Hướng dẫn soạn bài Mưa

Ichika infinity stratos
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
3 tháng 5 2016 lúc 20:01

Khi em mắc lỗi:

“Từ khi bập bẹ trong nôi Lời đầu tiên nói trong đời : Mẹ ơi! Mẹ như ánh sáng mặt trời Ngời trong máu chảy nồng hơi thở này” (Vô Thường) Mẹ! Tiếng gọi quá đỗi kính yêu và ngọt ngào.Bởi bên mẹ,con nhận được biết bao sự dạy dỗ,chăm sóc yêu thương…Và, rồi trong thâm tâm con cứ ngỡ :con sẽ chẳng bao giờ làm cho mẹ buồn phiền vì con,sẽ chẳng bao giờ con sai phạm điều gì …Thế nhưng mẹ ạ, con cũng đã có lỗi với mẹ,làm mẹ ưu phiền và biết bao lo lắng trong một lần con mắc lỗi đã quên lời mẹ dạy.  Đó là một buổi chiều mùa đông ảm đạm, con theo mấy đứa bạn trong xóm đi chơi xa. Với bọn trẻ chúng con mà được vui chơi thì chẳng còn nhớ thời gian.Mải ham vui nên con quên bẵng lời dặn của mẹ. Lúc về, trời nhá nhem tối, không thấy mẹ ở nhà, con biết mẹ đang tất bật đi tìm con khắp xóm. Một lát sau, mẹ hớt hải chạy về, áo quần ướt sẫm, khuôn mặt xương xương của mẹ tái xanh vì lạnh, mấy cọng tóc lòa xòa bên đôi má... Trông mẹ thật lo lắng, mẹ vừa mừng vừa giận. Mừng vì con đã về nhà trước cơn mưa, giận vì đi chơi xa mà không xin phép mẹ, lại về nhà tối. Mẹ không nói gì nhưng đôi mắt sâu và thâm quầng của mẹ hiện rõ vẻ giận dỗi, bực bội . Rồi mẹ nghiêm nghị bảo:- Con xem lại việc làm của con đấy nhé !Giọng nói của mẹ đã khàn đi vì cơn mưa rạt rào, thấm ướt. Mẹ húng hắn ho rồi xuống bếp làm cơm tối. Con cũng xuống bếp rồi rụt rè phụ mẹ.  Vừa làm vừa nghĩ đến hình ảnh mẹ trong cơn mưa lúc ban chiều, con lại nghĩ đến lời nói của mẹ vừa rồi. Tuy đơn sơ, ngắn gọn nhưng đã thấm sâu vào tâm trí của con. Lúc ấy, con như người ngủ say trong màn đêm lạnh lẽo được mẹ đánh thức dậy và đưa ra ngoài ánh sáng hửng ấm khí trời. Biết mẹ giận, em lễ phép thưa:- Con xin lỗi mẹ ạ! Từ nay, con sẽ nhớ lời mẹ dạy.Con sẽ không làm mẹ lo lắng về con nữa đâu!Mẹ nhìn con như đã nguôi đi cơn giận, mẹ  con đi tắm. Mẹ ơi!Tấm lòng mẹ thật nhân ái, độ lượng, bao dung. Bàn tay gầy guộc của mẹ đã nuôi chúng con khôn lớn và cũng đôi bàn tay ấy  mẹ đã nấu nước tắm cho con. Nước thật ấm, ấm như tấm lòng của mẹ đang ủ ấm cho con. Vừa tắm con vừa hình dung hình ảnh của mẹ liêu xiêu đang rảo bước dưới mưa. Con lại hình dung đôi mắt dịu hiền của mẹ nhìn con khi con mắc lỗi. Ôi! Lòng mẹ thật bao la! Tình cảm của mẹ dành cho con thật thiêng liêng, cao cả và không bao giờ vơi cạn. Lúc nào con  cũng  có mẹ ở  bên chăm sóc, giúp đỡ bảo ban, chở che tiếp thêm sức mạnh  để  em còn vươn lên trong cuộc sống. Ấy thế mà em đã làm mẹ đau lòng!  Bây giờ con đã lớn khôn, con đã hiểu thế nào là sự nhọc nhằn của mẹ. Nhìn những cơn mưa cùng cái rét căm căm, bóng dáng của mẹ lại hiện về trong kí ức của con...với dáng mẹ gầy, với gương mặt bao lo lắng đang lầm lũi trong cơn mưa... Mẹ ơi! Con có lỗi với mẹ biết bao!Và,trong con lại vang lên khúc hát mà mỗi mùa Vu Lan con hay hát: ''...Rồi một chiều nào đó con về    Nhìn mẹ yêu,nhìn thật lâu    Rồi nói,nói với mẹ rằng:    Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ có biết hay không?    Biết gì? Biết là...Biết là...Con thương mẹ không?'Khi em làm việc tốt:

“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.

Bình luận (2)
Nguyễn Tú Anh
3 tháng 5 2016 lúc 20:21

mình nghĩ bn có thể thay thế lúc tắm í thành là lúc bị ốm, bị cảm. Mặc dù là bài mắc lỗi nhưng lồng hình ảnh bị ốm. Mẹ chăm sóc. Mẹ pha nc ấm, pha thuốc,... thức suốt đêm ngồi kề bên em. Hoặc bằng hình ảnh mẹ tần tảo ra mưa để đi mua thuốc cho em. 

Mình nghĩ vậy, mình chỉ có thể góp í vậy thôi nhé 

Bình luận (0)
Nguyễn Tú Anh
3 tháng 5 2016 lúc 20:22

Hoặc thay vì lúc vừa tắm thì thay bằng những lúc rảnh rỗi, ngồi suy nghĩ hay lúc học bài chợt nghĩ về những lần còn bé, mẹ chăm sóc cẩn tahanj kể cả khi tắm.... 

Bình luận (0)
Song Joong Ki
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
19 tháng 5 2016 lúc 15:29

Tham khảo tại Câu hỏi của Huỳnh Yến Nhi - Học và thi online với HOC24

Bình luận (0)
Hồ Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Vương Thục Anh
12 tháng 8 2016 lúc 21:28

nghe kinh dị quá

Bình luận (1)
Lê Anh Thư
Xem chi tiết
Lê Anh Thư
12 tháng 10 2016 lúc 21:01

Khỏi lun ik!bucqua

Bình luận (10)
Lê Anh Thư
13 tháng 10 2016 lúc 20:25

GIÚP ME VS!

Bình luận (0)
Phương Trần
26 tháng 10 2017 lúc 9:03

các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài là:

-Danh từ chỉ đơn vị:em,que,con,bức

-Danh từ chỉ sự vật:Mã Lương,cha mẹ,củi,cỏ,chim,.......

Chúc bạn học tốtok

Bình luận (0)
Trịnh Thị Giang Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Lưu Vũ Quang
1 tháng 3 2017 lúc 20:01

Bài Lượm-->tác giả Tố Hữu.

Bình luận (0)
Mai Đức Phong thông minh
Xem chi tiết
Adorable Angel
5 tháng 3 2017 lúc 8:39

Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ kèm với mưa thường có giông, sấm chớp, gió mạnh.

Bình luận (0)
Mai Đức Phong thông minh
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Thao Ly
5 tháng 3 2017 lúc 8:35

Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở quê hương tác giả, vùng Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Cơn mưa được miêu tả theo trình tự thời gian: lúc sắp mưa và lúc đang mưa, qua các trạng thái hoạt động của sự vật và loài vật. Dựa vào thứ tự miêu tả, bố cục bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:

+Đoạn 1: Từ đầu đến... Dầu tròn - Trọc lốc: Quang cảnh lúc trời sắp mưa.

+Đoạn 2: Từ Chớp - Rạch ngang trời... đến Cây lá hả hê: Quang cảnh trong cơn mưa.

+Đoạn 3: Phần còn lại: Tư thế hiên ngang của con người giữa khung cảnh dữ dội của cơn mựa.

Bình luận (0)
Adorable Angel
5 tháng 3 2017 lúc 8:38

Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ kèm với mưa thường có giông, sấm chớp, gió mạnh.

Bài thơ tả cơn mưa qua hai giai đoạn: Lúc sắp mưa và khi trời mưa. Bốn câu cuối cùng khi trời mưa có thể tách thành một phần riêng. Từ đó, có thể chia bài thơ thành 2 phần.

- Phần 1 (từ đầu đến "ngọn muông tơi nhảy múa"): Khung cảnh sắp mưa.

- Phần 2 (còn lại): Khung cảnh khi trời mưa.

Bình luận (0)
Mai Đức Phong thông minh
Xem chi tiết
huy nguyễn công
5 tháng 3 2017 lúc 5:35

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN -

Bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hoá, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. - Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông có năng khiếu làm thơ từ rất sớm. Từ khi còn là học sinh tiểu học, Trần Đăng Khoa đã có thơ đăng báo và tập thơ đầu được in năm 1968. Thư của Trần Đãng Khoa thường viết về những cảnh vật và con người bình dị, gần gũi ở làng quê, nơi góc sân, vườn nhà, nhưng cũng từ đây mà nhìn ra được đất nước và khí thế của thời đại chống Mĩ cứu nước. - Bài Mưa tác giả viết năm 1967, lúc tác giả mới chín tuổi, đang là một cây bút thiếu nhi rất nối tiếng. Đây là bài thơ được rút từ tập thơ đầu tay Góc sân và khoáng trời của Trần Đăng Khoa. Bài thơ miêu tả chính xác, sinh động những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc ở làng quê trước và trong cơn mưa. Bức tranh cơn mưa rào được thế hiện qua hàng loạt hình ảnh về hình dáng, động tác hoạt động của nhiều cảnh vật với cái nhìn, cách cảm hồn nhiên, tinh tế, rất trẻ thơ của tác giả. Cơn mưa được tác giả miêu tả theo trình tự thời gian. Ngoài việc miêu tả trực tiếp cơn mưa với sấm, chớp, nước mưa; tác giả còn miêu tả cơn mưa một cách gián tiếp thông qua trạng thái, hoạt động của các loài vật, cây cối, con người trước và sau cơn mưa. - Thủ pháp nghệ thuật nối bật của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi với nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị: Ông trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận/ Muôn nghìn cây mía/ Múa gươm/ Kiến/ Hành quân/ Đầy đường; Sấm/ Ghé xuống sân/ Khanh khách/ Cười/ Cây dừa/ Sải tay/ Bơi/ Ngọn mồng tơi/ Nhảy múa. Hình ảnh độc đáo, có giá trị phát hiện: cỏ gà rung tai/ Nghe; Bụi tre/ Tần ngần/ Gỡ tóc. Hình ảnh con người ở cuối bài mang ý nghĩa biểu tượng qua lối so sánh có tính khoa trương: người cha đi cày về dưới trời mưa được tác giả nhìn như là đang đội mưa, đội sấm chớp. Thiên nhiên đá trở thành “cái nền” đế tôn vẻ đẹp của con người. Đó là vẻ đẹp về tư thế mạnh mẽ, hiên ngang, vững vàng, tự tin, chiến thắng trước sức mạnh ghê gớm của tự nhiên: Đội sấm/ Đội chớp/ Đội cả trời mưa. Băng nhịp điệu nhanh, mạnh, dồn dập với những câu thơ ngắn, có số tiếng không đều nhau, bài thơ đã diễn tả sinh động cơn mưa rào mùa hạ, gợi được âm thanh của một trận mưa lớn. - Hai bài đọc trong phần “Đọc thêm” của Tô Hoài (trích từ tác phẩm Tự truyện) và bài thơ Ngày 27 thảng 6 viết tại lầu Vọng Hồ trong lúc say của Tô Thức (nhà thơ Trung Quốc) đều miêu tả cơn mưa lớn bằng các chi tiết về âm thanh, màu sắc, cảnh vật,... trước, trong và sau cơn mưa một cách độc đáo, tiêu biểu. Đấy cũng là nhừng gì nhà thơ “nhí” Trần Đăng Khoa quan sát được và miêu tả trong bài Mưa của mình.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1

. Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào? Cơn mưa được tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc dang mửa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài thơ. Gơi ý: Bài thơ tả cơn mưa rào ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ vào mùa Hè. Bố cục: gồm 3 phần. Phần 1: Từ đầu cho đến Ngọn mùng tơi/ Nhảy múa. Nội dung tả khung cảnh sắp mưa. Phần 2: Tiếp theo cho đến Cây lá hả hê. Nội dung tả cảnh vật trong khi mưa. Phần 3: Đoạn còn lại. Nội dung tả hình ảnh người nông dân trong mưa thật to lớn và đẹp đẽ. 2. Nhận xét về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể hiện nội dung? Gợi ý: Bài thơ làm theo thể thơ tự do; cách ngắt nhịp linh hoạt, gồm các nhịp 1, 2, 3, 4 chủ yếu là nhịp 2. Điều dó tạo thuận lợi cho việc diễn tả một cách phóng túng những quan sát của người viết. 3. Gần hết bài thơ chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài thơ mới xuất hiện hình ảnh con người: Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa ... Em hãy nhận xét về ý nghĩa biếu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên? Gợi ý: Đó là một hình ảnh to lớn, vừng chãi: Đội sấm/ Đội chớp/ Đội cả trời mưa... Tầm vóc của người nông dân trở nên lớn lao, kì vĩ, như một vị thần. Viết về cơn mưa nhưng cũng viết về người nông dân (qua hình ảnh người cha) dãi nắng, dầm mưa. Đây là một cách ca ngợi rất hồn nhiên nhưng cũng vô cùng sâu sắc.

banhqua

Bình luận (1)
Mai Đức Phong thông minh
Xem chi tiết
Nguyen Dieu Thao Ly
5 tháng 3 2017 lúc 8:34

a. Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được tác giả đưa vào bài thơ trở nên rất sinh động thông qua nghệ thuật miêu tả hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài.

Đây là khung cảnh lúc trời sắp mưa: Những con mối-Bay ra-Mối trẻ-Bay cao - Mối già- Bay thấp - Gà con - Rối rít tìm nơi - Ân nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn đang kéo đến gần. Động từ bay được lặp lại nhiều lần, các tính từ trẻ, già, cao, thấp, rối rít có tác dụng gợi tả, gợi hình đặc biệt. Người đọc như được chứng kiến tận mắt khung cảnh sinh động đó.

Từ hình ảnh cây cỏ gà lay động trước gió, tác giả hình dung ra: cỏ gà rung tai nghe; còn những cành tre bị gió thổi mạnh thì được nhân hoá: Bụi tre tần ngần gỡ tóc.

Trời chuyển mưa giông, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi Lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xoá. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn, đất gặp nước sủi bọt, bong bóng nổi đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm, sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi.

b. Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và tài tình: ông trời, Mặc áo giáp đen, Ra trận, Muôn nghìn cây mía, Múa gươm, Kiến, Hành quân, Đầy đường... Những đám mây đen che phủ bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng khi ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được nhà thơ hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận.

Cách miêu tả của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc. Từ cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa, Bế lũ con, Đầu tròn, Trọc lốc... đến cảnh: Chớp, Rạch ngang trời, Khô khốc, Sấm, Ghé xuống sân, Khanh khách, Cười, Cây dừa, Sải tay, Bơi, Ngọn mùng tơi, Nhảy múa... đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của trẻ thơ.

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mưa... mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất.

Bình luận (0)
Mai Đức Phong thông minh
Xem chi tiết
huy nguyễn công
5 tháng 3 2017 lúc 5:32

Câu 1. Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào?

Cơn mưa dược tả qua hai giai đoạn: lúc sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả,em hãy tìm bố cục của bài thử.

(a. Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở quê hương tác giả, vùng Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Cơn mưa được miêu tả theo trình tự thời gian: lúc sắp mưa và lúc đang mưa, qua các trạng thái hoạt động của sự vật và loài vật. Dựa vào thứ tự miêu tả, bố cục bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:

+Đoạn 1: Từ đầu đến... Dầu tròn - Trọc lốc: Quang cảnh lúc trời sắp mưa.

+Đoạn 2: Từ Chớp - Rạch ngang trời... đến Cây lá hả hê: Quang cảnh trong cơn mưa.

+Đoạn 3: Phần còn lại: Tư thế hiên ngang của con người giữa khung cảnh dữ dội của cơn mựa. )

Câu 2. Nhận xét về thể thú, cách ngắt nhịp, gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng đối với việc thể

hiện nội dung (tả trận mưa rào ồ làng quê).

(Bài thơ viết theo thể tự do, các câu thơ rất ngắn; nhịp thơ nhanh, gấp gáp. Cách gieo vần linh hoạt không theo lề lối thông thường. Tất cả các đặc điểm trên góp phần miêu tả sinh động cảnh tượng một trận mưa rào, trong đó các loài côn trùng, các con vật, cây cỏ, gió mây đều vội vàng, hối hả, bị cuốn hút vào sự thay đổi đột ngột của thiên nhiên. )

Câu 3. Bài thơ dã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và .trong cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:

a) Hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm những động từ và tính từ miêu tả và nhận xét về việc sử dụng các từ ấy.

b) Nêu các trường hợp sử dụng phép nhân hoá Đềmiêu tả thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp ấy trong một số trường hợp đặc sắc.

a. Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được tác giả đưa vào bài thơ trở nên rất sinh động thông qua nghệ thuật miêu tả hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài.

Đây là khung cảnh lúc trời sắp mưa: Những con mối-Bay ra-Mối trẻ-Bay cao - Mối già- Bay thấp - Gà con - Rối rít tìm nơi - Ân nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn đang kéo đến gần. Động từ bay được lặp lại nhiều lần, các tính từ trẻ, già, cao, thấp, rối rít có tác dụng gợi tả, gợi hình đặc biệt. Người đọc như được chứng kiến tận mắt khung cảnh sinh động đó.

Từ hình ảnh cây cỏ gà lay động trước gió, tác giả hình dung ra: cỏ gà rung tai nghe; còn những cành tre bị gió thổi mạnh thì được nhân hoá: Bụi tre tần ngần gỡ tóc.

Trời chuyển mưa giông, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi Lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xoá. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn, đất gặp nước sủi bọt, bong bóng nổi đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm, sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi.

b. Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và tài tình: ông trời, Mặc áo giáp đen, Ra trận, Muôn nghìn cây mía, Múa gươm, Kiến, Hành quân, Đầy đường... Những đám mây đen che phủ bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng khi ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được nhà thơ hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận.

Cách miêu tả của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc. Từ cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa, Bế lũ con, Đầu tròn, Trọc lốc... đến cảnh: Chớp, Rạch ngang trời, Khô khốc, Sấm, Ghé xuống sân, Khanh khách, Cười, Cây dừa, Sải tay, Bơi, Ngọn mùng tơi, Nhảy múa... đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của trẻ thơ.

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mưa... mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất. )

Câu 4. Gần hết bài thơ chỉ miêu tả thiên nhiên, đến cuối bài mới xuất hiện hình ảnh con người:

Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa...

Em hãy nhận xét về ỷ nghĩa biểu tượng cho tư thế, sức mạnh và vẻ dẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.

(Cả bài thơ toàn tả cảnh thiên nhiên, chỉ có bốn dòng cuối tả con người, nhưng hình ảnh con người vẫn hiện lên rất đẹp. Hình ảnh trên được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày về dưới trời mưa tầm tã đã được đứa con đón nhận bằng ánh mắt yêu thương, cảm phục: Bố em đi cày về, Đội sấm, Đội chớp, Dội cả trời mưa...

Nghệ thuật tương phản được sử dụng Đềđặc tả vẻ đẹp khỏe mạnh, kiên cường của con người lao động trước khung cảnh dữ dội của cơn mưa. Đúng hơn, tác giả đã sử dụng thiên nhiên như là cái phông nền Đềlặmnổi bật tư thế mạnh mẽ của con người. )

Bình luận (2)
Adorable Angel
5 tháng 3 2017 lúc 8:37

Hình ảnh con người, mà là người đi cày, người dân lao động bình dị xuất hiện trong trời mưa như là biểu tượng đứng ngang tầm vóc của đất trời vũ trụ.

Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Bình luận (0)