Hướng dẫn soạn bài Xa ngắm thác núi Lư

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
27 tháng 9 2017 lúc 20:20

1.

Lí Bạch được mệnh danh là “thi tiên”, với tâm hồn phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy, nhà thơ đã đi qua nhiều cảnh đẹp hùng vĩ. Vì vậy, có thể nói, thi sĩ là người có tâm hồn say đắm, tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên. Đồng thời, có thể khẳng định năng lực, sự tài tình trong sáng tác thơ ca độc đáo của nhà thơ.

Nguyễn Bảo Trung
27 tháng 9 2017 lúc 20:21

2.

Nhắc đến Lý Bạch là nhắc đến cây đại thụ của nền văn học cổ điển Trung Hoa. Ông sống vào đời Đường (701-762), học rộng, tài cao, tính tình phóng khoáng thích ngao du sơn thuỷ. Thơ ông tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn, khoáng đạt tự do bay bổng. Có lẽ như vậy mà ngọn núi Lư sơn hiện ra như một thắng cảnh tuyệt mỹ trong thơ ông:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Dịch thơ:

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay

Xa trông dòng thác trước sông này

Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây

(Tương Như dịch)

Lý Bạch đi nhiều, biết rộng. Hầu như tất cả các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Hoa rộng lớn ông đều đặt chân tới. Bài thơ này tuyệt bút tả cảnh thác núi Lư hùng vĩ, tráng lệ qua đó biểu hiện một tình yêu thiên nhiên, yêu núi sông Tổ quốc.

Mở đầu bài thơ là cảnh thác núi Lư sơn từ xa nhìn lại:

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên

Hương Lô là ngọn núi cao nằm phía tây bắc của dãy Lư sơn, đứng xa quan sát nó giống như một chiếc Lư Hương, làm cái phông nền cho dòng thác. Ngọn Hương Lô như gợi cho người đọc một sự liên tưởng và hình dung: ánh nắng mặt trời lan toả khoác lên dãy núi Lư lớp áo choàng huy hoàng rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy nổi lên ngọn Hương Lô, chiếc Lư Hương khổng lồ nghi ngút khói trầm hương màu tím. Đây chính là sự khúc xạ ánh sáng, trên đỉnh núi lúc này như được thắp lên những luồng sáng hàng nghìn ánh màu rực rỡ, lộng lẫy huy hoàng. Hình ảnh núi Hương Lô quan sát từ xa như vừa thực vừa ảo làm hiện lên vẻ đẹp kỳ lạ của thác núi Lư. Câu thơ như đầy màu sắc, màu trắng của thác, xanh của núi, vàng của nắng và tím của sương khói. Đằng sau câu thơ ta như thấy vị tiên thơ đang trầm ngâm ngắm cảnh, chiêm ngưỡng sự diệu kỳ này.

Cảnh Hương Lô thật kỳ tuyệt, nhưng thu hút và huyền ảo hơn vẫn là ngọn thác:

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên

Phi lưu trực há tam thiên xích

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Nhan đề là vọng một vị trí quan sát từ xa, nhìn dòng thác, thác nước tuôn trào đổ xuống ầm ầm tựa ngang trời. Dòng thác qua con mắt thi tiên đã biến thành dải lụa trắng xoá mềm mại treo ngang trời.Từ quải được coi như nhãn tự của câu thơ, nó biến cái động thành cái tĩnh, thể hiện rất thực cảm giác khi nhìn thấy dòng thác từ xa. Đỉnh núi khói tía bao phủ, ngang trời, lưng núi dòng sông tuôn chảy như dải lụa mềm mại uyển chuyển, bức tranh tráng lệ kỳ vĩ biết bao:

Phi lưu trực há tam thiền xích

Đến câu thơ thứ ba này cảnh vật từ tĩnh chuyển sang động. Thế nước chảy như bay (phi lưu) được diễn tả qua hai động từ đi kèm hai trạng từ. Ta hình dung thấy núi cao, nước đổ thẳng xuống như dựng đứng, ba ngàn thước là lối nói khoa trương nhưng người đọc vẫn cảm thấy chân thực.

Bằng cảm hứng lãng mạn của mình, sự liên tưởng kỳ lạ nhà thơ đã thấy:

Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên

Câu thơ trác tuyệt thể hiện tài năng quan sát và cảm hứng lãng mạn tuyệt vời của thi nhân. Tả thác nước thần tình giữa cái ảo và cái thực, cái hình và cái thần diễn tả được cảm giác kỳ diệu do hình ảnh thác nước gợi trong tâm khảm nhà thơ. Do vậy nghi thị (ngỡ là) rất thành công. Hồ nghi mà vẫn cho là thật. Từ trên cao ba ngàn thước, thác nước ầm ầm tuôn trào uyển chuyến mạnh mẽ nhưng mềm mại như dải lụa. Hay hơn thế tác giả ngỡ là dòng sông sao tuột khỏi chín tầng mây đang lơ lửng treo ngang trời. Đây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ, ở đây ngôn ngữ thơ đã chắp cánh cho hồn thơ bay bổng diệu kỳ. Ngắm dòng thác Lư sơn ngỡ như lạc vào chốn bồng lai ngư phủ.

Với tình yêu thiên nhiên say đắm, thi tiên đã dựng lên bức tranh thác nước Lư sơn hoành tráng tuyệt vời. Hơn một thiên niên kỉ trôi qua đã mấy ai được đến núi Lư sơn để ngắm lại dòng thác khi nắng rọi? Quả vậy thác núi Lư làm cho thơ Lý Bạch vĩnh hằng bất tử với thời gian. Một nhà thơ khác đời Đường là Tử Ngưng phải thẹn thùng khi cất bút.

Bài thơi là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã đi vào thơ ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên - Lý Bạch.



Trương Nhật Linh
Xem chi tiết
phan thi thanh thuy
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Đức Trung
6 tháng 11 2017 lúc 20:56
Bài Phong Kiều dạ bạc của thi sĩ Trương Kế (? - ?) đời Đường là một “bài tuyệt cú truyền tụng xưa nay” (thiên cổ truyền tụng đích tuyệt cú danh thiên). Nguyên văn bài thơ như sau:Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên/ Giang phong ngư hỏa đối sầu miên/ Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự/ Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền. Dịch thơ: Trăng tà chiếc quạ kêu sương/ Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ/ Thuyền ai đậu bến Cô Tô/ Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San. (Tản Đà) Bài thơ hai câu đầu nói về đời và hai câu sau nói về đạo. Đạo ở đây là đạo Phật chỉ có 5 chữ (từ) là “Hàn Sơn tự” và “Chung thanh” (Tiếng chuông chùa). Đây là bài thất ngôn tuyệt cú (4 câu, mỗi câu 7 chữ) tổng cộng chỉ có 28 chữ mà từ đời Tống đã gây ra nhiều lý giải khác nhau. Để hiểu thêm về bài thơ chúng tôi lược thuật vài nét về các lý giải đó. 1. Trước hết là đầu đề “Dạ bạc” (Đêm đậu thuyền). Có nghĩa là bài thơ chỉ nói cảnh vật và cảm nghĩ buồn của con người vào ban đêm rất dài nhưng đến câu cuối tác giả miêu tả sự việc diễn ra chỉ vào lúc “nửa đêm” (dạ bán) khi có tiếng chuông từ chùa Hàn San xa xa vọng đến thuyền của người khách đang nằm (Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền). Có người cho rằng Trương Kế “mâu thuẫn”, “không nhất quán” hay “lẫn” là đầu đề nói việc cả đêm (Dạ) mà kết thúc bài thơ là nửa đêm (dạ bán). Người khác thì cho rằng “Dạ” (đêm) hay “dạ bán” (nửa đêm) đều hợp lý. Có thể lúc đầu thì tác giả nghĩ cả đêm nhưng khi nghe tiếng chuông từ chùa Hàn San vọng đến thì sự việc có thể kết thúc, nó là đỉnh điểm không cần kéo dài thì người đọc cũng hiểu được đó là câu chuyện của cả đêm. Tứ thơ sâu sắc là ở đấy. Câu thơ đầu “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên” chỉ có 7 chữ nhưng cũng có những ý kiến khác nhau. “Ô đề” lâu nay ai cũng hiểu là “quạ kêu” nhưng các nhà sư Nhật Bản sau khi đến tham quan vãng cảnh chùa Hàn San và tìm hiểu bài Phong Kiều dạ bạc thì cho rằng “Ô đề” không phải là “quạ kêu” mà chỉ địa danh có tên là “Ô Đề” ở gần Phong Kiều thuộc Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Các nhà sư Nhật Bản cho rằng 2 chữ “Sầu miên” không phải là “giấc ngủ buồn” mà là núi “Sầu Miên” cũng là địa danh gần đó. Ý kiến của các nhà sư Nhật Bản không sai vì ở Cô Tô thời xưa có thôn Ô Đề và núi Sầu Miên nhưng hai địa danh này đều có sau khi xuất hiện bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Dân địa phương đời Đường vì cảm nhận cái hay ngôn từ trong bài thơ của Trương Kế mà lấy đặt thành địa danh của quê hương mình. 2. Bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế là một bức tranh mà tác giả nghe và nhìn thấy khi ban đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều. Nhưng bắt đầu từ thời Bắc Tống có người đã hoài nghi về tính chân thực của thi phẩm này. Đầu tiên trong bài Lục nhất thi thoại, một trong “bát đại gia Đường - Tống” là Âu Dương Tu nói: “Nhà thơ tham tìm câu thơ hay mà lý thì không thông nên lời mắc bệnh”. Ví như: Nhà thơ nói rằng: “Dưới đài thành Cô Tô có chùa Hàn San, giữa đêm tiếng chuông vẳng đến thuyền khách”. Có người cho rằng câu thơ thì hay nhưng kỳ thực thì lúc canh ba làm gì có đánh chuông? Theo lời của Âu Dương Tu thì biết rằng ông là người rất coi trọng tả thực trong thơ nên ông gọi là “sự tín” (tin ở sự việc). “Sự tín” yêu cầu tác phẩm miêu tả chân thực đời sống, từ đó Âu Dương Tu cho rằng câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” của Trương Kế rất hay, gây xúc cảm nhưng không chân thực với cuộc sống, nghĩa là không phù hợp với “sự lý” (cái lý của sự việc). Ý kiến chỉ trích “nặng nề” của Âu Dương Tu các văn nhân đời Tống (960-1127) đều không tán thành và có ý kiến phản bác lại. Đó là ý kiến của Vương Trực Phương trong Vương Trực Phương thi thoại, Diệp Hữu Công trong Đường thi ký sự, Trần Nham Tiên trong Canh Khê thi thoạivà Lục Du trong Lão học yêm bút ký… Nhìn chung các văn nhân đời Tống đều không tán đồng với ý kiến quá khắt khe của Âu Dương Tu về “sự tín” và “sự lý”... Thời Minh - Thanh (1368-1911) cũng có một số văn nhân học giả đưa ra những ý kiến khác nhau về câu “Dạ bán chung thanh” trong bàiPhong Kiều dạ bạc của Trương Kế nhưng không lưu lại ở sách vở nào. Họ thống nhất chỉ ra rằng nội dung phản ảnh của một thi phẩm không nhất thiết phải phù hợp với sự chân thực của đời sống. Tư Sư Tăng trong mục “Luận thi” sách Văn thể minh biện tự thất cho rằng câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” của Trương Kế không có gì là không chân thực như trường hợp câu “Trăng sáng chiếu Ba Xuyên” (Minh nguyệt chiếu ở Ba Xuyên). Vì thực tế không có cảnh trăng sáng ở Ba Xuyên. Hồ Ứng Lân trong sách Thi tẩu cũng khẳng định câu thơ “Dạ bán chung thanh” của Trương Kế là một thủ pháp nghệ thuật phục vụ cho quan niệm “ngôn tình” (tình cảm thông qua ngôn ngữ) thể hiện trong thi phẩm chứ không nhất nhất phải gò bó vào sự phản ảnh chân thực đời sống. Nó nói lên mối quan hệ giữa tình cảm (hứng) và sự miêu tả vật tượng, hình tượng khách quan (tượng) là sự kết hợp hài hòa. Hai học giả đời Thanh là Mã Vị trong Thi song tùy bút và Hà Văn Hoán trong Lịch đại thi thoại khảo sách cũng có những ý kiến tương đồng như Hồ Ứng Lân. 3. Văn học cổ điển Trung Quốc rất coi trọng tính chân thực của văn học. Các trước tác như Chu Dịch, Luận ngữ, Luận hoànhVăn tâm điêu long đều nói đến tính “chân thực” trong nghệ thuật. Nhưng tính “chân thực” của nghệ thuật và “sự thực” của đời sống không hoàn toàn như nhau. Vì vậy câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” trong bàiPhong Kiều dạ bạc của Trương Kế vẫn “chân thực” và nó được lưu truyền muôn đời. Bao đời nay bất cứ ai dù là người trong đạo hay ngoài đời, dù ở đâu nơi nào trong đêm khuya thanh vắng, tĩnh mịch lại nghe được một tiếng chuông chùa văng vẳng trên bến sông và vọng đến con thuyền của kẻ lữ thứ mới thấy hết sự tuyệt vời của hình tượng và ngôn ngữ thi ca. Và lần đầu tiên tiếng chuông chùa đã đi vào thi ca và trở nên bất hủ. Câu thơ “Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” được coi là một trong những câu thơ hay nhất trong thơ Đường. Bác Hồ rất thích câu thơ “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” của Trương Kế và “họa” lại rằng “Dạ bán qui lai nguyệt mãn thuyền” (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền - Nguyên tiêu). Trong bài thơ Đêm nghe tiếng quạ kêu thi sĩ Quách Tấn có hai câu thơ rất hay liên quan đến bài Phong Kiều dạ bạc: “Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng, sông thu Xích Bích nguyệt mơ màng”. Bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế có giảng dạy trong nhà trường Việt Nam các cấp. Cả người dạy người học đều tán thưởng bài thơ này. tick nhé
Cô nàng bí ẩn
6 tháng 11 2017 lúc 20:58
Soạn bài: Ôn tập phần tiếng việt Luyện tập

Câu 1 (trang 183 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nội dung : hai cặp câu thơ có nội dung trữ tình giống nhau, cùng nói về niềm ưu tư và nỗi lo cho dân, cho nước.

- Hình thức : Giống nhau về thể thơ lục bát. Khác về hình ảnh, cách thức biểu hiện: câu thứ nhất tả và kể, câu thứ hai dùng lối ẩn dụ.

Câu 2 (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phương diện so sánh Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Tình huống thể hiện Khi ở xa quê Lúc mới trở về quê
Cách thể hiện tình cảm biểu cảm trực tiếp, tinh tế nhẹ nhàng biểu cảm gián tiếp, ngậm ngùi

Câu 3* (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Vấn đề so sánh Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều Rằm tháng giêng
Cảnh vật Giống cùng kể, tả về đêm, về trăng, tuyền, sông
Khác cảnh thanh tĩnh, u tối cảnh sống động, trong sáng
Tình cảm lữ khách không ngủ vì buồn xa xứ chiến sĩ vừa hoàn thành nhiệm vụ cách mạng

Câu 4 (trang 184 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Những câu đúng : b, c, e.

Cô nàng bí ẩn
6 tháng 11 2017 lúc 20:58

Bạn lên mạng mà tìm ra lun mà !ok

Nguyễn Lê Na
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Na
Xem chi tiết
Oanh Kiều Hà
Xem chi tiết
Carol
18 tháng 11 2017 lúc 20:03

Bài thơ "Xa ngắm núi thác Lư" vừa tả tình, vừa tử cảnh. Vì bài thơ miêu tả một cách sống động hình ảnh thiên nhiên của thác núi Lư nhìn từ xa,qua đó thể hiện được tình yêu thiên nhiên của tác giả đằm thắm và phần nào bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, khoáng đạt của tác giả.

Em cảm nhận được bài thơ là một tuyệt tác, nó thể hiện trí tưởng tượng hiếm có, nét thậm xưng tráng lệ, cảm hứng lãng mạn dạt dào. Qua đó cho ta hiểu rõ một tâm hồn thơ say sưa với cảnh đẹp thiên nhiên đất nước. Biết bao danh lam thắng cảnh đã trở thành những bài thơ dạt dào tình cảm của ông để mãi mãi muôn đời nhớ đến thi tiên-Lý Bạch

Chúc bạn học tok