Hướng dẫn soạn bài Cô Tô

Hoa Hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
12 tháng 4 2016 lúc 17:25
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre…Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam . 

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

 Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam . “Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre….Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình. Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .
Bình luận (0)
Hồng Minh Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Phan Thảo Linh Chi
14 tháng 4 2016 lúc 22:24

Mk có bài này đó nhưng ko tiện chép ra nên thông cảm

Bình luận (0)
Hồng Minh Nguyễn Thị
17 tháng 4 2016 lúc 16:41

chi à

free đúng ko

Bình luận (0)
Duy Anh Pham
27 tháng 4 2016 lúc 20:42

hi

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Duyên
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
20 tháng 4 2016 lúc 11:18

Bạn cứ dựa vào mấy ý này rồi tự làm lấy nha ! 

Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô : 
- Điểm nhìn: Từ trên những hòn đá đầu sư, sát mép nước 
- Trước khi mặt trời mọc: chân trời ngấn bể sach như tấm kính 
- Lúc mặt trời mọc: 
+ tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn 
+ Quả trứng hồng hào 
+ chân trời màu ngọc trai 
=>NT : tính từ gợi tả: =>Cảnh mặt trời mọc là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ 
Hình ảnh so sánh: 
+ Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn 
+ Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng 
+ Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. 

Bình luận (0)
Phạm khánh Linh
20 tháng 4 2016 lúc 12:25

Vẻ đẹp của thiên nhiên và hình ảnh con người lao động ở đảo Cô Tô được nhà văn Nguyễn Tuân cảm nhận vả nêu lên những suy nghĩ rất phong phú và đa dạng. Phong cảnh và con người dưới ngòi bút nghệ thụật sắc sảo, già dặn của tác giả làm cho đảo Cô Tô đã đẹp càng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.  

Từ vị trí đứng trên cao, toàn cảnh Cô Tô được hiện ra qua cảm nhận của nhà văn, gây nên những hứng thú về cái đẹp lộng lẫy của đảo trong buổi sáng đẹp trời, sau cơn bão.

Nhà văn quan sát và cảm nhận bằng nhiều giác quan nêu màu sắc của nắng, gió và nước biển ơ đây thật sinh động.

Ông đã hòa hợp sự miêu tả với cảm nhận, suy tưởng, nên phát hiện thấy “ánh sáng” là “ảnh trắng'“ và vận động: “nắng rung mạnh, nắng nổi gân trên bầy nạp buồn” Nắng còn được nhà văn diễn tả có hình khối: “nắng phồng lên từ phía này sang phía kia”.

Trên trời là nắng, dưới biển là nước, con thuyền ơ giữa trời và nước, lướt sóng đưa người đi thăm đảo Cô Tô. Màu nước biển đẹp quá khiến nhà văn xúc động, khơi nguồn liên tưởng phong phú và sử dụng vốn từ giàu có để vừa miêu tả và cảm nhận ở các mức độ của màu xanh nước biển. Những cái màu xanh phong phú, kỳ diệu đến nỗi dù từ ngữ tung hoành đến mấy cũng phải bất lực, khiến nhà văn phải thốt lên: “Chữ không tài nào tuôn ra kịp được với nhịp sóng”. Thật vậy! Khi miêu tả cái màu xanh ấy, có màu xanh rất thật, rất cụ thể như: “lá chuối non, lá chuối già, màu cốm làng Vòng mùa thu, màu ngọc bích…” và có những màu xanh trừu tượng chỉ có ghi ở trong sách vở, trong kí ức và suy tưởng, nhưng rất gợi cảm như “màu áo Kim Trọng” rút ra từ câu Kiều:  

Tuyết in sắc ngựa câu dòn

Có pha màu áo nhuộm non da trời,

Và màu áo quan Tư Mã Giang Châu, rút ra từ bài thơ Tỳ Bà hành của Bạch Cư Dị:

Lệ ai chan chứa hơn người 

Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh

Một cách tả cảnh đầy ấn tượng và độc đáo khi nhà văn tả mặt trời. Ta thấy tác giả như một họa sĩ khéo tay pha màu để phác họa hình ảnh và miêu tả, cảm nhận cho hết cái đẹp kì vĩ của mặt trời. Bởi vậy màu sắc rự rỡ đầy ấn tượng được bộc lộ như “đỏ, hồng bạc, ngọc trai”… Và hình ảnh cụ thể là một mặt trời “tròn trĩnh”. ’Những phần diễn tả bằng cảm nhận, liên tưởng, suy nghĩ, ví von, so sánh mới làm ta thích thú. Mặt trời như: “Lòng đỏ một qủa trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm; và dường bệ đặt 

lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”

Tiếp đến là một cảm nghĩ vừa chân thành vừa trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Bởi vì hòa vào trong cái đẹp lộng lẫy, đầy sức sống ấy, nổi bật lên là hình ảnh con người. Cái đẹp của biến cả, trời cao, nắng gió… sẽ chìm khuất đi nếu không có con người. Khám phá và tạo ra ở đây là người anh hùng Châu Hòa Mãn trẻ trung, tráng kiện: “ánh nắng chiếu trên hàm răng đều đặn hồng”, “càng trẻ thêm” Đó là người điều khiển con thuyền lướt êm trên mặt: sóng của Đại Môn. Cùng với những con người ở Hợp tác xã Bắc Loan Đầu trẻ trung, là những chủ nhân đích thực, những con người chinh phục biển cả bằng sức mạnh và tài năng của mình.

Tóm lại, với vốn từ ngữ giàu có được sử dụng tốt nhất trong việc cảm nhận, cảm nghĩ bằng tiếp xúc trực tiếp và bằng liên tưởng bất ngờ, bài Cô Tô làm người đọc rạo rực, say mê và có những cảm nghĩ rất sâu sắc theo nhịp trào dâng cảm xúc của nhà văn trước vẻ đẹp của đảo Cô Tô, làm cho người đọc thêm yêu mến đất nước.

 
Bình luận (0)
Phạm khánh Linh
20 tháng 4 2016 lúc 12:26

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.

Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh… là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.

Bức tranh bình minh trên biển Cô Tô sẽ giảm đi rất nhiều vẻ đẹp nếu như nhà văn không điểm vào đó mấy cánh chim không khi nào thiếu vắng trên biển. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Đôi nét chấm phá cuối cùng đã hoàn tất bức tranh, làm cho bức tranh sống động, đầy chất thơ. Đây là những cánh chim xưa thường chấp chới, sáng lên trong những áng thơ cổ điển. Trong đoạn văn này, những cánh chim biển nhỏ nhoi có tác dụng rất lớn: nó thổi hồn thơ vào văn xuôi. Phải chăng đó là nét tài hoa của ngòi bút văn chương Nguyễn Tuân.

Em chưa một lần được ngắm cảnh bình minh ở biển. Nhờ đoạn kí của Nguyễn Tuân đã giúp em chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và kì diệu của mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Cảm ơn nhà văn với trí sáng tạo đã khám phá, đã “vẽ” lên trong văn chương vẻ đẹp của Cô Tô, giúp ta thêm yêu vùng đảo xa xôi này. Cảm ơn Nguyễn Tuân đã dạy ta cả cách đến với “Cái đẹp”.

Bình luận (0)
Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
29 tháng 4 2016 lúc 20:11

Bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân là một tác phẩm đặc sắc mà ở đó đoạn tả mặt trời mọc trên biển đã gây cho em sự thích thú, ham mê và trí tưởng tượng sâu sắc nhất.

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.

 

Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh... là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.

Bức tranh bình minh trên biển Cô Tô sẽ giảm đi rất nhiều vẻ đẹp nếu như nhà văn không điểm vào đó mấy cánh chim không khi nào thiếu vắng trên biển. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Đôi nét chấm phá cuối cùng đã hoàn tất bức tranh, làm cho bức tranh sống động, đầy chất thơ. Đây là những cánh chim xưa thường chấp chới, sáng lên trong những áng thơ cổ điển. Trong đoạn văn này, những cánh chim biển nhỏ nhoi có tác dụng rất lớn: nó thổi hồn thơ vào văn xuôi. Phải chăng đó là nét tài hoa của ngòi bút văn chương Nguyễn Tuân.

Em chưa một lần được ngắm cảnh bình minh ở biển. Nhờ đoạn kí của Nguyễn Tuân đã giúp em chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và kì diệu của mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Cảm ơn nhà văn với trí sáng tạo đã khám phá, đã “vẽ” lên trong văn chương vẻ đẹp của Cô Tô, giúp ta thêm yêu vùng đảo xa xôi này. Cảm ơn Nguyễn Tuân đã dạy ta cả cách đến với “Cái đẹp”.

Bình luận (0)
Phạm Tuấn Kiệt
29 tháng 4 2016 lúc 20:19

Em chưa một lần được đến thăm đảo Cô Tô. Nhưng qua bài viết của nhà văn Nguyễn Tuân, và lời giới thiệu sinh động của thầy, cô giáo, Cô Tô hiện ra trước mắt em. 

Không rõ nhà văn Nguyễn Tuân đã thăm đảo mấy ngày, bài Cô Tô trích trong sách ngữ văn lớp sáu là ngày thứ năm và ngày thứ sáu ông ở đảo. Đó là những ngày vừa qua cơn dông tố. Cảnh vật và sự sống như bừng lên, trong sáng, cây cối trên núi đảo xanh mướt như để thi mày sắc với biển. Nước biển màu xanh lam lẫn từng đợt sóng vào bãi cát vàng. Theo nhà văn thì những ngày động biển cá sẽ vắng mặt biệt tích nhưng sau đó thì những mẻ lưới lại nặng thêm, ông kể việc đi tham quan của mình để giới thiệu rằng Cô Tô có cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam và nếu trèo lên góc đồi thì nhìn ra bao la Thái Bình Dương, bốn phương tám hướng.

Thật là đẹp cái nắng ở Cô Tô. Nắng soi vào người chiếu ánh trắng lên trên hàm răng. Nắng làm nổi gân cái buồm cánh dơi, nhuộm tươi lại lá buồm nâu cũ. Nhà thơ dùng lối văn miêu tả so sánh vừa lạ vừa sống động: Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tâm kính lau hết bụi.Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết…Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới…, vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể, sáng dần lên cái chất bạc nén. Tiếp đến ông quan sát và tả lại màu nước biển của Cô Tô. Đó là một màu xanh luôn biến đổi, mà các dạng màu xanh này phải tìm ở vốn tự vị mới hết được.

Màu xanh như lá chuối non, như là chuối già? Xanh như mùa thu ngả “Cốm vòng”. Cái màu xanh “Cốm vòng” thì chỉ ai sống ở Hà Nội mới hình dung nổi các màu xanh của hạt lúa nếp non, người ta đem làm cốm, già lẫn với một ít lá cau non nên thấy màu xanh non tơ trông ngon mắt vô cùng.

Để cho màu xanh của nước biển thay hình đổi dạng, màu xanh của cỏ cây, núi đồi, không thể đủ phô diễn nhà văn phải so sánh, ví von như màu xanh của áo thư sinh Kim Trọng, Tư mã Giang Châu… Và ông vẫn chưa thỏa mãn với những màu xanh ấy mà còn nói: “màu xanh nước biển chiều nay như trang sử của loài người “ nghĩa là như thân tre khi người ta dùng nó để viết… có những màu xanh chỉ miêu ta do cảm quan của nhà văn làm em không hiểu nổi ví như “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”.

Cuối cùng nhà văn cũng phải phàn nàn, “chữ nghĩa không thể nào tuôn ra kịp bởi màu sáng cứ kế tiếp đối mới cái màu xanh của bể”. Một màu xanh màu ngọc bích, màu xanh của niềm hy vọng.'.. Cái màu xanh đã khai thác đến cùng mà vẫn chưa đủ để tả màu xanh nước biến… Nhà văn đành dừng lại chuyển sang miêu tả mặt trời rọi lên vào ngày thứ sáu thăm đảo.

Nhà văn rình mặt trời mọc lên. Trước hết là chân trời, ngấn bể sạch như lau tâm kính bụi, từ ở đấy mặt trời trồi dần lên mặt nước? “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”.

Cả môt bầu trời, một chân trời được nhà văn vẽ lên trên giấy: “Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên mâm bạc đường kính rộng cả bằng một cái chân trời màu ngọc trai nước biển, ửng hồng”.

Sức tưởng tượng của nhà văn vượt ra khỏi tầm nhìn trở lại trong tâm linh đề minh họa cái bầu trời một buổi sáng kia: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.

Và nhà văn bỗng gặp cả một cảnh kỳ thú tìm thấy từ trong ngữ của minh hòa vào với thiên nhiên trước mắt. “Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dẩn lên các chất bạc nến. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh”. 

Vài chiếc nhạn ấy với con hải âu bay ngang đã khảm vào bầu trời một cảnh đẹp trác tuyệt của đảo Cô Tô…

Có một mảnh đất của Tổ quốc như vậy làm sao mà không mến yêu cho được.

Trên đây mới chỉ là bức tranh thiên nhiên rộng lớn. Còn phần con người trên đảo , họ cũng sống dày dạn, cứng cởi làm sao! Cảnh tượng con người xoay quanh cái giếng nước ngọt cùng đã nói lên một phần cái vất cả phải lao động, nước ngọt theo người ra khơi, dự trữ vào thùng gỗ, những cóng, những ang gốm màu da lươn… có nước ấy các bà mẹ mới yên tâm địu con vẫy tay chào thuyền ra khơi.

Thiên nhiên dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân thật tươi đẹp, thật khó để em nói hết được cảm xúc của mình. Em chỉ muốn nói như nhà thơ nào đó đã nói, đại khái là:

“Một góc trời nào, Tổ quốc cũng là tranh”.

Bình luận (1)
Bùi Nguyễn Minh Hảo
29 tháng 4 2016 lúc 20:25

Xin lỗi nhưng mình quên ghi chỉ cần 10 đến 12 dòng ( trong bài thi ). Dài quá mình hết thời gian.

Bình luận (0)
Đinh Văn Hưng
Xem chi tiết
ncjocsnoev
1 tháng 5 2016 lúc 14:22

 

" Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn." vắng thành phần chính là CN .

Việc vắng thành phần chính ấy thể hiện nghệ thuật ẩn dụ của tác giả .

" Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn." là ẩn dụ với Mặt Trời.

 

 

Bình luận (0)
Chipu khánh phương
1 tháng 5 2016 lúc 15:16

Câu văn vắng thành phần chính Chủ ngữ ( chính là Mặt trời)
Việc vắng thành phần thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả , nhấn mạnh Mặt trời và làm cho câu văn ngắn gọn

Bình luận (0)
Thúy Nga
2 tháng 5 2016 lúc 20:06

-Thiếu chủ ngữ

-Câu văn thiếu chủ ngữ thể hiện dụng ý nghệ thuật muốn nhấn mạnh hình ảnh mặt trời tráng lệ, rực rỡ, tròn trĩnh, hào quang

Bình luận (0)
Đinh Văn Hưng
Xem chi tiết
Chipu khánh phương
1 tháng 5 2016 lúc 15:07

Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng là so sánh : +  Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.                                                                                               +Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ 1 quả trứng thiên nhiên đầy đặn.
                                                                                             + Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên ...
* Tác dụng : 
-Tăng sức gợi hình , gợi cảm 
- Làm cho mặt trời hiện lên sinh động , hấp dẫn
-Khắc họa hình ảnh mặt trời uy nghi , tráng lệ , hùng vĩ, to lớn và đẹp đẽ
-Tình cảm yêu quý và trân trọng thiên nhiên , sự khao khát muốn chinh phục cái đẹp của tác giả
Mình đánh lần thứ 2 rồi vừa nãy sắp xong rồi tự nhiên bị xóa hết huhu

Bình luận (8)
Nguyễn Minh Anh
1 tháng 5 2016 lúc 15:00

- Đoạn trên tả cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô. 

- Tác giả đã chọn điểm nhìn ở đầu mũi đảo Cô Tô.

- Biện pháp tu từ nổi bật là so sánh 
- Câu văn: “Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.” vắng thành phần chủ ngữ. Cách viết này cũng thể hiện sự độc đáo trong cách dùng câu chữ của Nguyễn Tuân. Dụng ý nghệ thuật của tác giả là nhấn mạnh hình dáng (sự tròn trĩnh phúc hậu) vẻ đẹp của mặt trời

Bình luận (1)
Chipu khánh phương
1 tháng 5 2016 lúc 15:08

bạn Minh Anh viết cái gì vậy ?

Bình luận (0)
Phương Thảo
Xem chi tiết
tinhyeucuanguoikhac
1 tháng 5 2016 lúc 21:15

mk nghĩ là vì vb đó dạy cho mk bài hok quý giá trong cuộc sống và nói lên đc hình ảnh 1 chú dế mèn rất đẹp đẽ , mạnh mẽ và dũng cảmhihi

Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
1 tháng 5 2016 lúc 22:04

Mình thì không nghĩ vậy đâu vì tính cách của Dế Mèn quá ngông cuồng dù bên ngoài có đẹp đến cỡ nào ,có hùng dũng đến mấy thi nó chỉ thể hiên ben ngoài thôi nhưng bên trong lại chứa sự yếu mềm,nhút nhát vì đã không cứu bạn bè trong lúc gặp nạn mà chỉ biết lo cho mình.Đó cũng chính là nguyên nhân mình thích van ban này,nó thật sự đã rút ra cho minh 1 kinh nghiệm quý báu và bài hoc mà mình không quên được.

Bình luận (0)
tinhyeucuanguoikhac
2 tháng 5 2016 lúc 11:07

thanks mọi người đã tick cho mk nhé 

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Đặng Phan Khánh Huyền
11 tháng 5 2016 lúc 22:47

c1: về biện pháp tu từ giúp cho câu thơ có nhịp điệu.

c2: biện pháp tu từ  là so sánh

Bình luận (0)
Nya arigatou~
10 tháng 5 2016 lúc 21:31

mk ko cảm nhận đc

Bình luận (0)
Người iu JK
5 tháng 8 2016 lúc 16:55

mk chẳng cảm thấy j 

Bình luận (0)
Đào Nguyên Nhật Hạ
Xem chi tiết
ncjocsnoev
11 tháng 5 2016 lúc 22:10

Nguyễn Tuân

Bình luận (0)
Lê Chí Công
11 tháng 5 2016 lúc 22:10

xem sgk

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hương Giang
11 tháng 5 2016 lúc 22:14

Bút kí " cô tô" là của nhà văn Nguyễn Tuân

Bình luận (0)
Cô Nàng Vui Vẻ
Xem chi tiết
Như Nguyễn
12 tháng 5 2016 lúc 20:51
Sau giờ chào cờ đầu tuần, chúng tôi trở về lớp học. Cô giáo chủ nhiệm của lớp 5A chúng tôi đã có mặt từ lúc nào. Cô mỉm cười đáp lời chào của chúng tôi rồi ra hiệu cho cả lớp ngồi xuống. Tiết học bắt đầu.

Như thường lệ, cô nhìn khắp lớp một lượt kiểm tra xem bạn nào vắng mặt. "Chúng ta bắt đầu tiết Tập đọc nhé!” Nói xong, cô nhẹ nhàng ngồi xuống ghế, giở sổ ra gọi các bạn lên trả bài. Hôm nay, bạn nào cũng thuộc bài, cô mỉm hài lòng nét mặt rạng rỡ hẳn lên. Kì thực cô đã gần ba mươi và đã có hai em nhỏ: một em học lớp Hai và một em học mẫu giáo. Cô nhận xét và biểu dương tinh thần học tập của chúng tôi rồi chuyển sang bài mới. Bài "Mùa hoa bưởi” một bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, phù hợp với cách diễn tả tình cảm khoáng đạt và sâu lắng. Lớp tôi, ai cũng thích cô đọc thơ. Chao ôi! Giọng đọc của, cô mới ngọt ngào, truyền cảm làm sao! Tôi ngồi khoanh tay, mắt chăm chú nhìn cô, cố nuốt lấy từng từ, từng chữ, từng câu thơ mượt mà. Giọng cô lúc trầm lúc, lúc bổng tha thiết như âm điệu dân ca xứ Nghệ. Đọc xong, cô yêu cầu một bạn đọc lại.

Sau đó, cô tiếp tục giảng bài. Cô giảng cặn kẽ từng ý thơ, lời thơ, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, âm thanh… Cô cho chúng tôi biết sông Ngàn Phố ở nơi nào trên bản đồ, rồi cho xem tranh vẽ cảnh vườn bưởi, dòng sông Ngàn Phố với những chuyến đò đầy ắp bưởi xuôi ngược. Cô vừa giảng, vừa ghi bằng những ý chính của bài. Cái dáng cao cao, thon thả được bó gọn trong chiếc áo dài màu thanh thiên di chuyển thật nhẹ nhàng, khi thì trước mặt chúng tôi, khi thì trên bục giảng. Bàn tay cô chậm rãi từng nét, từng dòng đều tắp hiện dần lên trên tấm bảng đen thật rõ ràng. Mỗi khi gọi bạn nào lên trả lời câu hỏi, cô nhìn bạn, ánh mắt thật dịu dàng pha lẫn sự khuyến khích động viên. Cuối tiết học, bạn nào cũng đọc thật diễn cảm bài thơ và dường như ai cũng gần thuộc lòng. Cô nở một nụ cười rạng rỡ rồi nhận xét tiết học hôm nay, tuyên dương những bạn học nghiêm túc, phát biểu sôi nổi, đồng thời cô cũng nhắc nhở thêm một số bạn chưa đóng góp ý xây dựng bài hoặc còn chưa nghiêm túc, chưa tập trung, hay nhìn ra ngoài.

Cô chủ nhiệm của mình hết lòng thương yêu học sinh. Lúc nào cô cũng mong chúng mình học tốt. Cô thường nói: “Mỗi tiết học là một bài học quý cả về kiến thức, kĩ năng và đạo lí làm người”.
Bình luận (1)