Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Thị Thanh Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 7 2017 lúc 15:43

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.
Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ.
Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được.
Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đuờng đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”.
Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ.
Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”.
Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ.
Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.

Lucy Heartfilia
27 tháng 7 2017 lúc 12:09

“Cổng trường mà ra” là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp Một. Không có sự kiện, không có cốt truyện nhưng văn bản này vẫn hấp dẩn chúng ta, bởi vì từng câu văn, từng dòng chữ dạt dào biết bao nỗi niềm tâm sự của một người mẹ rất mực thương yêu con, không nguôi nghĩ tới trách nhiệm của mình đối với những đứa con bé bỏng. Đứa con trong bài văn là một cậu bé chuẩn bị vào lớp Một. Còn chúng ta, những học sinh lớp Bảy, đã qua lớp Một từ lâu rồi, vậy mà khi đọc bài văn “cổng trường mở ra”, lòng ta vẫn rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, cứ như đang được một chiếc máy thời gian dẫn về những ngày ấu thơ đẹp đẽ...

cong truong mo ra

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau. Hình ảnh cậu học sinh lớp Một được miêu tả ở phần đầu bài văn thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt cậu thanh thoát, tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình Lheir.ì chúm lại như đang mút kẹo. Ngày mai khai trường, ngày mai được đi học. được vào lớp Một, vậy mà đêm nay cậu bé vẫn ngủ một cách thanh thản, bôi vì cáu dã được mẹ giúp chuẩn bị mọi việc, mọi thứ sẩn sàng. Cũng có niềm háo hức như ưước những chuyến đi xa, nhưng giờ đây trong lòng cậu bé không có mô: bận lâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Như vậy. trong cái đêm trước ngày khai trường, tâm hồn đứa con, cậu học sinh lớp Một ảv thật là thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên, vô tư... Biết đâu, trong đêm nav. cậu bé sẽ mơ một giấc mơ đẹp, giấc mơ về gia đình hạnh phúc, về cuộc đời tươi sans.

Đứa con, cậu học sinh lớp Một ấy và tất cả chúng ta, những học sinh tiểu học, trung học sơ sở... có được những giây phút thanh thản, vô tư để mơ những giấc mơ đẹp là nhờ đâu? Phải chăng, trước hết là nhờ tình thương yêu, sự chăm sóc dạy dỗ của người mẹ. Nhà văn Lý Lan, chắc cũng là một người mẹ, đã ghi lại biết bao suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của một người mẹ như thế trong đêm chuẩn bị cho con vào lớp Một. Mọi việc chuẩn bị đã xong, mẹ tự bảo mình cũng nên đi ngủ sớm. Nhưng lên giường năm, mẹ cứ “trằn trọc" mãi. Nhà văn đã dùng một từ láy đúng chỗ - trằn trọc. “Trằn trọc lù trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được vì có nhiều điều phải lo nghĩ". Người mẹ ấy đã lo nghĩ những điều gì?

Trước hết, người mẹ tin ở con, tin ở mình. “Mẹ tin lù con sẽ không bỡ ngỡ... Mẹ tin đứa con của mẹ lân rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con...". Điệp ngữ “mẹ tin” được nhắc lại ba lần vang vọng trong tâm hồn người mẹ, chứng tỏ người mẹ đã yên lòng, không phải lo lắng gì về con, về mình. Nhưng, “vẫn không ngủ được", vẫn “trằn trọc". Bởi vì trong lòng người mẹ trào lên bao hồi tưởng đẹp đẽ, bao suy nghĩ lắng sâu. Do đó, sau những niềm tin, người mẹ nhớ lại những kỉ niệm xa xưa, ngày còn thơ ấu, ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Bên tai người mẹ bỗng vang lên tiếng đọc bài trầm bổng: “Hùng năm, cứ vào cuối thu... Mẹ tỏi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Trong đoạn văn này xuất hiện hai từ ghép đẳng lập thật đặc sắc. Từ “trầm bổng" tả âm thanh tiếng đọc bài khi thấp, khi cao, nhẹ nhàng, vang xa mãi không dứt. Từ “âu yếm" biểu hiện tình thương yêu, trìu mến, sự chăm sóc dịu dàng của người mẹ đôi với đứa con. Thế là từ một tiếng đọc bài trầm bổng, trong cuốn sách giáo khoa xưa, ùa dậy những ấn tượng khắc sâu mãi trong lòng người mẹ về cái ngày “hôm nay tôi đi học”. “Mẹ cồn nhớ sự nân nao, hồi hộp khi cùng bù ngoại đi tới gần ngôi trường vù nỗi chơi vơi hốt hoang khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cúi thế giới mà mẹ vừa bước vào". Chỉ trong một thời khắc ngắn ngủi mở đầu cuộc đời cắp sách mà cô học trò nhỏ bé - tuổi thơ của người mẹ ngày nay - trải qua bao nhiêu tâm trạng. Nào là nôn nao, hồi hộp, nào là chơi vơi, hốt hoảng... Bên cạnh những từ ghép đẳng lập biểu hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn đã dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét như: bù ngoại, ngôi trường, cổng trường, cánh cổng. Ngôn ngữ văn chương và nội dung, ý nghĩa hài hòa với nhau khiến người đọc dễ hiểu và thích thú. Trở lại với tâm trạng của người mẹ trong bài văn, chúng ta hiểu rằng, người mẹ ấy nhớ những kỉ niệm xưa, không chỉ để được sông lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muôn “nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bùng khuâng, xao xuyến”. Điều đó có nghĩa là người mẹ muốn truyền cho cậu học sinh lớp Một kia những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời, những người được cắp sách đến trường trong ngày đầu vào lớp Một...

Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy mở rộng ý nghĩ, liên tưởng tới một nét văn hóa rất đẹp của nước Nhật. “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội... không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai... Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ anh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thế' đưa thế hệ ấy đi chệch cả hùng dặm sau này...”. Nghĩ về chuyện của thế giới, để hiểu rõ và ghi nhớ trách nhiệm vinh quang và nặng nề của chính bản thân mình đổĩ với việc chăm lo, giáo dục con cái nói riêng và cả thế hệ trẻ của đất nước mình nói chung. Tấm lòng người mẹ ấy đẹp đẽ, cao cả biết bao. Ý tưởng này của nhà văn Lý Lan sâu sắc và nhân văn biết bao!

Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của nhân vật người mẹ. Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của chính mình. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật, cũng chính là của tác giả. Nói khác đi đây là một kiểu văn chương trữ tình, có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ. Nhân vật người mẹ trong bài văn cứ thủ thỉ tâm tinh tự nói với mình, theo kiểu “một mình mình biết, một mình mình hay”. Nhà văn cũng vậy, không răn bảo ai bằng những lời khô cứng mà hóa thân vào nhân vật để tâm sự với bạn đọc, rất nhẹ nhàng, rất tinh tế mà vô cùng thấm thìa, lay mạnh ý nghĩ và tình cảm người đọc.

Trở lại, với người mẹ trong bài văn, ta hãy lắng nghe lời cuối cùng của mẹ: “Bước qua cánh cổng trường lù một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã qua thời lớp Một, bây giờ là học sinh lớp Bảy chúng ta hiểu răng: “Một thế giới kì diệu ” mà nhà trường đã mở ra cho chúng ta là bao điều, rộng lớn về tri thức văn hóa, tri thức cuộc sống, dạy dỗ bồi đắp cho chúng ta bao nhiêu tư tưởng, tình cảm đẹp về đạo lí làm người, tình bạn, tình thầy trò, tâm lòng yêu tnương con người, ý chí, nghị lực, tính thật thà, lòng dũng cảm... để không ngừng vươn lên, để phát triển nghị lực, phẩm chất toàn diện của con người, chuẩn bị cho ngày mai. Bước qua cánh cổng trường chính là một tuổi thơ bé bỏng nhiều khờ dại để từng bước, từng bước lớn lên, lớn lên, xứng đáng con ngoan, trò giỏi và công dân tốt sau này...

Như Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Tiểu Thư họ Nguyễn
30 tháng 7 2017 lúc 8:11

Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.

Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.

Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.

Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”

Tiểu Thư họ Nguyễn
30 tháng 7 2017 lúc 8:12

Hôm nay là 29 Tết,em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa.Em thật ngạc nhiên khi đứng trước một khu chợ toàn là hoa đào,hoa mai. Hai sắc hồng,vàng hòa với nhau tạo nên một không gian thật lộng lẫy.Em cảm tưởng như mình đang bị lạc vào xứ sở của mùa xuân.Ngày Tết ở miền Bắc thì không thể thiếu được hoa đào.Em đã giúp bố họn được một cành đào thật đẹp để trang trí cho ngôi nhà trong dịp xuân này.


Cành đào được bố đặt giữa gian nhà. Những người thợ trồng cây cảnh đã tạo cho cành đào hình dáng giống như mọt con rồng bay lên bầu trời.Vỏ cây đào màu nâu sậm như sắc màu của đất đai màu mỡ,màu của mình Tổ Quốc.Từ một cành chính tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ cùng ở thế vươn lên.Nếu như mỗi nụ đào là một ngọn đèn nhỏ thì cành đào ấy giống như một chiếc đèn lồng lớn,thắp sáng gian nhà em.
Lá đào xanh mướt mát, hình dáng giống con thuyền tí xíu bồng bềnh trên dòng sông hoa.Hoa đào nhìn đẹp lắm.Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng,mịn màng, xếp trồng lên nhau.Nhụy hoa nho nhỏ,xinh xinh màu vàng tươi.Cây đào còn đẹp hơn khi được em khoác cho một tấm áo sặc sỡ sắc màu.Miền Nam có mai và bánh Tét,còn miền Bắc có đào và bánh chưng.Thế là mỗi miền lại có một hương vị riêng để đón Tết.
Mai,đào năm nay lại nở,mảnh đất Việt ta chợt bừng sáng lên bởi hai sắc hồng và vàng.Thế là một năm mới lại đến.Nhưng người con làm xa nhà cũng đã đoàn tụ bên mâm cỗ để cùng nhau đón Xuân về.

Không biết cây mai người ta trồng từ bao giờ mà thân cây đã bự bằng bắp tay của người lớn.Tán lá tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc thu nhỏ dần ở phần ngọn. Để cho cây ra hoa vào đúng dịp Tết, người ta đã tuốt lá. Giờ cây chỉ toàn là búp, hoa và vài chồi lá non xanh mơn mởn. Những nụ hoa no tròn ẩn bên trong chiếc đài màu ngọc bích. Từng chùm, từng chùm với hàng loạt cánh hoa bung ra nở rộ toàn thân cây một màu vàng rực rỡ. Hoa mai xoè ra năm cánh mịn như lụa. Dưới nắng xuân ấm áp, cánh mai mỏng manh như bướm đang nghiêng mình khoe sắc. Thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai nhè nhẹ rơi phủ vàng một vùng quanh gốc.
Em rất thích cây hoa mai này, nó không toả hương thơm và lộng lẫy như hoa hồng nhưng nó mang đến cho mọi người sự ấm áp, dịu dàng và đằm thắm của mùa xuân. Mùa xuân đến là mùa mai nở hoa. Những bông hoa vàng xinh xắn giống như một bàn tay vẫy gọi mọi người đi xa hãy trở về sum họp gia đình.

Dương Linh Chi
30 tháng 7 2017 lúc 8:45

Mở bài

-Em sinh ra và lớn lôn ở miền đất phương Nam. Khí hậu quê em thuận tiện cho cây cối phát triển, đơm hoa kết trái quanh năm. Mùa nào cũng có trái ngon. Mùa nào cũng có hoa đẹp.

-Không biết có chút thiên vị nào không chứ trong các loài hoa, em yêu thích nhất chính là hoa mai vàng.

Thân bài

Giới thiệu đôi nét về cây hoa mai

Cây hoa mai có nguồn gốc là một loại cây dại mọc trong rừng. Cây cao hơn hai mét, thân gỗ chia thành nhiều nhánh, lá nhỏ cỡ hai ngón tay, màu xanh lục. Tán tròn xòe rộng…

-ở nước ta, mai có nhiều ở miền Nam

-Cây mai vàng dỗ sống, mai ưa đất pha cát hoặc đất bãi ven sông, có thể trồng đại trà trên nhiều ha hoặc trồng dăm cây trong vườn…

Em yêu hoa mai vì mai rất đẹp

-Em yêu mai vì hoa mai khoe sắc vào đúng những ngày Tết của dân tộc.

-Mỗi khi Tết đến, trên cành mai, từng chùm, từng chùm nụ hoa căng tròn ẩn bên trong chiếc đài hoa màu ngọc bích, chờ ngày nở bung để khoe những cánh mai vàng tươi thắm.

-Khoảng từ ngày 26, 27 Tết là từ các cành, nụ nơ ra chi chít, kết thành từng chùm có cuống dài. Bên cạnh mỗi chùm là một túm lá non màu tím nhạt trông thật đẹp.

-Trước Tết một, hai ngày, các nụ hoa căng tròn. Một vài nụ sắp nở đã ló ra màu vàng tươi của những cánh hoa. Sáng ngày mùng Một Tết cả cây mai bừng lên một sắc vàng tươi.

-Những búp non mọc khắp các cành cây.

-Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Cánh hoa mai mỏng và mịn màng. Như nhung.

-Thỉnh thoảng một làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai lại nhẹ nhàng rơi phủ một vùng quanh gốc.

-Hoa mai thơm nhẹ, quyên rũ.

Em yêu hoa mai hởi hoa mai góp phần tô đẹp cho đời

-Hoa mai tô thêm vẻ đẹp cho ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

-Những thành viên trong gia đình như gần gũi, gắn bó với nhau hơn khi cùng ngồi bên nhau chiêm ngưỡng những bông mai vàng rực rỡ.

-Hoa mai là đề tài cho sáng tác nghệ thuật. Nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà hội họa đã lấy hoa mai làm đề tài sáng tác.

-“Mai vàng” là một trong những giải thưởng của nước ta dành cho những nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho nghệ thuật nước nhà.

Kết bài

-Hoa mai là một loài hoa thanh khiết, ngoài biểu tượng cho mùa xuân, hoa mai còn biếu tượng cho một nhân cách thanh cao, tao nhã, cho một tâm hồn an bình cho một năm mới thịnh vượng, tốt tươi.

-Cây mai luôn được mọi người ưa thích, chọn trưng bày trong nhà vào dịp Tết đến, xuân về.

-Yêu hoa mai, Tết cổ truyền, em thường cùng các bạn đi chợ hoa để ngắm nhìn vẻ đẹp của sắc mai vàng rực rỡ.

-Bạn hãy đến với vùng đất phương Nam vào những ngày Tết cổ truyền, bạn sẽ được ngắm một “rừng” mai vàng. Bạn sẽ ngỡ ngàng và bị chinh phục bởi sắc vàng tươi của những bông mai…

Thiên Dương
Xem chi tiết
nguyen thuy linh
22 tháng 7 2017 lúc 15:21

theo mình ​nguyên nhân là : học sinh này đi học thêm thầy cô giáo dạy ở lớp thế nên mỗi khi có bài dễ là toàn gọi thôi .Khi điểm kém thì nâng .Khi kiểm tra bài cũ bọn nó giơ tay thì gọi còn mình thì học bài giơ tay mỏi cũng không được gọi . Và những đứa có quan hệ anh ,em thì cũng vậy.

vd : mk có một người bạn khi điểm thi của nó và đứa bạn có lỗi giống nhau nó bì trừ 2 đ còn bạn kia thì ko vì ....

Thiên vị Đây là một sai lầm ở người thầy khiến nhiều học sinh khó chịu nhất. Là thầy thì phải công bằng, sáng suốt như những vị quan tòa trên bục giảng. Nhưng sự thiên vị của thầy cô đã làm học trò sớm nản lòng vì cái hình thức “bất công xã hội” giản đơn nhất mà chúng được chứng kiến. Đặc biệt ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, khi chớm nhận thức được cuộc sống, các trò nhỏ đã phát hiện ra cô giáo hay cho bạn lớp trưởng điểm cao và ít khi gọi bạn không học thêm nhà cô lên bảng.
Phạm Thị Thanh Thanh
Xem chi tiết
Nguyễn Huế
27 tháng 7 2017 lúc 9:19

Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật là vui, thật đẹp và thật là ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tươi đẹp . Mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ ko quên nơi ấy . Nó là điểm tữa cho em ở ngày hôm nay để hướng tưới tương lai . Buổi lễ bắt đầu , các đại biểu và các thầy cô giáo trong trường đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Cô tổng phụ trách là người điều khiển nghi lễ, cảnh tượng lúc đó thật trang nghiêm : lá cờ đỏ sao vàng từ từ đc kéo lên tung bay trong gió . Bài quốc ca và đội ca vang lên hùng tráng . Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kinh yo, tưởng nhớ đén các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh đời cho mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là cô hiệu trưởng lên đọc diễn văn khai mạc . Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào trong lòng mỗi học sinh chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới . Diễn văn khai mạc vừa xong là hồi trống khai trường vang lên . Tùng!...tùng!......Nghe tiếng trống , em cảm thấy hồi hộp vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào những nhiệm vụ đang chờ

chúc bạn học tốt( mình đang vội , xin lỗi bạn nha)leuleu

Nguyễn Thị Hồng Nhung
27 tháng 7 2017 lúc 15:47

Môn văn là môn học mà mình yêu thích nhất. Trong các môn học như : môn toán, địa lý, lịch sử,.... thì môn văn là môn học đem lại cho mình nhiều hứng thú nhất. Cô Lan (cô giáo chủ nhiệm lớp 8A) là một cô giáo dạy văn rất giỏi. Cô chính là người đã kèm cặp và dạy dỗ mình. Ngày từ những ngày đầu bước chân vào lớp học, mình đã cô chỉ bảo rất nhiều. Hằng ngày học bài trên lớp, cô chỉ bảo từng nét chữ, từng dấu chấm câu. Cách truyền đạt của cô thật hập dẫn, mỗi giờ học mình như được lạc vào một thế giới khác. Môn văn giúp mình có nhiều cảm nhận về thiên nhiên về con người, giúp mình biết yêu thương mọi người hơn, yêu quê hương hơn. Mai sau mình mong muốn sẽ trở thành một nhà văn that vi đại.

Phạm Thị Thanh Thanh
13 tháng 8 2017 lúc 20:29

cảm mơn các bn rất nhìu ạ !!!

thank u very much !!!

Ôn tập ngữ văn lớp 7

Edo Linh
Xem chi tiết
Trần My
23 tháng 7 2017 lúc 14:49

Người sống đống vàng:

Một mặt người bằng mười mặt của
*Chẳng tham nhà ngói rung rinh,
Tham vì một nỗi, anh xinh miệng cười
Miệng cười anh đáng mấy mươi
Chân đi đáng nén, miệng cười đáng trăm; Hoặc
* Của đi thay người
# Giàu đổi bạn sang đổi vợ

-Đói cho sạch rách cho thơm:

Giấy rách giữ lấy lề

# Con ơi nhớ lấy lời cha, một đêm ăn trộm bằng ba năm làm.

- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:
Uống nước nhớ nguồn; Hoặc
* Ăn cây nào, rào cây ấy
# Qua cầu rút ván ... @@

"................................."

Gaming Kaito
6 tháng 11 2017 lúc 20:52

Các câu thành ngữ:

-Chết vinh còn hơn sống nhục.

-Cá lớn nuốt cá bé.

-Gần mực thì đen gần đèn thì sáng.

-Lá lành đùm lá rách.

Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn khánh phong
21 tháng 7 2017 lúc 14:08

đất nước :phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc và sống trên đó

ăn ở :cử xử , đối xử trong đời sống

ý chí : khả ăng tự xác định mục đích cho hành động và quyết tâm đạt cho được mục đích đó

bạn tham khảo nhé

Nguyễn Thị Hồng Nhung
23 tháng 7 2017 lúc 21:53

Đất nước trong tiếng Việt chỉ quốc gia

ăn ở Đối xử với người khác.

ý trí Là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó.

Ngọc Nguyễn
21 tháng 7 2017 lúc 13:34

không làm câu cuối cũng đc

Nguyễn Thị Lan Anh
Xem chi tiết
Parkour Lee
16 tháng 7 2017 lúc 9:04

Mẹ tôi là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta-li-a). Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. En-ri-cô đã ghi lại trong một trang nhật kí đề ngày "Thứ năm, ngày 10 tháng 11". Chỉ một lá thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thìa bao nhiêu bài học vể tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha. Bài văn kể lại câu chuyện khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã "nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ". Người cha đã "để ý" đến điều đó và ông vô cùng tức giận. Ngay ở phần đầu bức thư, ông đã răn đe : "Việc như thế không bao giờ con dược tái phạm nữa". Rồi ông bày tỏ tâm trạng : "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". Nỗi đau tinh thần - sự buồn bã và tức giận - được ví với một tình huống khốc liệt: "nhát dao đâm vào tim", chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, vừa buồn vừa giận con, vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông. Trái tim ông như rỉ máu. Ông đau đớn tưởng chừng không sống nổi. Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải. Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con : "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con...! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !". Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tinh mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào. Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô : "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn..., có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chí là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che...". Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bén vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật düng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát : "Cha mẹ là lá chắn, che chờ suốt đời con...". Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được. Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết : "Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh...". Thậm chí ông nói cực đoan rằng : "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ,... nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ...". Lời thư nhẹ nhàng mà tha thiết, không quát tháo, không mắng mỏ, nhưng đọc lên nghe đau nhói cả cõi lòng. Đọc những lời này, chắc cậu bé học sinh người I-ta-li-a ấy hối hận vô cùng. Còn chúng ta, trong đời, ai chẳng đã một lần phạm lỗi khiến mẹ phiền lòng, cha tức giận, thì khi đọc những lời văn này, chắc cũng thấy nôn nao, ân hận. Chúng ta thử đoán xem, điểu gì đã khiến cho En-ri-cồ "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố ? Có phải vì bố đã gợi lại những kỉ niệm đẹp giữa mẹ và chú bé ? Hay vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố ? Hay cũng còn là vì những lời nói chân tình, xuất phát từ tình yêu, từ lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành,... của người bố gửi tới con ? Hay còn vì những lí do nào khác nữa ? Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư. Chúng ta có thể hiểu thế này dược chăng : Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Nói bằng văn bản, ý tứ được chi tiết hơn, sự sắp xếp được chặt chẽ hơn. Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội. Cuối lá thư, bố của En-ri-cô khuyên con trai làm những việc thiết thực để nhận lỗi, rồi xin lỗi mẹ. Chắc rằng đọc xong lá thư của bố, chủ bé đã nhận ra lỗi lầm của mình và đã làm theo lời khuyên của bố. Còn chúng ta, sau khi đọc xong văn bản này, bên tai vẫn văng vẳng những tiếng nói tâm huyết cao đẹp của một người cha: "Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó". Đây là lời của nhân vật người cha trong tác phẩm, cũng là thông điệp của nhà văn, tác giả Những tấm lòng cao cả muốn gửi tới bạn đọc. Với dân tộc Việt Nam, biết bao nhà văn, nhạc sĩ cũng dã sáng tác nhiều tác phẩm đặc sắc vừa ngợi ca vừa nhắc nhờ chúng ta nhiều điều sâu sắc, thiết thực về tình mẹ con, tình cảm gia đình. Riêng tôi, tôi nhớ nhất bài ca dao này : Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiểu mới là đạo con.

Nguyễn Tử Đằng
17 tháng 7 2017 lúc 22:23

Văn bản Mẹ tôi là một tác phẩm hay và giàu ý nghĩa của nhà văn Ét- môn- đô đờ A- mi-xi, thông qua bức thư của người bố gửi cho En- ri- cô đã thể hiện được tình yêu của người mẹ dành cho cậu bé En- ri- cô, thái độ yêu thương nhưng nghiêm khắc trong cách giáo dục con của bố Em – ri- cô cũng như thái độ hối hận của Em – ri- cô vì đã có thái độ hỗn hào đối với người mẹ của mình. Thông qua tác phẩm này người đọc thêm hiểu và kính trọng đối với tấm lòng bao la của người mẹ, và cũng như ý thức về từng hành động, cách ứng xử với mẹ của mình.

Tác phẩm Mẹ tôi không có cốt truyện, tác phẩm được trình bày dưới hình thức của một lá thư mà bố En- ri- cô gửi cho En – ri- cô khi chứng kiến thái độ hỗn hào, thiếu lễ phép của cậu bé với mẹ. Tuy không có cốt truyện nhưng theo dõi từng tình tiết mà người cha đề cập đến trong lá thư, ta có thể phần nào hiểu được diễn biến sự việc xảy ra. Ta có thể cụ thể hóa nội dung của sự việc qua sự hình dung sau: En- ri- cô đã có những lời nói thiếu lễ phép với mẹ khiến cho người mẹ buồn bã, người bố chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra và thất vọng trước cách cư xử, lời nói của En- ri- cô.

Người bố đã nhắc nhở người con thông qua một bức thư, trong bức thư đó thì người bố đã nói về những hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho En- ri – cô và tỏ thái độ thất vọng với En- ri- cô. En- ri- cô sau khi đọc lá thư bố gửi cho mình thì chợt hiểu ra nhiều chuyện, ý thức được lời nói vô lễ của mình đã làm mẹ tổn thương và những hối hận, En- ri- cô quyết định xin mẹ tha thứ cho lỗi lầm của mình và thay đổi theo hướng tích cực.
Ta có thể thấy, nhân vật En- ri- cô là một đứa trẻ nông nổi, bồng bột, chưa ý thức được những lời nói cũng như hành động của mình, bởi vậy mà nói ra những lời thiếu lễ độ, làm tổn thương đến mẹ. Buổi sáng khi cô giáo đến nhà, En- ri- cô đã trước mặt cô giáo nói ra những lời thiếu lễ độ với mẹ. Lời nói tuy vô tình nhưng khiến cho người mẹ buồn, làm cho bố của En-ri- cô thất vọng. Đây là một hành vi không nên có ở một người con, đáng nhắc nhở và trách phạt. Nhưng ta cũng có thể thấy En- ri- cô là một đứa trẻ biết suy nghĩ, hối lỗi trước sự sai trái của bản thân. Trước những lời phân tích, phê bình nghiêm khắc của bố, En- ri- cô đã nhận thấy được cái sai của bản thân và có những suy nghĩ đúng đắn và hành động sử chữa kịp thời.

En- ri- cô biết ơn bố vì đã nhắc nhở mình và cảm thấy hối hận trước lời nói thiếu lễ độ với mẹ, En- ri- cô đã sửa chữa lỗi lầm bằng cách cầu xin sự tha thứ của người mẹ. Như vậy, cậu bé En- ri- cô đáng trách nhưng cũng đáng trân trọng, đáng trách vì có những lời nói không đúng với mẹ, đáng trân trọng bởi cậu bé là một người biết lắng nghe, dùng những hành động thiết thực để sửa chữa lỗi lầm thay vì ngang bướng phủ định, không nghe lời bố. Qua bức thư của bố En- ri- cô gửi cho En- ri- cô ta có thể thấy đây là một người bố nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái.

Bố En- ri- cô không chấp nhận thái độ hỗn hào của En- ri- cô đối với mẹ, người bố đã vô cùng tức giận trước những lời nói không suy nghĩ ấy “Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con”, người bố ấy nghiêm khắc trong việc chỉ ra khuyết điểm của con “…thà rằn bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”. Ta có thể thấy bố En- ri- cô là một người vô cùng bộc trực, ngay thẳng khi nói ra những suy nghĩ của mình, người bố ấy không cho phép đứa con có hành vi hỗn láo với chính người yêu thương, quan tâm đến nó hơn tất cả mọi người.

Bên trong vẻ ngoài nghiêm khắc, bộc trực ấy là một tình thương con sâu sắc, vì thương con nên mới tức giận trước những hành vi sai trái của con “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy”. Người bố cũng là người có phương pháp giáo dục con hiệu quả, người bố dùng những lời lẽ có nghiêm khắc, có tha thiết, có cảnh cáo nhắc nhở để người con có thể thay đổi. Người mẹ tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng qua lời kể của bố En- ri- cô ta có thể thấy đây là một người mẹ tuyệt vời.

Đó là người mẹ hết lòng yêu thương, chăm sóc, hi sinh lặng thầm vì En- ri-cô. Hồi còn nhỏ, En- ri- cô nhiều bệnh, hay ốm đau, mẹ luôn ở bên không rời En- ri- cô nửa bước vì sợ một phút rời mắt thôi thì đứa con có thể rời xa vòng tay mình mãi mãi “…mẹ phải thức suốt đên, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,…khi nghĩ rằng có thể mất con”, đó là người mẹ vĩ đại, sẵn sàng đánh đổi hết một năm hạnh phúc, thậm chí cả tính mạng để cứu sống con.

Tác phẩm Mẹ tôi của nhà văn Ét- môn- đô đờ A- mi-xi đã đề cập đến nhiều vấn đề mang tính nhân văn, đó là tình yêu của bố mẹ đối với con cái, là cách thức giáo dục để những đứa con có thể thay đổi theo hướng tích cực. Mà hơn hết đó chính là sự trưởng thành trong nhận thức của đứa con sau tất cả những lỗi lầm mà nó gây ra.

Huyền Anh Kute
16 tháng 7 2017 lúc 9:05

Bạn à, viết thành 1 bài văn hay đoạn văn!!!

dinh thi phuong
Xem chi tiết
Hợp Trần
4 tháng 7 2017 lúc 10:31

~Tham khảo~

- “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào): “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” [Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng]. Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy, bộc lộ bản chất xấu; Không nên nói dối”.

- “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Đường ĐI [?] hay TỐI [?]; nói dối hay cùng”. Câu này được nhà ngữ học này chú thích: “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm”, đồng thời hướng dẫn xem giải thích dị bản: “Đường TẮT hay RỐI; nói dối hay cùng: Đường tắt là thứ lối đi rất hay làm rối trí những ai chưa thạo; nói dối là lối hành xử dễ đẩy kẻ nói dối tới bước đường cùng (một khi bị hỏi dồn)”.

- “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan) ghi nhận: “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng”.

Như vậy, trong 3 dị bản thì dị bản đầu tiên “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hình thức đúng của câu tục ngữ là: “Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng”, chứ không phải “đường ĐI hay tối” hoặc “đường tắt hay RỐI”.

Về nghĩa đen: “đường tắt” là con đường gần nhưng quanh co, nhỏ hẹp, có khi cuối cùng là đường cụt nên dễ dẫn đến chỗ bế tắc, trở ngại, không tìm thấy lối ra (“tối”). Ngược lại với con đường “tắt”, đường “tối”, là con đường “sáng”, đường “quang” rộng rãi (đường thẳng, đường chính). Riêng Nguyễn Đức Dương đưa ra nghi ngờ “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm” là đúng. Tuy nhiên, ông đề xuất thay “hay tối” bằng “hay rối”, theo chúng tôi không cần thiết vì “hay tối” là đúng. “Tối” trong câu tục ngữ được hiểu là không thấy đường đi nữa, tức lâm vào đường cùng (trong khi “rối trí” đâu có nghĩa là lâm vào bước đường cùng, không có lối thoát?). Trái nghĩa với đường “tối” là đường “sáng”. Ví như có câu: “Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm”.

Cho nên, theo chúng tôi, nghĩa bóng câu tục ngữ là: đi đường không nên lựa chọn con đường tắt mà cứ con đường thẳng, đường cái, đường sáng, đàng hoàng mà đi, sẽ không bao giờ hết lối hoặc gặp phải đường cụt (hiểu rộng hơn là không nên nóng vội, lựa chọn cách làm tắt, dễ dẫn đến bế tắc, dở dang, có khi còn lâu hơn cách làm theo lối thông thường); cũng như thẳng thắn, trung thực, thì sẽ không bao giờ lâm vào thế cùng, bế tắc.

Theo đó, tục ngữ Hán cũng có câu: “Đạo nhi bất kính - 道而不徑 - Đường đi, chớ nên theo lối tắt≫; “Tiệp kính quẫn bộ - 捷徑窘步 - Đường tắt có lúc sẽ khiến bước chân trở nên lúng túng” (“kính” 徑, có nghĩa là “đường tắt”, “lối tắt”); Tục ngữ Tày: “Chiếu rải không ngay ngắn không ngồi; đường khuất nẻo vắng vẻ không đi” (Vủc bố chính bố nẳng, tàng lẳc lặm bố pây); “Đi tối lạc đường; nói dối hay cùng” (Pây đăm lạc tàng phuối viàng hay chủn) (theo “Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày”; Triều Ân - Hoàng Quyết - NXB Văn hóa dân tộc, 1996). Ở đây, “đường tắt”, “khuất nẻo vắng”, hay “đi tối” đều không phải cách đi, “đường đi”, đường lớn mà mọi người vẫn qua lại hằng ngày. Nếu “đường đi” nói chung mà “hay tối” thì biết lựa chọn con đường nào khác nữa?

Nguồn : Lý giải các câu tục ngữ

dinh thi phuong ~Hok tốt~

Kirigaya Kazuto
4 tháng 7 2017 lúc 12:12

- “Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam” (Vũ Dung - Vũ Thúy Anh - Vũ Quang Hào): “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” [Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng]. Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy, bộc lộ bản chất xấu; Không nên nói dối”.

- “Từ điển tục ngữ Việt” (Nguyễn Đức Dương): “Đường ĐI [?] hay TỐI [?]; nói dối hay cùng”. Câu này được nhà ngữ học này chú thích: “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm”, đồng thời hướng dẫn xem giải thích dị bản: “Đường TẮT hay RỐI; nói dối hay cùng: Đường tắt là thứ lối đi rất hay làm rối trí những ai chưa thạo; nói dối là lối hành xử dễ đẩy kẻ nói dối tới bước đường cùng (một khi bị hỏi dồn)”.

- “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan) ghi nhận: “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng”.

Như vậy, trong 3 dị bản thì dị bản đầu tiên “Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng” phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, theo chúng tôi, hình thức đúng của câu tục ngữ là: “Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng”, chứ không phải “đường ĐI hay tối” hoặc “đường tắt hay RỐI”.

Về nghĩa đen: “đường tắt” là con đường gần nhưng quanh co, nhỏ hẹp, có khi cuối cùng là đường cụt nên dễ dẫn đến chỗ bế tắc, trở ngại, không tìm thấy lối ra (“tối”). Ngược lại với con đường “tắt”, đường “tối”, là con đường “sáng”, đường “quang” rộng rãi (đường thẳng, đường chính). Riêng Nguyễn Đức Dương đưa ra nghi ngờ “Chắc là TẮT và RỐI, chứ chẳng phải ĐI và TỐI nhưng đã bị chép nhầm” là đúng. Tuy nhiên, ông đề xuất thay “hay tối” bằng “hay rối”, theo chúng tôi không cần thiết vì “hay tối” là đúng. “Tối” trong câu tục ngữ được hiểu là không thấy đường đi nữa, tức lâm vào đường cùng (trong khi “rối trí” đâu có nghĩa là lâm vào bước đường cùng, không có lối thoát?). Trái nghĩa với đường “tối” là đường “sáng”. Ví như có câu: “Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm”.

Cho nên, theo chúng tôi, nghĩa bóng câu tục ngữ là: đi đường không nên lựa chọn con đường tắt mà cứ con đường thẳng, đường cái, đường sáng, đàng hoàng mà đi, sẽ không bao giờ hết lối hoặc gặp phải đường cụt (hiểu rộng hơn là không nên nóng vội, lựa chọn cách làm tắt, dễ dẫn đến bế tắc, dở dang, có khi còn lâu hơn cách làm theo lối thông thường); cũng như thẳng thắn, trung thực, thì sẽ không bao giờ lâm vào thế cùng, bế tắc.

Theo đó, tục ngữ Hán cũng có câu: “Đạo nhi bất kính - 道而不徑 - Đường đi, chớ nên theo lối tắt≫; “Tiệp kính quẫn bộ - 捷徑窘步 - Đường tắt có lúc sẽ khiến bước chân trở nên lúng túng” (“kính” 徑, có nghĩa là “đường tắt”, “lối tắt”); Tục ngữ Tày: “Chiếu rải không ngay ngắn không ngồi; đường khuất nẻo vắng vẻ không đi” (Vủc bố chính bố nẳng, tàng lẳc lặm bố pây); “Đi tối lạc đường; nói dối hay cùng” (Pây đăm lạc tàng phuối viàng hay chủn) (theo “Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày”; Triều Ân - Hoàng Quyết - NXB Văn hóa dân tộc, 1996). Ở đây, “đường tắt”, “khuất nẻo vắng”, hay “đi tối” đều không phải cách đi, “đường đi”, đường lớn mà mọi người vẫn qua lại hằng ngày. Nếu “đường đi” nói chung mà “hay tối” thì biết lựa chọn con đường nào khác nữa?

Chúc bạn học tốt hihi

Hoàng Tử Hà
4 tháng 7 2017 lúc 12:29
-"Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam" (GS Nguyễn Lân) giải thích:"Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng Ý nói: kẻ nói dối một lúc nào đó sẽ bị lộ, không thể cứ tiếp tục dối mãi". "Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam" (Vũ Dung-Vũ Thúy Anh-Vũ Quang Hào): "Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng" [Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng]. Nói dối quanh thì dễ bị lộ tẩy, bộc lộ bản chất xấu; Không nên nói dối". -"Thành ngữ tục ngữ lược giải" (Nguyễn Trần Trụ): "Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng: Đường đi mãi hay gặp trời tối, nói đến (sic) mãi thì hay gặp chỗ cùng. Cũng có người giảng: đi đường quanh quẩn thì hay gặp trời tối, nói dối quanh quẩn thì hay gặp chỗ cùng". "Từ điển tục ngữ Việt" (Nguyễn Đức Dương): "Đường ĐI [?] hay TỐI [?]; nói dối hay cùng". Câu này được Nhà ngữ học chú thích: "Chắc là TẮTRỐI,chứ chẳng phải ĐITỐI, nhưng đã bị chép nhầm", đồng thời hướng dẫn xem giải thích dị bản: "Đường TẮT hay RỐI; nói dối hay cùng: Đường TẮT là thứ lối đi rất hay làm rối trí những ai chưa thạo; nói dối là lối hành xử dễ đẩy kẻ nói dối tới bước đường cùng (một khi bị hỏi dồn)". -“Tục ngữ lược giải” (Lê Văn Hoè): “Đường đi hay tối, nói dối hay cùng: Đường đi mãi thì hay gặp trời tối, nói dối mãi thì hay gặp chỗ cùng, không còn nói dối được nữa. Cũng có người giảng thế này, đi đường quanh quẩn thì hay gặp trời tối, nói dối quanh quẩn thì hay gặp chỗ cùng”. -"Tục ngữ ca dao Việt Nam" (Vũ Ngọc Phan) ghi nhận: "Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng". Như vậy, trong ba dị bản, thì dị bản đầu tiên "Đường ĐI hay TỐI, nói dối hay cùng" phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, theo chúng tôi, văn bản đúng của câu tục ngữ là:"Đường TẮT hay TỐI, nói dối hay cùng", chứ không phải "đường ĐI hay tối",hoặc "đường tắt hay RỐI". Về nghĩa đen: "đường tắt" là con đường gần, nhưng quanh co, nhỏ hẹp, có khi cuối cùng là đường cụt, nên dễ dẫn đến chỗ bế tắc, trở ngại, không tìm thấy lối ra ("tối"). Ngược lại với con đường "tắt", đường "tối", là con đường "sáng", đường"quang" rộng rãi (đường thẳng, đường chính). Nhóm Vũ Dung có ghi nhận dị bản "Đường TẮT hay TỐI...", nhưng tiếc rằng các tác giả chỉ đưa vào phần tham khảo, xem như là một dị bản không phổ biến. Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương đã có lý khi đưa ra nghi ngờ "Chắc là TẮTRỐI, chứ chẳng phải ĐITỐI, nhưng đã bị chép nhầm" . Tuy nhiên ông đề xuất thay "hay tối" bằng "hay rối", theo chúng tôi không cần thiết, vì "hay tối" mới chính xác. "Tối" trong câu tục ngữ được hiểu là không thấy đường đi nữa, tức lâm vào đường cùng, đường cụt, hết đường (Trong khi "rối trí" đâu có nghĩa là lâm vào bước đường cùng, không có lối thoát?). Trái nghĩa với đường "tối" là đường "sáng". Ví như có câu: "Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm". "Quang" có nghĩa là "sáng", "đường quang" chính là con "đường sáng", đường lớn. Theo đó, tục ngữ Hán cũng có câu: "Đạo nhi bất kính-Đi đường, chớ nên theo lối tắt"; "Tiệp kính quẫn bộ-Đường tắt có lúc sẽ khiến bước chân trở nên lúng túng" ("kính"), có nghĩa là "đường tắt", "lối tắt"); Tục ngữ Tày: "Chiếu rải không ngay ngắn không ngồi; đường khuất nẻo vắng vẻ không đi" (Vủc bố chính bố nẳng, tàng lẳc lặm bố pây); "Đi tối lạc đường; nói dối hay cùng" (Pây đăm lạc tàng phuối viàng hay chủn) ("Từ điển thành ngữ, tục ngữ dân tộc Tày"-Triều Ân-Hoàng Quyết-NXB Văn hóa dân tộc-1996). Ở đây, "đường tắt", "khuất nẻo vắng", hay "đi tối", đều không phải cách đi, "đường đi", đường lớn mà mọi người vẫn qua lại hàng ngày. Nếu "đường đi" nói chung mà "hay tối", thì biết lựa chọn con đường nào khác nữa?

Thành ngữ, tục ngữ thường có nhiều dị bản đồng nghĩa cùng tồn tại và có giá trị sử dụng như nhau. Tuy nhiên, trong 3 dị bản nêu trên, thì "Đường tắt hay tối, nói dối hay cùng" là dị bản chính xác nhất. Như vậy, nghĩa bóng câu tục ngữ là: đi đường không nên lựa chọn con đường tắt, mà cứ con đường thẳng, đường cái, đường sáng, đàng hoàng mà đi, sẽ không bao giờ hết lối, hoặc gặp phải đường cụt (Hiểu rộng hơn là không nên nóng vội, lựa chọn cách làm tắt, dễ dẫn đến bế tắc, dở dang, có khi còn lâu hơn cách làm theo lối thông thường); cũng như thẳng thắn, trung thực, thì sẽ không bao giờ lâm vào thếcùng, bế tắc (không biết giải thích ra sao về hành động việc làm gian dối của mình).
Nguyễn Khải Tuấn
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
19 tháng 7 2017 lúc 18:21

* Lập dàn ý:

Mở bài: -Giới thiệu câu chuyện " Dế mèn và chim én."

Thân bài:- Giải thích ý nghĩa của câu chuyện bàn đến vấn đề gì?

-> Từ đó, nói lên ý nghĩa gì trong cuộc sống.

- Giải thích từ " cho đi " và " nhận được lại":

+ Người khác có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

+ Được họ yêu quý, kính trọng và giúp đỡ.

+Cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống.

- Biểu hiện trong cuộc sống:

+ Yêu thương, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

+ Biết quan tâm, chia sẻ với người khác.

- Phê phán những người sống chỉ nghĩ đến bản thân.

- Cần phải rèn luyện như thế nào để nó mãi là một truyền thống, đạo lí tốt đẹp.

Kết bài:- Khẳng định nó là một đạo lí tốt đẹp.

- Liên hệ đến bản thân.

Eren Jeager
19 tháng 7 2017 lúc 19:08

* Lập dàn ý :

+) Mở bài : -Giới thiệu về câu chuyện

+)Thân bài : - Giải thích ý nghĩa của câu chuyện và bàn về vấn đề gì ?

- Từ đó rút ra bài học sống

- Câu chuyện” Chim Én và Dế Mèn “ ngắn gọn, dồn nén trong vài dòng ngắn ngủi nhưng lại chứa đựng rất nhiều bài học nhân sinh lớn. mỗi người đề học được những bài học nhân sinh từ câu chuyện:

- Đó có thể là câu chuyện về sự hợp tác và chia sẻ: nếu biết hợp tác và chia sẻ tất cả mọi người sẽ cùng có lợi.

- Đó có thể là câu chuyện về giá cuộc sống: biết trân trọng những gì mình đang có thì sẽ cảm nhận được giá trị đích thực của cuộc sống. những người không biết quý trọng những gì mình đang có sẽ không bao giờ hạnh phúc, thậm chí bất hạnh. Bởi vậy hạnh phúc tùy thuộc vào chính ta.

- Đó có thể là câu chuyện về niềm tin lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng hơn.​

- Đó có thể là câu chuyện về niềm tin lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng hơn.

- Đó có thể là câu chuyện về niềm tin lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng hơn.​

- Đó có thể là câu chuyện về niềm tin lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng hơn.

- Đó có thể là câu chuyện về niềm tin lòng tốt là đáng quý nhưng lòng tin còn đáng quý hơn, chúng ta cần phải tin tưởng nhau để cuộc sống thoải mái nhẹ nhàng hơn.

- Đó cũng có thể là bài học về cách nhìn, cách cảm nhận: với cái nhìn thiển cận, hời hợt ta sẽ không phát hiện đúng bản chất cuộc sống dẫn đến những quyết định sai lầm.

- Đó cũng có thể là bài học về cho và nhận mà cả cho và nhận luôn luôn chuyển hóa: tưởng rằng cho đi nhưng lại được nhận lại và ngược lại…

Điều quan trọng không phải những thứ ta mang theo bên mình, mà là những gì ta đã đóng góp cho cuộc sống. Hãy quan tâm đến moi người và tận hưởng cuộc sống, ta sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

- Biểu hiện trong cuộc sống

+ ) Kết bài : - Khẳng định nó là 1 đạo lí vô cùng tốt đẹp

- Liên hệ bản thân

Edo Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
23 tháng 7 2017 lúc 21:41

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống..

Nguyễn Thanh Tùng
6 tháng 8 2017 lúc 8:48

''Quê tôi sớm tinh mơ .. tiếng gà gọi cha vác quốc ra đồng
ai đem nắng đong đầy đôi vai..cháy những giọt mồ hôi........'
Ôi!Quê Hương!Tiếng gọi thiêng liêng của người công dân bé nhỏ gọi về nơi
chôn rau cắt rốn của mình.Tôi yêu quê tôi!Yêu những cánh diều vi vu trên bầu trời xanh thẳm.Yêu những buổi đi bắt dế , cào cào dưới cánh đồng cỏ.Những đêm trải chiếu ngồi tụ tập ngắm ánh trăng sáng chiếu qua kẽ lá, nghe già làng kể chuyện.Tôi yêu quê tôi!Yêu những tháng ngày đã trôi qua ấy ! Nếu mai này , khi tôi đã tiến đến thành công và rời xa quê hương thì tôi vẫn sẽ mãi nhớ đến nó , bởi từ lâu , nó đã là một kỷ niệm đẹp đẽ chiếm gọn một chỗ trong tim tôi!

Lê Phương Thanh
20 tháng 8 2017 lúc 7:20

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đường làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát hay vang trời của những người dân hay đi làm cỏ. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống. Quê hương là "nơi chôn rau cắt rốn" của em. Em rất yêu quê hương.

- Những từ đồng nghĩa là: thanh bình và yên tĩnh; xanh thẳm và xanh ngắt.

- Những quan hệ từ: của, là

- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

- Những từ đồng âm: hay (câu hát hay: chỉ khen ngợi, hay đi làm cỏ: chỉ mức độ thường xuyên)

- Những câu thành ngữ: Nơi chôn rau cắt rốn.