Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Xu Phan
Xem chi tiết
Nhữ Thanh Hà
Xem chi tiết
minh thùy
14 tháng 9 2017 lúc 23:37

Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau:

Hoa: hoa quả, hương hoa - > có nghĩa là bông hoa.

Hoa: hoa mĩ, hoa lệ - > có nghĩa là đẹp.

Phi: phi công, phi đội - > có nghĩa là bay

Phi: phi pháp, phi nghĩa - > có nghĩa là không. Phi: phi cung, vương phu - > có nghĩa là vợ vua.

Tham: tham vọng, tham lam - > có nghĩa là ham muốn.

Tham: tham gia, tham chiến - > có nghĩa là có mặt.

Gia: gia chủ, gia súc - > có nghĩa là nhà.

Gia: gia vị, gia tăng - > có nghĩa là thêm vào.

Bình luận (4)
Kẻ Ẩn Danh
22 tháng 9 2017 lúc 19:35

Hoa: hoa quả, hương hoa - > có nghĩa là bông hoa.

Hoa: hoa mĩ, hoa lệ - > có nghĩa là đẹp.

Phi: phi công, phi đội - > có nghĩa là bay

Phi: phi pháp, phi nghĩa - > có nghĩa là không.

Phi: phi cung, vương phu - > có nghĩa là vợ vua.

Tham: tham vọng, tham lam - > có nghĩa là ham muốn.

Tham: tham gia, tham chiến - > có nghĩa là có mặt.

Gia: gia chủ, gia súc - > có nghĩa là nhà.

Gia: gia vị, gia tăng - > có nghĩa là thêm vào.

Bình luận (0)
Đạt Đỗ
24 tháng 9 2017 lúc 8:47

hà yêu đức

Bình luận (2)
SHIZUKA
Xem chi tiết
Trần Đình Trung
6 tháng 10 2016 lúc 16:35

Dàn bài này

Mở bài :
- Trong thế giới loài hoa , mỗi loài có một vẻ đẹp và sắc thái riêng như hoa hồng thì ..... . hoa sen thì .......
- Thế mà tôi lại xao động trước một loài hoa dại bình thường - hoa xuyến chi 

Thân bài 
Tả bao quát :
- Là loài hoa dại . Nơi đâu nó cũng sống đc ( có thể thêm )
- Tả chung chung hoa
Tả chi tiết :
- Tả cánh hoa : tròn , màu trắng mịn .
- Nhị hoa : vàng ( bạn có thể xen thêm ong bướm ) thường có từ 3 5 cánh hoa
- thân hoa : nhỏ , gầy nhàu xanh
( bạn có thể tả thêm )

Kết bài :
- Nhiều ng` ko thích hoa vì vẻ ngoài của nó
- Hoa là 1 tấm gướng sáng cho chúng ta nói theo : sống dản dị và thích nghi với mọi điều kiện sông
- Bạn có thể nêu thêm tình cảm của mình nha

Bình luận (0)
Nguyễn Xuân Yến Nhi
11 tháng 10 2016 lúc 20:50

Mở bài: Giới thiệu cây dừa.

Thân bài: 1/ Tả và biểu cảm cây dừa:

Lựa chọn: Tả thân, lá, hoa, quả

                 2/ Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

- Đua xe bằng tàu dừa.

- Làm cào cào bằng lá dừa.

- Trèo dừa bắt tổ chim.

- Mỗi buổi chiều học bài dưới gốc dừa

- Có những niềm vui, nỗi buồn gì cũng tâm sự với cây dừa.

                  3/ Lợi ích kinh tế:

- Nước dừa tươi

- Mứt dừa.

- Các và, các mẹ, các chị khi nầu chè hay xôi không thể thiêu nước cốt dừa.

- Trong các món ăn làm từ dừa, tôi thích nhất là món thịt kho dừa.

- Kẹo dừa là đặc sản Bến Tre.

- Dừa làm đũa, muỗng, dép trong nhà.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ

Bình luận (0)
Lê Thảo Vi
Xem chi tiết
Minh Thu
1 tháng 10 2016 lúc 6:34

1. Nhu cầu biểu cảm của con người. Câu 1. - Cảm xúc ở hai bài ca dao: + Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. + Bài 2: Niềm rạo rực phơi phới của người con gái trước cánh đồng lúa và tuổi xuân của mình. - Người ta thổ lộ tình cảm là để phô bày lòng mình, để khơi gợi lòng đồng cảm của người khác với nhu cầu được chia sẻ. - Khi con người có những niềm vui hay nỗi buồn thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm. - Thư gửi cho người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư là thể hiện nhu cầu biểu hiện tình cảm. 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm Câu 2. - Nội dung của hai đoạn văn. + Đoạn 1: Người viết thư đã nhắc lại những kỉ niệm giữa mình và Thảo, qua đó thể hiện nỗi niềm thương nhớ. + Đoạn 2: Sự liên tưởng và sự xúc động thiêng liêng của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya. - So sánh: So sánh nội dung của hai đoạn văn trên với nội dung của văn tự sự và miêu tả, ta thấy nội dung hai đoạn văn trên thiên về biểu hiện suy nghĩ của tâm hồn người viết. - Đánh giá ý kiến: Ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên ta thấy ý kiến đó là hoàn toàn đúng. II. Luyện tập Câu 1.  - Hai đoạn văn, đoạn 1 không phải là văn biểu cảm, chỉ miêu tra hoa hải đường dưới góc độ sinh học. - Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì: + Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường “từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường”, “Tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm”. + Nhà văn sử dụng rất nhiều sự liên tưởng so sánh, ẩn dụ, hồi ức… miêu tả sự lộng lẫy, kiều diễm của hoa để khơi gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc: “Hàng trăm đóa hoa ở đầu cành phơi phới như một loài chào hạnh phúc”… “Màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm” “Những cánh hoa khum khum như muốn phong lại nụ cười má lúm đồng tiền”. + Tác giả vừa sử dụng biểu cảm trực tiếp và sử dụng biểu cảm gián tiếp (thông qua sự tự sự, miêu tả). + Văn bản này được viết theo thể loại tùy bút, thể loại đặc trưng của văn biểu cảm. Câu 2. Nội dung biểu cảm của bài thơ không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn kín vào bên trong câu chữ. Qua nội dung biểu ý của bài thơ ta có thể cảm nhận nội dung biểu cảm sau: - Ở bài “Nam quốc sơn hà”: + Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. + Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. - Ở bài “Phò giá về kinh”: + Cảm hứng tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công của dân tộc. + Niềm tin và niềm yêu thương lo lắng cho đất nước. Câu 3. Kể tên một số văn bản biểu cảm hay mà em biết. - Các em có thể ghi tên những văn bản mà mình đã đọc ngoài chương trình hoặc trong chương trình. - Những văn bản biểu cảm hay mà các em đã được học: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi-át-tơn, “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua. “Mẹ tôi” của A-mi-xi, những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người… Câu 4. Sưu tầm và chép ra giấy một đoạn văn xuôi biểu cảm. Lòng yêu nước – Ê-ren-bua “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn … “Đối với đồng bào tôi, mỗi tất đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mong trong đó kí ức của người da đỏ”.

 

Bình luận (1)
Phong Tử Hy
26 tháng 9 2016 lúc 21:33

xem hướng dẫn ở học 24 đó! 

 

Bình luận (1)
Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Vũ Hương Yến
11 tháng 10 2017 lúc 15:45

*Mở bài:

- Giới thiệu chung về loài cây đó

- Lý do mình yêu loài cây đó

*thân bài:

- đặc điểm của cây qua 4 mùa

-tác dụng của của cây với đời sống con người( tạo bóng mát, ra quả,.....)

*kết bài

_ tình cảm của mình về loài cây dó

chúc bạn hk tốt nhé :)

Bình luận (0)
FAIRY TAIL
11 tháng 10 2017 lúc 16:02

MB :

Giới thiệu chung về loài cây cần biểu cảm

TB :

- Phần 1 : Biểu cảm về đặc điểm gợi cảm của cây

+ miêu tả cây kết hợp biểu cảm

+ sử dugnj nh` biện pháp tu từ để tăng sức biểu cảm : điệp ngữ, tiếng gọi ,tiếng than , so sánh , nhân hoá ...

- Phần 2 : Biểu cảm về sự gắn bó của loài cây đó vs cuộc sống cn người

+ nêu rõ sự gắn bó vs đời sống hằng ngày ( hoặc gắn bó vs lịch sử như cây tre )

- Phần 3 : Biểu cảm về sự gắn bó của loài cây vs chính bản thân mình

+ kể về những kỉ niệm của bản thân vs loài cây đó ( cần lồng cảm xúc của bản thân )

KB :

- Khẳng định tình cảm

- Mong ước ,hứa hẹn .

Bình luận (0)
Ngọc Anh
Xem chi tiết
Lê Hà Anh
20 tháng 9 2017 lúc 13:28

Những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người, Cổng trường mở ra, Viếng lăng Bác, Mẹ tôi ,...

Tích mình nhé ! Mình nghĩ mình làm đúng rồi !

Bình luận (3)
Trần Trung Thế
Xem chi tiết
Hoy Boy Ha Noi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
10 tháng 10 2017 lúc 19:36
Thu về, những làn gió làng quê mang theo hương ổi chín làm cho lòng nó thấy nôn nao. Đã bao lâu rồi nó không còn được ngửi cái mùi thân thuộc mà xa lạ ấy?

Từ tấm bé nó đã lẫm chẫm bước đi những bước đầu đời, rồi là chạy nhảy lăn lội trong vườn cây của ông bà nội dưới tán cây xanh rì. Nhà nghèo, bố mẹ lại không chăm sóc được nó nên chị em nó vẫn ở với ông bà còn nhiều hơn ở với bố mẹ.

Mỗi gốc cây trong vườn nó đều thuộc lòng nhưng nó vẫn thích nhất là gốc ổi. Nó thích cây ổi vì thân cây không xù xì thô ráp như thân cây nhãn, cũng không có những cành dễ gẫy như cây xoài. Thân cây ổi nhẵn nhịu, cành cây tuy bé nhưng chắc lắm nhé. Đã vậy những quả ổi chín lại thơm ơi là thơm, nó thích cái cảm giác vừa cắn một ngụm nhỏ thôi đã tràn ngập hương ổi trong miệng. Thịt ổi mềm mềm, ngọt ngọt, ruột ổi càng thơm hơn, như thể cả hương vị trời thu đọng trong ấy. Ông bảo ổi thóc chín là ngon nhất, nó nhìn những những bông hoa ổi nở ra, chậm rãi kết quả, rồi cũng đợi được những quả ổi chín vàng ươm, lúc ấy nó đã nghĩ đó là niềm hạnh phúc nhất.

Thời thơ ấu của nó chẳng rời khỏi cây ổi.

Là trưa hè nóng nực, chị em nó làm nhà trên cây ổi. Gọi là nhà cho oai chứ mới bảy, tám tuổi thì biết làm cái gì đâu. Mấy tấm gỗ lén lút lấy từ trong đống gỗ sau nhà của bà ghép lại thành sàn nhà. Vài ba chiếc bao đã rách miếng to rạch ra rồi căng làm tường nhà, nóc nhà. Chỉ vài động tác đơn giản thế là có cái nhà nho nhỏ trên trạc cây cách mặt không cao. Những cơn mưa bất chợt đến, chị em nó chẳng muốn vào nhà mà chen chúc trong ngôi nhà trên cây nước dột khắp nơi ấy cùng cười khờ dại.

Là những ngày chúng nó chơi đồ hàng, vặt lá ổi làm “tiền”, hoa ổi là “thức ăn”. Cứ thế mà nghịch nhưng vui lắm. Để bà nội biết lại bị bà mắng “vặt trụi hoa ổi chúng bay lấy đây ra ổi mà ăn?”.

Là những buổi chiều tan học cùng kéo nhau về vườn cây rồi tập kích cây ổi sai quả trĩu trịt, trẻ nhà quê chẳng có nhiều lắm quà ăn vặt, những quả ổi chín đã quý lắm rồi. Nó thích ổi, nhưng nó cũng nhớ lời dặn dò của cô giáo đã dặn “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Kiểu gì nó và em trai cũng giành những quả ổi to nhất, chín nhất phần ông bà.

Là những lúc ấm ức, bị bắt nạt nó thường trốn trên cành ổi cao nhất mà nó leo lên được ngồi trên đó mà khóc khiến bà tìm mãi đến tận cơm chiều mới chịu tụt xuống.

Ông nội sau đó mất, lúc ấy nó chỉ biết ông ngủ thật lâu không dậy nữa, những mùa ổi chín cây ổi vẫn sai quả nhưng chẳng còn người hái từng quả chín cho nó nữa. Lớn hơn nó đi học xa, rồi em trai cũng có những trò chơi hấp dẫn hơn, ổi chín để đó cho chim chào mào đến ăn.

Hương ổi của tuổi thơ vẫn phảng phất…
Bình luận (1)
Đinh Thị Thảo Nhi
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
5 tháng 10 2017 lúc 21:53

không

Bình luận (0)
Đoàn Hương Trà
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trung
9 tháng 10 2017 lúc 18:42

Một năm có hai ngày hội dành riêng cho thiếu nhi, đó là Tết Thiếu nhi 1 - 6 và Tết Trung thu. So với Tết Thiếu nhi thì Tết Trung thu có phần được bọn trẻ con chúng tôi chờ đợi nhiều hơn. Vào ngày ấy, chúng tôi được cùng chung vui với mọi người, được hòa vào dòng người đông đúc trên phố, được phá cỗ đêm rằm cùng cả xóm hay đơn giản chỉ để được hưởng thụ một niềm vui nho nhỏ: cùng cả gia đình ngắm trăng. Với tôi, đêm trăng trung thu năm tôi tròn 12 tuổi là đêm trung thu nhiều ấn tượng nhất.

Bình luận (0)