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
2 tháng 4 2017 lúc 19:41

1: Càng đến gần lăng Bác,cảm xúc của nhà thơ lại dâng lên khi hoà cùng dòng người vào lăng viếng Bác:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Hình ảnh "mặt trời"trong câu thơ"ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng" là hình ảnh thực:một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng mang lại ánh sáng,sự sống cho con người.Còn "mặt trời"ở câu"thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ.Bác mang lại ánh sáng độc lập tự di cơm no áo ấm cho người lao động.Thông qua hình ảnh ẩn dụ tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đại của Bác Hồ ,vừa thể hiện được sự tôn kính biết ơn của nhân dân,của nhà thơ đối với Bác.Hình ảnh"dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh thực:ngày ngày dòng người đi trong nỗi xúc động,bồi hồi,giọng thơ trầm như bước chân dọng người vào lăng viếng Bác.Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa không chỉ là hình ảnh tả thực so sánh với những dòng người xếp thành hàng dài vào lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận mà còn là hình ảnh ẩn dụ đẹp,sáng tạo của nhà thơ:Cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác:Những bông Hoa tươi thắm đỏ đang đến dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất."Dâng bảy mươi chín mùa xuân" hình ảnh ẩn dụ mang lại ý nghĩa tượng trưng:con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm ra những mùa xuân cho đấ nước,cho con người.

Chỉ với bốn câu thơ thôi những đã cho người đọc thấy rõ hơn về hình ảnh của Bác.Người cha già vĩ đại đã dành cả cuộc đời cho dân tộc.Đồng thời bộc lộ niềm thương nhớ,sự thành kính của dân tộc đối với Bác.

2:Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Câu thơ"Mai về miền Nam Thương trào nước mắt" như một lời giã biệt. Lời nói giản dị chân thành diễn tả tình cảm sâu lắng.Từ "trào"diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt,luyến tiếc bịn rịn ko muốn xa nơi Bác nghỉ.Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau ko khác gì tác giả.Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng ko bao giờ ta muốn xa Bác bời Người ấm áp quá,rộng lớn quá.Từ cảm xúc ấy tác giả ước nguyện làm con chim hót để âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ,muốn làm đoá hoa để toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ,muốn làm cây tre trung hiếu giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người.Điệp từ "muốn làm" khẳng định ước nguyện chân thành mãnh liệt.Hình ảnh ẩn dụ:"cây tre trung hiếu" có nghĩa là trung với nước,hiếu với dân,ước nguyện được làm một cây tre cùng với hàng tre quanh lăng canh giữ bảo vệ giấc ngủ bình yên cho Người.Ước nguyện không chỉ là của riêng tác giả mà còn là ước nguyện của tất cả người dân Việt Nam

Bình luận (0)
Lê Thị Hoa
Xem chi tiết
Trần kiều ny
Xem chi tiết
Hương Yangg
30 tháng 3 2017 lúc 19:22

Ở câu thứ 2, đang nói về bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương sao lại hỏi nhà thơ Thanh Hải ước nguyện gì ??!

Bình luận (0)