Hướng dẫn soạn bài Tổng quan về văn học Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Gái Diệu Của Bố
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
11 tháng 8 2016 lúc 10:42
 Không hiểu vì sao cứ mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người VN ,chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm trí mình những câu thơ của Huy Cận :

“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”

 Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử hang ngàn năm của dân tộc. Bừng sang trong tâm hồn của cha ông ta là công cuộc lao động , là chiến công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , là trời bể ân tình thủy chung như nhất , yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người quen đứng đầu song ngọn gió , chống mọi thế lực thù địch. Qua bao phong ba của lịch sử , dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt “ Lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” .Quả thật văn học dtộc là một thứ máu của Tổ quốc . Dòng máu văn học ấy chảy và thắm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt . Yêu biết bao nền văn học ấy , nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều phản ánh chân thực , sâu sắc tư tưởng , tình cảm và sức sống , sự vươn lên của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng. Sức sống ấy bắt đầu bằng mối quan hệ gần gũi,gắn bó với thế giới tự nhiên vô cùng chân thực , sinh động và độc đáo.Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết phong phú , sâu sắc về thiên nhiên. Dưới hình thức của tư duy huyền thoại , các tác phẩm dân gian đã vô tình trở thành cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân , nhất là những người lao động VN. Con người VN đổ mồ hôi , xương máu gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách , hăm họa rình rập theo mỗi bước đi lên của con người VN . Mặc dù vậy , cái tình ta yêu đời , cái tình ta yêu cuộc sống , gian khổ mấy cũng vui được , cái vui vừa ngời chói , vừa trong sang lạ lùng .Với quy mô hoành tráng , sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường đã tái hiện lại những hồi ức thô sơ nhưng hấp dẫn về một cộng đồng người trong quá khứ xa xưa vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển . Hay câu chuyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” ngàn năm rồi vẫn sống trong long dân tộc , âm vang dữ dội , phản ánh những cố gắng không mệt mỏi của người Việt cổ để chiến thắng nạn lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ . Truyện đề cao sức sống mạnh mẽ của loài người và phần nào giải thích hiện tượng lũ lụt hang năm. Ngoài ra , nhân dân lao động cũng tích lũy được khá sâu sắc về tự nhiên , thiên nhiên dưới hình thức những câu nói cô đúc . Những triết lí , trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi . Tục ngữ VN có rất nhiều chủ đề trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên , lao động sản xuất , về con người và xã hội :“ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”
Hay“ Nhất nước , nhì phân , tam cần , tứ giống” Do điều kiện nền kinh tế nông nghiệp trồng cây lúa nước nên nhân dân ta hiểu rõ được giá trị của đất . Nói “tấc đất , tấc vàng” là vì sao? Vì đất là nơi ta ở , nơi ta sản xuất. Qua bàn tay và trí tuệ , tinh thần lao động , từ một mảnh đất cỏn con , chúng ta có thể làm ra lúa gạo , làm ra của cải , đem lại cuộc sống ấm no . Do đó , đất chính là vàng , một loại vàng sinh sôi và phát triển . Cùng với cách nhìn nhận , đánh giá giá trị của đất , cha ông ta cũng đã đúc kết bốn khâu quan trọng nhất trong quá trình làm ra cây lúa , hạt gạo trên đồng ruộng VN .Với con người Vn từ thuở xa xưa , thiên nhiên còn là người bạn thân thiết , Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học VN . Trong ca dao , dân ca hiện lên những hình ảnh tươi đẹp , đáng yêu của thiên nhiên VN với đồng lúa , cánh cò , cây đa , bến nước , ánh trăng…… “ Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”
 Dưới hình thức ca dao tỏ tình , ví ghẹo , con người giãi bày tâm sự của mình với quê hương , đất nước .Vẻ đẹp của thiên nhiên , vẻ đẹp của lòng người quyện vào nhau trong câu ca dao mượt mà , khơi lên và chảy đằm thắm trong long ta một sức sống vừa bền bỉ ,vừa rạo rực ,mãnh liệt . Con người VN yêu lao động , biết quý vô cùng những giot mồ hôi mình đổ ra để chắt chịu xây dựng cuộc sống . Hình ảnh ấy ở mỗi miền quê lại có vẻ đẹp riêng say đắm long người . Nó không phải là riêng của ai mà nó là tiếng hát của tất cả mọi người đang sống ,đang ngày đêm lao động. Đến với văn thơ thời trung đại (từ thế kỉ 10 đến hết thế kỉ 19) , hình ảnh thiên nhiên đã có bước phát triển mới , nó không chỉ gắn liền với những gì gần gũi , thân thuộc của thế giới xung quanh mà còn gắn với lí tưởng đạo đức , thẩm mĩ . Hình tượng những cây tùng , trúc , cúc,mai tượng trưng cho khí tiết thanh cao của nhà nho chân chính .Còn với những bậc hiền nhân đó là: “ Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bong mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn .

( Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)
 Hình ảnh những am mây , rừng cây , suối vắng (chốn lâm tuyền) ,rừng thông , núi trúc……thể hiện lí tưởng ẩn dật , thoát khỏi vòng danh lợi tầm thường . Trong văn học hiện đại , tình yêu thiên nhiên thể hiện ở sự gắn bó với quê hương ,đất nước , ở tình yêu cuộc sống đặc biệt ở tình yêu lứa đôi . Tình yêu thiên nhiên trong VH có ý nghĩa biểu hiện nhân cách , thấm nhuần một tinh thần nhân văn cao quý. Rồi cũng bước qua những ngày tháng chống thiên nhiên hung dữ , văn học cùng cha ông ta bước vào thời kì bảo vệ Tổ quốc , chống giặc ngoại xâm . Lịch sử dân tộc ta là lịch sử của những năm tháng con người VN đem xương máu của mình bảo vệ độc lập của dân tộc . Con người VN được tôi luyện và lớn lên không ngừng với cuộc chiến đấu chống ngoại xâm dai dẳng và quyết liệt . Buổi cha ông dựng nước cũng chính là buổi cha ông giữ nước . Những bàn tay biết cầm quốc , cái cày vỡ đất ấy cũng chính là những bàn tay vô cùng kiên quyết , dữ dội biết cầm vũ khí đánh giặc để bảo vệ vững chắc thành quả lao động của mình . Câu chuyện “ Thánh Gióng “ làm sống mãi trong tâm tư mỗi con người VN ý chí quyết chiến , quyết thắng quân xâm lược . Từ lòng yêu nước , con người VN này sinh long căm thù , giặc cướp nước . Đến một độ nào đó long căm thù ấy bùng lên , con người VN vụt trở mình lớn dậy cùng với hình tượng Thánh Gióng , cùng cây tre quê hương xung phong diệt giặt . Sức mạnh của long yêu nước , của ý chí căm thù là sức mạnh vô địch . Sức mạnh ấy bắt nguồn từ Thánh Gióng xa xưa và đã cuồn cuộn chảy trong mạch nguồn dân tộc ,làm nên một sức mạnh nội tại mãnh liệt không ngừng tăng lên , lớn lên mãi . Lịch sử những cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đã sớm hình thành trong tâm trí con người VN một sự thống nhất tuyệt đẹp. Thống nhất là sự sống , là sức sống của Tổ quốc ta . Truyền thuyết đẹp về chín mươi chín voi quay đầu về mộ tổ vua Hùng , một con không chịu chầu liền bị chém cụt đầu đã chứng minh hung hồn chân lí đó. VH dân gian chúng ta có một ngạn ngữ được coi là phương châm sống : “ Giặc đến nhà ,đàn bà cũng đánh”. Ý chí đánh giặc đã sớm nhập tâm và dường như đã trở thành cái phần bẩm sinh trong mỗi con người VN.Cha ông chúng ta mỗi khi thấy vó ngựa của quân thù khua ngoài biên ải thì “ tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa ,chỉ căm tức rằng chưa xã thịt lột da nuốt gan , uống máu quân thù” ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn) ngày đêm canh cánh ý chí giết giặc. Núi sông ta cũng đã từng rung chuyển bởi tiếng hô “ quyết đánh” của hội nghị Diên Hồng và ý chí “ Sát Thát” của hào khí Đông A vang động chiều dài lịch sử dân tộc . Tiếp đó là hình ảnh những nghĩa sĩ trong những ngày đầu tiên chiến đấu chống Pháp ở đất Nam Bộ được nhà thơ mù lòa ,thiết tha yêu nước Nguyễn Đình Chiểu khắc họa thành công trong tác phẩm nổi tiếng là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:“Ngoài cật có một manh áo vải , nào đợi mang bao tấu ,bầu ngòi
Trong tay cầm một ngọn tầm vông ,chi nài sắm dao tu , nón gõ
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi , cũng đất xong nhà dạy đạo kia
Gươm đeo dung bằng lưỡi dao phay , cũng chém rớt đầu hai nọ.”
Qua VH , sức sống người Việt còn rung lên mãnh liệt ,sảng khoái .Từ trong đêm đen nô lệ ,Đảng đã ra đời chói ngời ánh sang chân lí với một sức mạnh mới mẻ .Chủ nghĩa yêu nước trong VH hiện đại cũng ra đời trong hoàn cảnh đó. Khi gặp được chủ nghĩa Mác-Lê-nin ,Bác đã thắp lên triệu triệu niềm tin cho đồng bào . Bác đã chiến thắng mọi gian nguy , “ mặt trời chân lí chói qua tim” đốt nóng long người cuồn cuộn sinh lực vào ngày Cách mạng tháng 8 thành công. “ Tuyên ngôn độc lập “của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành lời tuyên bố dõng dạc của dân tộc VN kiêu hãnh.
Tình yêu lớn ấy đối với đất nước , những đồng cam cộng khổ vất vả hang ngày cũng như chiến đấu đã sớm gắn bó con người VN thành một khối yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình nhân ái cao cả . Cha ông ta đã tự dặn mình và dạy con cháu :
 “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
 Tình thương ấy là một trong những cội nguồn của sức sống con người VN .VH dân tộc đã ghi chép lại thật cụ thể khát vọng nhân đạo của con người qua hai khía cạnh chủ yếu . Một là văn học cật lực tố cáo , phê phán các thế lực áp bức , chà đạp lên quyền sống chính đáng của con người và bày tỏ lòng thương cảm với những con người bị áp bức , đau khổ . Trước hết là trong VH dân gian : “ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.”
Hay“ Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.”
 Trong xã hội phong kiến , người phụ nữ không được tự quyết định cuộc đời mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Họ dù xinh đẹp , tài hoa đến mấy thì cuộc đời vẫn xô đẩy , chà đạp không thương tiếc . Còn đối với Hồ Xuân Hương , tính đả kích XH lại được đẩy lên thật mạnh mẽ khi mà hang ngàn năm trôi qua mà người phụ nữ vẫn vậy . Đặc biệt , văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945 cũng đã lên tiếng phê phán gay gắt , quyết liệt chế độ thực dân nửa PK , phản ánh cuộc sống tối tăm , thê thảm của người dân cày xứ thuộc địa . Ta bắt gặp chị Dậu trong cảnh sưu thuế đè nặng lên đôi vai làng Đông Xá , cái ngột ngạt trong tiếng mõ , tiếng tù và , tiếng quát tháo , đánh đập của bọn tay sai PK . Cúng giống như chị Dậu , anh Pha và Chí Phèo cũng vấp phải hoàn cảnh tương tự mặc dù trước đó họ lương thiện và tốt bụng biết bao. Liệu trong đời thực sẽ còn bao nhiêu Nghị lịa , Bá Kiến ức hiếp dành nữa? Song song với việc tốt cáo XH tàn nhẫn bất công , VH hiện thực VN đã khẳng định mạnh mẽ những phẩm chất tốt đẹp từ ngàn xưa . Ngay trong giờ phút khó khăn đen tối nhất của cuộc sống , những phẩm chất đó lại càng sáng ngời hơn bao giờ hết , Hai là , VH thể hiện ước mơ tha thiết về một XH công bằng , nhân đạo đối với con người . Trong VH dân gian , mỗi truyện cổ tích là một giấc mơ đẹp , người xưa mơ ước ở hiền gặp lành , ước mơ đổi đời , điều đó làm cho truyện cổ tích kết thúc có hậu . Ca dao ca ngợi tình nghĩa giữa con người với người . Các tác giả trung đại như Nguyễn Du lại hướng đến tư tưởng nhân đạo cao cả . Những vần thơ lục bát của dân tộc VN vượt qua mọi phong ba của lịch sử , vượt qua mọi sự tấn công của các thể thơ Trung Quốc vẫn giữ được nét uyển chuyển đáng yêu của con người VN . Kiều là một nạn nhân song Từ Hải lại là người anh hung chiến đấu cho chính nghĩa . Chính nghĩa đi từ nước này sang nước khác không có giấy thông hành , VH chân chính không có biên giới . Nhiều nhân vật trong VH chống Pháp , chống Mĩ xâm lược tiêu biểu cho lí tưởng anh hung CM . Ta tìm về với mẹ Tơm , mẹ Suốt , người mẹ giành cơm nuôi đồng chí , nuôi dưỡng và bảo vệ Đảng bằng buồng tim mình . Phản ánh con người và cuộc sống trong các mỗi quan hệ XH đã hình thành chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo trong VHVN. Trong lịch sử và thực tiễn cuộc sống , con người luôn phải giải quyết mối quan hệ giữa tư tưởng vị kỉ và tư tưởng vị tha giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng . Không phải bằng nguyên lí triết học mà bằng con đường riêng của nghệ thuật , VHVN đã phản ánh quá trình lựa chọn , đấu tranh để khẳng định đạo lí làm người quý báu của dân tộc VN trong sự kết hợp hài hòa hai phương diện đó. Trong những hoàn cảnh nghiệt ngã quyết liệt như đấu tranh chống giặc ngoại xâm , đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt , con người VN buộc phải đề cao ý thức cộng đồng hơn ý thức cá nhân . Vì thế đôi khi con người ta phải hi sinh “ cái tôi “ cá nhân , coi thường mọi cám dỗ để bảo vệ đạo nghĩa và lí tưởng:   “Nếu mai đây có chết một thân lôiHai mươi tuổi tim đang dào dạt máuHai mươi tuổi hồn quay trong gió bão.”  Cái chết đó là cái chết cho cách mạng . Một cái chết mà như một du kích Pháp trước khi bị phát xít treo cổ nói : “ Tôi chết đi như chiếc lá rơi xuống , cho đất thêm màu , cho cây thêm tốt .” Đọc , ngta suy nghĩ . Một chân trời mới hiện ra , lí tưởng cộng sản chủ nghĩa vĩ đại . Ngta hiểu được long một người cộng sản . Nhưng trong hoàn cảnh khác ,như giai đoạn 1930-1945 hoặc từ sau 1986 đến nay , con người cá nhân thức tỉnh và được đề cao . Con người trong văn học các giai đoạn này đã suy ngẫm ý nghĩa cuộc sống trần thế , nghĩ đến quyền sống cá nhân , quyền hưởng tình yêu , hạnh phúc.Thể hiện “cái tôi” cá nhân cần khẳng định và Xuân Diệu đã làm được điều đó : “Ta là Một , là Riêng , là thứ NhấtKhông có chi bè bạn nổi cùng ta.” Nhìn chung , trong quá trình phát triển , VHVN cố gắng vun đắp xây dựng một đạo lí làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như nhân ái , thủy chung , tình nghĩa , vị tha , giáu đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa , đấu tranh chống chủ nghĩa khắc kỉ đề cao quyền sống của con người cá nhân nhưng không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Cuộc sống lên men ngây ngất . Những con người cầm sung “xung kích” dành giật từng mảnh đất với giặc lại lao vào cuộc chiến công hòa bình và văn học lại là chiếc máy quay nhỏ quay lại toàn cảnh xã hội . Văn học là nhân học , là tiếng nói của con người , là tấm gương phản chiếu thời đại . Đảng ta rất coi trọng văn học , cói nó như là một vũ khí đấu tranh sắc bén vì nó “ đã thể hiện chân thực , sâu sắc đời sống tư tưởng , tình cảm của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng “. VH có khả năng mang chính trị vào nhân dân như sức mạnh vật chất vậy . Chúng ta yêu cuộc sống của chúng ta , chúng ta yêu VH của chúng ta , một nền VH vì dân , do dân . Chúng ta không tiếc sức lực nhỏ bé của mình góp phần vào lực lượng mạnh mẽ đó . VH là sông mà mỗi người chúng ta phải là làn sóng nhỏ . Chúng ta vô cùng tán đồng với M.Gorki : “ Văn học là nhân học” . Một nền khoa học về con người thúc đẩy con người đi lên.
Trần Thị Trà Giang
11 tháng 8 2016 lúc 8:35

bài văn ạ

 

Nguyễm Quỳnh Giao
Xem chi tiết
Khanh Tay Mon
6 tháng 6 2019 lúc 16:54
Tom tat:Truyện cổ tích là thể loại tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận của những con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần lạc quan, nhân đạo của nhân dân lao động. Truyện cổ tích được phân loại thành truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích loài vật và truyện cổ tích thần kì. Truyện cổ tích thần kì xuất hiện nhiều nhất, yếu tố kì ảo có vai trò quan trọng trong phát triển cốt truyện, tác động đến cuộc sống của nhân vật chính. Nhân vật trong truyện cổ tích thần kì thường là người mồ côi, người con riêng, người em, người xấu xí mà có tài, người thông minh, người lao động giỏi... Truyện Tấm Cám thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì. Đây là truyện cổ tích tiêu biểu, quen thuộc với nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Chúng ta thương cho cô Tấm xinh đẹp, hiền lành, chăm chỉ, đồng thời căm ghét mẹ con Cám xấu xa, ích kỉ. Cuối cùng, cái thiện cũng chiến thắng cái ác, cô Tấm đã có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn tóm tắt truyện Tấm Cám bằng sơ đồ tư duy.
Hướng dẫn tóm tắt truyện Tấm Cám bằng sơ đồ tư duy lớp 10
Sơ đồ tư duy tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám

Khanh Tay Mon
6 tháng 6 2019 lúc 16:55

Câu 1. Phân tích diễn biến truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào (lưu ý các đoạn kể về cái yếm đỏ, con bống, thử giày, cái chết của Tấm, chim vàng anh, chiếc khung cửi).


- Câu chuyện được diễn biến qua 2 chặng chính:
+ Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.
+ Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện.


- Chặng 1: Tấm ở với dì ghẻ.
+ Cái yếm đỏ - mâu thuẫn quyền lợi vật chất.
Tấm chăm chỉ, còn Cám lười biếng, lừa chị để lấy giỏ tép về lĩnh dải yếm đỏ. Hành động của Cám chứng tỏ mâu thuẫn về quyền lợi vật chất giữa những người con trong gia đình – con của dì ghẻ luôn được chiều chuộng, thiên vị, được mẹ dành cho những của ngon, đồ tốt còn con riêng lại chịu cảnh làm lụng, vất vả nhưng không được hưởng quyền lợi.
+ Con bống - mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.
Là người bạn duy nhất chia sẻ buồn vui với Tấm trong gia đình, nhưng lại bị mẹ con Cám giết thịt. Họ không muốn cho Tấm có một người bạn nào, không cho cô được hưởng một chút hạnh phúc, thú vui tinh thần nào.
+ Đi xem hội – mâu thuẫn quyền lợi tinh thần.
Nhà vua mở hội, đáng ra Tấm cũng được đi xem nhưng mụ dì ghẻ lại bày kế hành hạ, không cho Tấm đi. Những người dì ghẻ cay độc không bao giờ muốn cho con riêng của chồng được thảnh thơi, vui vẻ dù là một giây phút nhỏ nhoi.
+ Thử giày- mâu thuẫn cả về vật chất và tinh thần.
“Chuông khánh còn chả ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre”.
⟹ Câu nói cho thấy sự khinh bỉ của dì ghẻ, vừa coi thường nhân phẩm của Tấm vừa nhằm chê bai sự không xứng đáng của cô.
⟹ Tóm lại, chặng 1 phản ánh mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình thường ngày.


- Chặng 2: Tấm trở thành Hoàng hậu đến hết truyện.
+ Cái chết của Tấm:
Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.
+ Chim vàng anh:
Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.
+ Cây xoan:
Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.
+ Khung cửi:
Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.
⟹Tóm lại, chặng 2 phản ánh mâu thuẫn cao hơn, đó là về quyền lợi xã hội.
Nhìn chung, ở tác phẩm này mâu thuẫn bao trùm là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác trong xã hội.

Câu 2: Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Qúa trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?


- Tấm có 4 lần biến hóa:
+ Lần 1: Chim Vàng Anh
Chim vàng anh là loài chim cao quý, có giọng hót hay có lẽ vậy mà Tấm đã hóa kiếp thành con chim để được quấn quýt bên vua. Cũng chính vàng anh đã hót mắng Cám để trút nỗi hận.
+ Lần 2: Hai cây xoan
Một lần nữa bị hãm hại, nhưng Tấm không từ bỏ, nàng hóa thân vào hai cây xoan xanh mát và lại chiều được ý vua.
+ Lần 3: Khung cửi
Lần biến hóa này là do Cám làm nên, chặt cây làm khung cửi nhưng Cám lại bị Tấm dọa cho một phen hú vía.
+ Lần 4: Qủa thị
Đây là lần hóa thân cuối cùng, mang lại cái kết có hậu cho cuộc đời Tấm. Đây cũng là chi tiết mang tính thẩm mĩ cao. Qủa thị rất gần gũi với mỗi người dân Việt, hơn thế nó mang trong mình hương thơm dịu ngọt, mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu. Tấm bước ra từ quả thị như một lời tuyên bố về sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện.
Bốn vật mà Tấm hóa thân đều là những vật bình dị, gần gũi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Ở đây có sự hóa thân từ xa tiến đến gần, từ bên ngoài vào bên trong, từ xa đến gần gũi với con người.
- Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.
+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.

Câu 3: Anh(chị) suy nghĩ như thế nào về hành động trả thù của Tấm đối với Cám?


- Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.
- Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.

Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện (Tấm và mẹ con Cám đại diện cho các lực lượng đối lập nào, trong gia đình hay ngoài xã hội)?


Các lực lượng đối lập trong truyện:
- Trong gia đình:
+ Dì ghẻ - con chồng
+ Con chung - con riêng
- Ngoài xã hội:
+ Người thiện - kẻ ác
- Bản chất của mâu thuẫn và xung đột:
+ Mâu thuẫn gia đình: nguyên nhân là do vấn đề thừa kế gia sản, những quyền lợi vật chất của các thành viên gia đình.
+ Mâu thuẫn xã hội: thiện - ác: nguyên nhân do xung đột giữa các lực lượng đối lập trong xã hội nhằm khẳng định quyền lợi và địa vị mới.

LUYỆN TẬP CHUYỆN TẤM CÁM


Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” và mục Tiểu dẫn của bài này, hãy tìm trong Tấm Cám những dẫn chứng để phân tích, làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.


- Các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì:
+ Có các yếu tố thần kì (tiên, Bụt, sự biến hóa thần kì, những vật có phép màu,...).
+ Kết cấu: Nạn nhân phải trải qua nhiều hoạn nạn nhưng cuối cùng cũng tìm được hạnh phúc, sự công bằng.
- Phân tích: Các yếu tố thần kì trong truyện “Tấm Cám”:
+ Các nhân vật thần kì:

Bụt – chính là Phật, có phép lực vô biên, hiền từ. Tấm – sự biến hóa thần kì thông qua những lần bị giếtCon gà: biết nói, biết bới xương cho Tấm. Chim sẻ: biết nhặt riêng thóc và gạo. Xương bống: biến thành quần áo đẹp, đôi giày và con ngựa đẹp. Chim vàng anh: do Tấm hóa thân, biết hót lời đe dọa Cám, biết làm vui lòng vua. Hai cây xoan: biết vươn mình che mát cho vua. Khung cửi: biết chửi rủa Cám. Quả thị: bên trong là một cô Tấm, hằng ngày chui ra chui vào.

⟹ Các yếu tố thần kì trên thường được xuất hiện trong truyện cổ tích, mang những phép lạ; ẩn chứa bên trong sức mạnh phi thường có thể giúp đỡ những người nghèo khổ, đồng thời làm cho câu chuyện cổ tích trở nên li kì, hấp dẫn người đọc hơn.


+ Kết cấu:
Tấm phải trải quan hoạn nạn từ khi ở chung với dì ghẻ đến khi trở thành Hoàng hậu.
Khi ở với dì ghẻ thì bị bắt làm lụng vất vả, chịu lời cay nghiệt, thua thiệt so với Cám.
Khi trở thành Hoàng hậu lại bị giết hại vô cùng tàn độc, phải trải qua 4 lần biến hóa để có thể tồn tại.
Nhưng đến cuối cùng lẽ phải, cái tốt cũng chiến thắng. Cái kết thể hiện được ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội.

phantuananh
Xem chi tiết
Vũ Như Quỳnh
17 tháng 8 2017 lúc 17:08

a, ptbđ: miêu tả+ biểu cảm

b, biện pháp tu từ:

-so sánh, tác dụng: giúp bộc lộ cảm xúc của người viết, 1 tình yêu quê hương da diết, trân thành, sự gắn bó, hòa quyện vô cùng ấm áp, thân quen ,quê hương còn là cái nôi nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành (dẫn chứng: so sánh với: dàn hoa bí, dậu mùng tơi, bờ dâm bụt, ao sen trắng, như người mẹ)

-ẩn dụ: "là hoa sen trắng tinh khôi" /tác dụng: thể hiện vẻ đẹp trong sáng, thanh bình, đó là sự trường tồn, phát triển của quê hương.

-điệp ngữ, điệp từ: quê hương,... : nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương, tinh yêu tha thiết của tác giả.

c, mình cho ý , bạn viết nhé ^^:

- là nơi chôn rau cắt rốn của con người

-quê hương đem đến cho con người giá trị vật chất, tinh thần, nuôi sống ta cả về thể xác lẫn tâm hồn.( điểm tựa vững vàng trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của mỗi con người)

- mang cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc, bồi đắp những tình cảm cao đẹp( tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm,tình yêu quê hương, đất nước,...)

-phê phán những người không có tình yêu quê hương đất nước

-liên hệ bản thân.

Chúc bạn học tốt nhé^^

Tôi Là Tôi
Xem chi tiết
Huyền Nguyễn
7 tháng 8 2016 lúc 20:56

Văn học Việt Nam Văn học dân gian Văn học viết Văn học trung đại Văn học hiện đại

Linh Gin
24 tháng 2 2017 lúc 21:05

Xem đầy đủ nè

Linh Gin
24 tháng 2 2017 lúc 21:06

Xem đầy đủ nè, mấy bạn thiếu oy...! :v

 Hướng dẫn soạn bài Tổng quan về văn học Việt Nam

pham thi huyen tran
Xem chi tiết
Nhók Bướq Bỉnh
20 tháng 10 2016 lúc 13:21

hay , cựk kì ý nghĩa thanghoa

Tôi Là Tôi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
10 tháng 8 2016 lúc 17:32

ĐỜI SỐNG, TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC | Soạn Bài - Đơn giản wá

Lê Nguyên Hạo
10 tháng 8 2016 lúc 17:34

1.Văn học trung đại ( từ thế kỷ X-XIX)
+, Đây là bộ phận văn học viết Việt NAm phát triển từ thế kỉ X-XIX, trong 1 bối cảnh lịch sử cụ thể, gắn với sự suy vong, hưng thịnh của các triều đại phong kiến. Văn học trung đại chịu ảnh hưởng nhiều mặt của hệ tư tưởng phong kiến (tôn Quân)
+, Chịu ảnh hưởng của nhiều học thuyết, quan niệm chính trị, đạo đức, thẩm mĩ (đặc biệt là hệ "tam giáo đồng nguyên" Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo)
+, văn học trung đại Việt NAm là bộ phận văn học sử dụng 2 loại chữ viết chính: Văn học bằng chữ Hán và văn học bằng chữ Nôm. Văn học chữ Nôm ra đời sau văn học chữ Hán nhưng càng ngày càng phát triển và thu được nhiều thành tựu rực rỡ.
+, Văn học trung đại Việt Nam là bộ phận có hệ thống thể loại và thi pháp riêng, do các nhà thơ, nhà văn việt An m tiếp nhận có sáng tạo thi pháp Trung Quốc, đồng thời có những sáng tạo mang bản sắc dân tộc, bản sắc cá nhân riêng của tác giả.
+, Hệ thống thể loại của Văn học Trung đại rất phong phú: văn xuôi tự sự, thơ Đường luật, hát nói....
+, Hệ thống thi pháp riêng: Những quy tắc, tổ chức, quan niệm, cách cảm nhận , nghệ thuật xây dựng hình tượng của thi pháp trong văn học trung đại.
+, Văn học trung đại là bộ phận lớn của văn học nước nhà, có đóng góp to lớn và tích cực cho văn học dân tộc, để lại những áng văn, những tên tuổi vĩ đại.

2. Văn học hiện đại.
+, Văn học hiện đại là bộ phận văn học phát triển từ đầu thế kỷ XX- nay. Đây là thời kì mà Văn học Việt NAm thoát ra khỏi ảnh hưởng của thi pháp trung đại, tiếp cận những trào lưu của Văn học Thế giới (những xu hướng mới), tạo nên những thành tựu xuất sắc.
+, văn học Hiện đại hình thành trong 1 bối cảnh liịch sử xuất hiện nhiều biến động, chịu ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng và thẩm mĩ hiện đại.
+, Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, mặt khác tiếp thu tinh hoa của những nền văn học, văn hóa lớn trên Thế giới nhằm tạo nên những sự đổi mới:

----Tác giả: xuất hiện đội ngũ các nhà thơ, nhà văn chuyên nghiệp.
----Đời sống văn học: Sự xuất hiện của báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại làm cho văn học đến với độc ỉa nhanh hơn, đời sống văn học sôi động hơn
----thể loại: Xuất hiện một hệ thống thể loại mới thay thế hoc hệ thống thể loại cũ đã lỗi thời
----Thi pháp: xuất hiện 1 hệ thống thi pháp mới, lối viết phong phú, giàu cá tính sáng tạo của tác giả, người viết.
+, Văn học hiện đại phát triển qua nhiều thời kì:
----Đầu thế kỉ XX-1945
----1945-1975
----Sau 1975 đến nay.

2)

Không hiểu vì sao cứ mỗi lần nghĩ đến đất nước và con người VN ,chúng ta lại nghe vang vọng trong tâm trí mình những câu thơ của Huy Cận :

 

“ Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực , sang hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, bao dung.”
 Sảng khoái biết bao! Tự hào biết bao! Trong tâm trí ta bỗng cuồn cuộn đổ về dòng lịch sử hang ngàn năm của dân tộc. Bừng sang trong tâm hồn của cha ông ta là công cuộc lao động , là chiến công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , là trời bể ân tình thủy chung như nhất , yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người quen đứng đầu song ngọn gió , chống mọi thế lực thù địch. Qua bao phong ba của lịch sử , dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt “ Lưng đeo gươm , tay mềm mại bút hoa” .Quả thật văn học dtộc là một thứ máu của Tổ quốc . Dòng máu văn học ấy chảy và thắm vào tâm hồn chúng ta hôm nay với một sức sống rạo rực mãnh liệt . Yêu biết bao nền văn học ấy , nền văn học mà nội dung cũng như hình thức đều phản ánh chân thực , sâu sắc tư tưởng , tình cảm và sức sống , sự vươn lên của con người VN trong nhiều mối quan hệ đa dạng.Sức sống ấy bắt đầu bằng mối quan hệ gần gũi,gắn bó với thế giới tự nhiên vô cùng chân thực , sinh động và độc đáo.Mỗi mảnh đất quê hương chúng ta đều mang hơi thở cuộc sống của những ngày cha ông gian khổ khẩn hoang vỡ đất để xây dựng non sông đất nước tươi đẹp và tích lũy nhiều hiểu biết phong phú , sâu sắc về thiên nhiên. Dưới hình thức của tư duy huyền thoại , các tác phẩm dân gian đã vô tình trở thành cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân , nhất là những người lao động VN. Con người VN đổ mồ hôi , xương máu gắn chặt tâm hồn mình với mảnh đất thiêng liêng ấy. Thiên nhiên đất nước giàu đẹp nhưng cũng lắm thử thách , hăm họa rình rập theo mỗi bước đi lên của con người VN . Mặc dù vậy , cái tình ta yêu đời , cái tình ta yêu cuộc sống , gian khổ mấy cũng vui được , cái vui vừa ngời chói , vừa trong sang lạ lùng .Với quy mô hoành tráng , sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” của người Mường đã tái hiện lại những hồi ức thô sơ nhưng hấp dẫn về một cộng đồng người trong quá khứ xa xưa vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại và phát triển . Hay câu chuyện truyền thuyết “ Sơn Tinh- Thủy Tinh” ngàn năm rồi vẫn sống trong long dân tộc , âm vang dữ dội , phản ánh những cố gắng không mệt mỏi của người Việt cổ để chiến thắng nạn lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ . Truyện đề cao sức sống mạnh mẽ của loài người và phần nào giải thích hiện tượng lũ lụt hang năm. Ngoài ra , nhân dân lao động cũng tích lũy được khá sâu sắc về tự nhiên , thiên nhiên dưới hình thức những câu nói cô đúc . Những triết lí , trí tuệ trong tục ngữ bắt rễ từ cuộc sống sinh động phong phú nên nội dung cũng như hình thức của tục ngữ không khô khan mà nó vẫn như cây đời xanh tươi . Tục ngữ VN có rất nhiều chủ đề trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên , lao động sản xuất , về con người và xã hội :“ Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.”
 
Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Khanh Tay Mon
6 tháng 6 2019 lúc 16:57

Tham khao cach soan :Soạn bài Tấm Cám, Trang 72 SGK Ngữ Văn lớp 10

Tae Kook
Xem chi tiết
Trâm Anhh
17 tháng 8 2018 lúc 16:02

''quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

này củ xuân hương đã quyệt rồi

có phải duyên nhau thì thắm lại

đừng xanh như lá bạc như vôi''
a) Phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm

Hương Lê Thị Mai
Xem chi tiết
Duyên Kuti
25 tháng 8 2018 lúc 4:54

1.Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên.

nguyễn thống
Xem chi tiết