II. Làm văn
viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về lời nhaens nhủ " Nhưng trước hết phải là những người tử tế" được trích ở phần Đọc hiểu
II. Làm văn
viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về lời nhaens nhủ " Nhưng trước hết phải là những người tử tế" được trích ở phần Đọc hiểu
Qua bài thơ lưu biệt ki xuất dương cuả phan bội châu c anh chị trình bày quan niệm về chí làm trai cũaã hội Thôi nay và xưa
Giúp em trả lời câu hỏi với ạ !
Em hãy chỉ ra cái độc đáo trong tiếng chửi của chí phèo
Ở đây, trong đoạn văn trên, Nam Cao đã sáng tạo được một hình thức ngôn ngữ kể chuyện thật phong phú sinh động và biến hóa. Ở đây, ngôn ngữ người kê’ chuyện chủ yếu được kê’ ở ngôi thứ ba. Nhân vật kể chuyện có thể là chính tác giả, là Nam Cao. Có thể ngôi chứ tuyệt đối không nên đồng nhất nhân vật người kể chuyện vói tác giả. Nhà văn như một chứng nhân kể lại cho người đọc nghe một cách khách quan về “hắn”, về sự xuất hiện, trạng thái và hành động của “hắn”. “Hắn” đây chính là Chí Phèo. Chí Phèo say rượu, đi và chửi.
Viết về xã hội cũ, Nam Cao đã không ít lần mượn hoàn cảnh của nhân vật để phản ánh hoàn cảnh thật của nhân dân, của những tàn dư trong chế độ phong kiến lạc hậu, lỗi thời. Càng xót thương số phận của những người cùng khổ bao nhiêu, ông lại càng căm phẫn, oán giận những kẻ cầm quyền tàn ác bất nhân bấy nhiêu. Đỉnh điểm, ông đã đẩy Chí Phèo lên trang đầu của truyện ngắn cùng tên với những tiếng chửi rủa xót xa, chua chát. Dù cả làng Vũ Đại chẳng ai thèm để ý đến tiếng chửi của Chí, nhưng ẩn chứa bên trong những tiếng chửi não nề tưởng chừng như vô nghĩa ấy chính là những thông điệp mang ý nghĩa sâu sắc mà Nam Cao đã gửi gắm vào.
Chí vốn hiền lành, chất phác, nhưng sau khi trải qua kiếp sống tù đày, Chí trở về với nỗi uất hận trong lòng. Hận vì bị nhà Bá Kiến đẩy vào tù mà không làm sao chống cự lại được. Một người nông dân hèn mọn, một kiếp người cỏ rác như Chí trong xã hội ấy làm gì có tiếng nói và bản lĩnh để chống lại được cả một thế lực cường hào ác độc. “Hắn vừa đi vừa chửi, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả lãng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa ***** nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa ***** nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…”. Tiếng chửi của Chí có lẽ đã trở nên quen thuộc với dân làng Vũ Đại, nên chẳng ai thèm để ý tới hắn.
Tiếng chửi thật chua chát và xót xa làm sao. Nhưng ngay cả khi chửi, Chí cũng không được một người nào đáp lại. Bởi chẳng còn ai coi Chí là người nữa. Thế nên, người ta làm ngơ, người ta bâng quơ và bỏ ngoài tai những lời Chí chửi. Trong lời chửi ấy, Chí hận tất cả, hận vu vơ, hận vô cớ, hận bất cứ cái gì mà Chí còn nhận thức được. Ngay cả trời cả đất Chí cũng chửi. Rồi Chí chửi cả làng Vũ Đại, chửi để mong có ai đó đáp lại tiếng chửi của mình, để Chí biết rằng, Chí vẫn còn được nhìn nhận là một con người. Nhưng thật đáng thương, chỉ có lũ chó chạy theo Chí sủa ầm ĩ. Tiếng chửi nhưng cũng là tiếng kêu gào thảm thiết thê lương của một con người đã bị cự tuyệt quyền làm người. Vậy tại sao Chí không làm hòa với mọi người? Tại sao thay vì chửi, Chí không ăn nói tử tế đàng hoàng để xem có ai đáp lại lời Chí không? Nhưng Chí đã không làm vậy. Thời gian gần chục năm sống trong kiếp tù đày, con người Chí đã bị tha hóa, bị mất nhân tính. Đồng thời, trong Chí lúc này cũng chỉ toàn là sự uất hận với niềm đau khổ. Với tâm trạng rối bời như vậy, làm sao Chí có thể ăn nói nhẹ nhàng, hòa thuận với ai được?
Bởi thế, trong tiếng chửi của Chí dồn nén biết bao nhiêu cảm xúc. Xót thương có, tủi hờn có, hận thù cũng có. Nhưng xót xa hơn cả là khi Chí chửi không biết đứa ***** nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này. Tiếng cười “A ha” như một sự bữ bàng đến tột độ. Được sinh ra làm người, nhưng lại không được ai công nhận là người. Cuộc đời này còn có ý nghĩa gì với Chí nữa? Chí không khóc, nhưng tiếng chửi còn mặn chát hơn cả nước mắt. Chí thật bất hạnh. Đã mồ côi cha mẹ, không được một lần bú mớm, cũng không một lần biết mùi hơi mẹ là gì. Chí lớn lên nhờ dân làng truyền tay nhau nuôi nấng. Cuộc sống lẽ ra rất yên ổn với Chí. Nhưng Chí đã không thoát khỏi nanh vuốt của bọn cường hào thống trị gian ác. Chí cũng không thể đủ sức lực để chống lại bọn chúng. Giờ đây, Chí đã bị đẩy vào bước đường cùng, đến ngay cả bản thân Chí cũng muốn chối bỏ cuộc sống này. Bởi sống mà không được sống, là người mà không được làm người thì còn nỗi đau nào hơn? Ai có thể trả lời cho Chí biết Chí phải sống như thế nào trong những chuỗi ngày dài cay đắng trước mắt không? Chí không biết, và cũng không một ai biết. Chí chỉ biết chìm vào trong cơn say, say rồi lại chửi. Chửi triền miền, chửi hết tất cả những gì Chí nghĩ đến.
Người ra thường nói, lúc say là lúc sống thật lòng nhất. Trường hợp của Chí cũng không ngoại lệ. Dân làng Vũ Đại không ai thèm chấp hắn nữa. Nhưng lòng người đọc không khỏi xót thương khi hình dung ra cảnh một con người lếch thếch lang thang trong cơn say dài với những tiếng chửi não nề, thê lương. Không biết, bên ngoài làng Vũ Đại, trong cái xã hội ấy còn biết bao nhiêu anh Chí nữa?
Trong những tiếng chửi chua chát nồng nặc mùi rượu ấy còn có cả tiếng lòng của Nam Cao. Ông xót thương cho Chí, nhưng chính bản thân ông cũng không thể làm gì giúp Chí được. Ông chỉ là một thầy giáo nghèo trong cái xã hội tồi tàn, thối nát. Bản thân ông cũng chưa thể lo nổi, làm sao có thể gánh vác được thêm ai? Bởi thế, tiếng chửi của Chí cũng chính là tiếng chửi của ông. Ông chửi bọn làm quan bất nhân bất nghĩa, bọn địa chủ giàu có tham lam bạc tình. Điều độc đáo ở đây là ông lồng tiếng chửi vào một nhân vật đã bị tha hóa cả đạo đức và nhân cách, hắn chính là sản phẩm của sự tàn bạo. Thế nên, tiếng chửi ấy rất xứng đáng, rất hợp lý.
Giá như, ai đó có một chút đồng cảm, một chút đồng tình, một chút cảm xúc với tiếng chửi của Chí, có lẽ sự xót xa và tủi hổ sẽ được giảm bớt phần nào. Chí say nhưng tiếng chửi ấy hoàn toàn nằm trong tiềm thức tỉnh táo của một kẻ bị đàn áp quá nhiều. Chí ý thức rất rõ về thân phận của mình khi chửi mẹ cha đứa nào đẻ ra mình. Cuộc sống này không phải là phép màu, cũng phải là món quà vô giá mà “đứa chết mẹ” kia đã ban cho hắn. Mà ngược lại, sự có mặt của hắn trên cuộc đời này là một nỗi tủi hờn cùng cực, một sự sỉ nhục và đớn đau vô cùng.
Tiếng chửi thảm thiết của Chí được Nam Cao đặt ngay trong phần đầu câu truyện, để mở ra đằng sau đó là cả một chuỗi những sự kiện đầy bê bối của Chí, của những người đã làm Chí trở thành con ác quỷ như bây giờ. Ngập chìm trong tiếng chửi ấy, còn có bao nhiêu cuộc đời khác bên ngoài làng Vũ Đại cũng đang cùng chung số phận giống Chí. Không biết, có ai chửi đời, chửi trời như Chí không nhưng dẫu sao đó cũng là tiếng gào thét khẩn cầu cho niềm khát khao được quay trở lại làm người, làm một con người đích thực, một con người lương thiện và bình thường.
Lập dàn ý và viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống trong bao.
- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh:
+ Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa, một chính trị gia, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là một cây bút lớn của nền văn học dân tộc với nhiều tác phẩm thơ, văn xuôi đặc sắc.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều tối :
+ Chiều tối là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Bác thể hiện cảm hứng trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
THÂN BÀI PHÂN TÍCH CHIỀU TỐI* Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên chiều tối trên đường chuyển lao.
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không)
- Thời gian và hoàn cảnh:
+ Thời gian: chiều tối
+ Hoàn cảnh: chặng cuối của một ngày chuyển lao đày ải, cực khổ
- Cảnh thiên nhiên được vẽ bằng những nét vẽ đậm: "chim" - "mỏi", "chòm mây" - "trôi nhẹ".
-> Bức tranh nên thơ, yên bình của cuộc sống
- Hình ảnh cánh chim:
+ Ý nghĩa tả thực: cánh chim chiều nên dáng bay mệt mỏi nhưng hướng bay có mục đích: về rừng tìm chốn ngủ.
-> Chiều tối với vạn vật là sự trở về nghỉ ngơi. Hoạt động của chim có động lực thúc đẩy
+ Ý nghĩa liên tưởng:
Giữa chủ thể trữ tình và hình ảnh cánh chim có nét tương đồng là đều mệt mỏi, chim bay liên tục, người tù cũng đi liên tục.Nét khác biệt: chim cố gắng bay về tổ ấm còn người tù tiếp tục đi cũng chỉ đến một nhà lao khác; nếu chim có động lực thúc đẩy thì người tù chẳng có động lực nào cả.=> Ẩn sâu là nỗi nhớ nhà, nhớ nước của người con bị tù đày ở nơi xa xứ
- Hình ảnh chòm mây:
+ Ý nghĩa tả thực: chòm mây lẻ loi trôi lững lờ giữa tầng không
+ Ý nghĩa liên tưởng: đám mây lẻ loi giữa bầu trời cũng như sự lẻ loi cô đơn của người tù giữa núi rừng bao la.
=> Hồ Chí Minh đã phác họa nên một bức tranh vừa cổ điển nhưng rất bình dị, gần gũi.
=> Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác: nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên tha thiết, nghị lực, bản lĩnh phi thường.
* Luận điểm 2: Bức tranh đời sống sinh hoạt của con người.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng)
- Những hình ảnh đời sống dân dã, đời thường:
+ “sơn thôn thiếu nữ”: hình ảnh người thôn nữ cùng với công việc lao động giữa miền sơn cước
-> Hình ảnh thiếu nữ xay ngô là trung tâm của bức tranh, thể hiện vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động.
=> Sự xuất hiện của thiếu nữ xay ngô khiến bài thơ có tiến triển mới:
Thiên nhiên đi vào nghỉ ngơi nhưng nhịp sống con người vẫn dẻo daiCảnh trong hai câu đầu rất tĩnh còn ở hai câu cuối này nhờ hoạt động con người mà trở nên sinh động hơn+ "lò than rực hồng" trong đêm tối như đang nhen nhóm lên niềm vui, niềm lạc quan, xua tan đi cảm giác lạnh lẽo, cô đơn trong lòng người xa xứ. -> Nghệ thuật lấy sáng tả tối, lấy không gian để tả thời gian
+ “Hồng” là hơi ấm, là ánh sáng, niềm vui và sự tin yêu.
=> Mạch thơ có sự vận động: từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, thể hiện cái nhìn lạc quan, hướng tới tương lai của tác giả.
KẾT BÀI PHÂN TÍCH CHIỀU TỐI- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
+ Nội dung: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh
+ Nghệ thuật: Đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại; bút pháp chấm phá, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế; điệp ngữ chuyển tiếp, cách dùng từ linh hoạt; ngôn từ tả ít, gợi nhiều, ý tồn tại ngoài lời.
- Cảm nhận của em về bài thơ.
Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng - Xuân Diệu
Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới với hồn thơ tiêu biểu cho tiếng nói thiết tha, tình yêu cuộc sống, con người và rạo rực khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. "Vội vàng" không chỉ là thi phẩm đặc sắc nhất trong tập thơ Thơ - bài thơ đầu tay Xuân Diệu dành tặng cho thế gian mà còn là bài thơ hay nhất cả cuộc sống sáng tác của ông. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. 13 câu đầu là đoạn thơ hay nhất thể hiện tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của thi nhân với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.
Với "Vội vàng" nhà thơ đã xây lầu thơ giữa vẻ đẹp cuộc đời. Bài thơ hấp dẫn người đọc không chỉ bởi sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch luận lý sâu sắc trong một giọng điệu sôi nổi, đắm say mà còn mang đến sự trải nghiệm mới mẻ về sự cách tân nghệ thuật độc đáo của một hồn thơ mới Xuân Diệu.
Mở đầu bài thơ tác giả bày tỏ thái độ oai nghiêm như muốn đoạt quyền tạo hóa.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Điệp ngữ "tôi muốn" và thể thơ ngũ ngôn với tiết tấu nhanh, mạnh, dứt khoát đã góp phần thể hiện khát khao thiết tha, mãnh liệt của thi sĩ. Đó là ước muốn tắt nắng buộc gió để "màu đừng nhạt mất" để "hương đừng bay đi". Nếu thời gian đi bằng nắng, bằng gió làm nhạt màu, làm phai hương thì nhà thơ muốn níu giữ thời gian ngưng bước, để màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời, để giữ mãi thời tươi xuân thì của tạo vật. Đó là ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vì đóa hoa hương sắc cuộc đời tươi thắm, ngọt ngào mà mong manh, ngắn ngủi biết bao. Có thể nói đằng sau ước muốn phi lí ấy là một tâm hồn yêu người với thái độ trân trọng, nâng niu và gìn giữ.
Là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, sự mong muốn chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ phải chăng xuất phát từ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế đang mơn mởn non tơ.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Như ngàn lời mời gọi, điệp ngữ "này đây" được lặp đi lặp lại 5 lần từ đầu đến cuối đoạn thơ trên, vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả. "Này đây" là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời, của thiên nhiên trần thế, không phải xa xôi mà gần gũi ngay trước mắt, không phải ở kiếp khác, không phải ở tương lai hay quá khứ mà ngay trong lúc này.
Điệp từ "của" lặp lại khiến câu thơ có vẻ hơ Tây và mới lạ. Sau từ "của" mang tính chất kết nối ấy bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế lần lượt hiện ra, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc. Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng, mê mải trao gửi sắc hương, xui khiến lòng người ngất ngây tận hưởng, để thi nhân tạo hóa thành tình nhân.
Chính cái nhìn trẻ, cặp mắt xanh non biết rờn luôn lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp đã tạo nên vẻ đẹp riêng trong bức tranh xuân của thi sĩ. Tuần tháng mật của yêu thương vội chốc trở thành mùa vui của bướm ong dập dìu, cành xuân đã hóa thành cành tơ phơ phất đầy nhựa sống, tiếng hót say sưa của chim yến, chim oanh trở thành điệu tình si say đắm lòng người và bình minh xuân diễm lệ mang gương mặt của người đẹp kiều diễm với rèm mi ánh sáng.
Bằng tâm hồn phong phú và trí tưởng tượng dồi dào của mình với câu thơ:
"Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa"
Thi nhân đã tạo ra sự bất ngờ đầy thú vị bởi sự liên tưởng bất ngờ hết sức độc đáo. Hình ảnh "thần vui hằng gõ cửa" gợi liên tưởng gần gũi với hình tượng mặt trời trong thần thoại Hy Lạp xưa, cũng có thể là vị thần mang niềm vui ban tặng cho thế gian vào mỗi buổi sớm ban mai, đánh thức mọi người dậy để tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hân hoan vui sướng. Và trong niềm hân hoan vui sướng đó ngòi bút của Xuân Diệu thật sự rất xuất thần, ông đã sáng tạo nên 1 câu thơ tuyệt bút:
"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"
Đây là câu thơ mới mẻ nhất, hiện đại nhất, đã khái quát được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng sự so sánh vô cùng độc đáo. Có thể nói, trước Xuân Diệu, chưa có ai "tỏ tình" với thiên nhiên như vậy. Nhà thơ cảm thụ thiên nhiên bằng tình lứa đôi, bằng thể xác và tâm hồn. Sự hấp dẫn của thiên nhiên hiện ra trong vẻ đẹp của người tình với "cặp môi gần" căng tràn tươi trẻ, mê đắm và quyến rũ. Từ ngon được thốt lên đầy khát khao, nhục cảm bởi nhà thơ đã huy động mọi giác quan: từ thị giác, tính giác, vị giác đến xúc giác để tận hưởng thiên nhiên, tuổi trẻ và cuộc đời này. Phép so sánh như đã đưa cặp môi của người thiếu nữ trở thành trung tâm của vũ trụ, con người trở thành chuẩn mực cho cái đẹp, là thước đo vẻ đẹp của tạo hóa. "Tháng giêng" là một khái niệm thời gian vốn vô hình, nhưng trong phép so sánh vừa táo bạo vừa mang sắc thái biểu cảm ấy đã trở nên trẻ trung hữu hình qua vẻ đẹp cặp môi gần của người thiếu nữ đầy sâu sắc.
Nhưng ngay lúc chàng thi sĩ trẽ đang ngất ngây mê đắm vô cùng trong niềm tận hưởng mật ngọt tình yêu nơi thiên đường trần thế, đang thỏa thuê với bữa tiệc lớn của trần gian và reo lên "tôi sung sướng" thì cũng chính là lúc thi nhân ngừng lặng với cảm giác "vội vàng một nửa".
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa"
Câu thơ bị ngắt làm hai, niềm vui không trọn vẹn. Bởi Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy ngắn ngủi biết bao. Dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân sống vội vàng tận hưởng.
"Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân."
Hai câu thơ được xem như hai cái bản lề khép mở tâm trạng vừa vồ vập đắm say vẻ đẹp của cuộc sống tình yêu vừa là linh cảm bất an, băn khoăn âu sầu của nhà thơ vì thời gian qua mau, tuổi trẻ một đi không trở lại, quả thật Xuân Diệu là nhà thơ của những cảm quan tinh tế về thời gian.
Trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ xuân diệu nhất. Bằng một hình thức nghệ thuật điêu luyện, sự kết hợp nhuần nhị giữa cảm xúc mong manh và mạch luận lý, giọng điệu say mê, sôi nổi cùng với những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. Qua 13 câu đầu, Xuân Diệu đã đem đến một thông điệp mang ý nghĩa nhân văn tích cực: Trong thế gian này đẹp nhất, quyến rũ nhất chính là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu; thiên đường chính là cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế. Vì vậy hãy sống thiết tha yêu, hãy đắm say tận hưởng và tận hiến để mỗi ngày qua đi ta được sống trọn vẹn trong tình yêu và hạnh phúc.
Bạn tham khảo :
Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã thể hiện một ước muốn kì lạ đến ngông cuồng: “Tôi muốn tắt nắng/ tôi muốn buộc gió”. Đó là những ước muốn kì lạ bởi tắt nắng, buộc gió là công việc của tạo hóa tự nhiên. Thi sĩ muốn tước đoạt quyền của tạo hóa. Là bởi tắt nắng “cho màu đừng nhạt”, buộc gió ”cho hương đừng bay đi”. Hóa ra trong niềm ước hết sức ngộ nghĩnh, ngông cuồng ấy nhà thơ muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp mãi mãi lên hương tỏa sắc giữa cuộc đời này.
Thật vậy mọi thứ trên đời mang vị ngọt tới nhưng chỉ một lần rồi thôi, ta đâu có đủ thời gian cho những quả ngọt đó được nếm một lần nữa. Với Xuân Diệu không vội vàng, không chạy tới để ôm trọn những gì đang có thì làm sao mà cảm nhận hết vẻ đẹp của đời. Khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ khiến giọng điệu gấp gáp giống như một hơi thở hối hả của một con người đang tràn đầy cảm xúc. Đại từ mà tác giả Xuân Diệu đã đặt ở đầu tiên là tôi, chứ không phải “ta” hay chúng ta và cùng với đó là động từ “muốn” - “tôi muốn. Nhà thơ đang thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, đi ngược lại với thơ ca trung đại, rất ít dám thể hiện cái Tôi của bản thân mình. Đây cũng chính là một điểm mới của nhà thơ trong nền văn thơ hiện lúc bấy giờ, qua đó thể hiện khát khao mãnh liệt về cuộc sống. Ông muốn ôm hết xuân sắc của đời để sống, để yêu mãnh liệt hơn nữa.
Hình ảnh của cuộc sống đi vào thơ Xuân Diệu như một thứ ánh sáng được khúc xạ qua lăng kính tình yêu rất tinh khôi và giàu sức sống. Càng yêu đời, nhà thơ càng luyến tiếc trước dòng chảy của thời gian. Thời điểm vạn vật đang căng tràn nhựa sống cũng chính là lúc đang đứng trên ranh giới của sự lụi tàn, héo úa. Vì thế từ những câu thơ gãy gọn ở khổ đầu, nhà thơ đi vào khổ hai với những câu thơ dài, âm điệu chậm như bước chân người thư thái dạo ngắm vườn xuân muốn tận hưởng giờ khắc huy hoàng ấy. Thi sĩ từ tốn chỉ cho người đọc những gì tinh hoa, tươi đẹp nhất của trần gian với một thái độ mến yêu, trân trọng ”này đây”. Mạch cảm xúc được chuyển tiếp sang một bức tranh tình yêu tràn đầy màu sắc:
Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Đây cũng là ba chủ đề chính trong sự nghiệp thơ ca của ông trước cách mạng tháng Tám. Với mười ba câu thơ đầu tiên trong bài thơ "Vội vàng", 8, thể hiện một cái tôi yêu đời, yêu cuộc sống đến mãnh liệt.
Có thể nói trong thơ ca trung đại ít có nhà thơ nào dám khẳng định cái tôi cá nhân của mình một cách táo bạo, và đến với phong trào Thơ mới, cái tôi Xuân Diệu đã bộc lộ một cách vô cùng độc đáo:
"Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mấtTôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bay đi".
Mùa xuân là mùa tươi đẹp nhất trong năm cũng như tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Bốn dòng thơ ngũ ngôn như lời đề từ của bài thơ, khẳng định ước muốn đoạt quyền tạo hóa của thi nhân. Xuân Diệu muốn ngăn cản bước đi của thời gian để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất, đáng nhớ nhất. Thi sĩ khao khát giữ lại ánh nắng để "màu đừng nhạt mất", giữ lại gió để cuộc sống luôn tràn ngập sắc hương. Khao khát "tắt nắng", "buộc gió" thể hiện ý thức làm chủ thiên nhiên của con người. Điều này vừa hợp lí bởi nhà thơ "yêu tha thiết cái chốn nước non lặng lẽ này" (Hoài Thanh) nhưng cũng vừa vô lí và không thể thực hiện được bởi con người làm sao có thể cưỡng lại được quy luật của tạo hóa, làm sao nắm bắt, điều khiển được những thứ vốn là mỏng manh, ngắn ngủi, không tồn tại được mãi mãi. Chúng ta chỉ có thể thực hiện được những ước muốn đó khi có phép nhiệm màu. Đồng thời khao khát này cũng thể hiện sự ham sống bồng bột đến mãnh liệt và quan niệm về thời gian của ông. Thời gian tuyến tính một chiều, khi đã trôi qua rồi thì không trở lại nên nhà thơ có khao khát giữ nắng, giữ gió để tận hưởng hết vẻ đẹp của đất trời.
Ý thơ như trào dâng theo cảm xúc ở thể ngũ ngôn đã lột tả được ước muốn chân thành mà táo tạo của "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (Hoài Thanh). Đặc biệt, sự xuất hiện của chủ thể trữ tình, của cái tôi cá nhân đã thoát ra khỏi những hệ thống các quy ước, ràng buộc của văn học trung đại. Nhân vật trữ tình xưng "tôi" một cách đầy tự tin và quyết đoán. Cái tôi cá nhân ấy không ẩn sau cái "ta" chung của cộng đồng, dân tộc mà nó đứng riêng lẻ đầy khí chất bởi với Xuân Diệu, cái tôi là lẽ sống:
"Ta là Một, là Riêng, là Thứ nhấtKhông có chi bạn bè nổi cùng ta".
(Hy Mã Lạp Sơn)
Sự lặp lại về cấu trúc và hình thức ở các câu thơ 1 - 3, câu thơ 2 - 4 cùng tiết tấu câu thơ nhanh, dồn dập đã thêm một lần nữa tô đậm ước muốn đoạt quyền tạo hóa của Xuân Diệu.
Nếu các nhà thơ trung đại gửi lòng mình vào chốn bồng lai tiên cảnh thì Xuân Diệu lại phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất có ngay trong tầm tay với của con người:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mậtNày đây hoa của đồng nội xanh rìNày đây lá của cành tơ phơ phấtCủa yến anh này đây khúc tình siVà này đây ánh sáng chớp hàng miMỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửaTháng giêng ngon như một cặp môi gần".
Những dòng thơ tiếp theo là sự lí giải nguyên nhân vì sao nhà thơ lại muốn "tắt nắng", "buộc gió". Con mắt "xanh non", "biếc rờn" của thi sĩ về mùa xuân đã nhận ra vẻ đẹp của cuộc đời, thiên nhiên với những thực đơn phong phú. Mùa xuân của ong bướm, cỏ cây, hoa lá, mùa xuân của tạo vật tràn trề nhựa sống. Mùa xuân được phát hiện bằng vẻ đẹp của tháng giêng với những gì tinh túy nhất. Có thể nói đó là bức tranh tuyệt đẹp, là khu vườn tình ái đầy hương sắc của mùa xuân trên mặt đất. Chỉ có Xuân Diệu mới có thể nhìn thấy được "tuần tháng mật" của ong bướm, thấy được sắc màu xanh non của cành tơ với những chiếc lá đang "phơ phất". Tất cả vẻ đẹp căng tràn, tươi nguyên ấy như được trưng bày ra trước mắt nhà thơ và bạn đọc qua điệp từ "này đây". Chỉ có người thi sĩ ấy mới thấy được những bông hoa của đồng nội và nghe được khúc tình si của chim yến, chim anh. Và cũng chỉ có ông mới cảm nhận được: "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần".
Mùa xuân đẹp và quyến rũ như đôi môi người thiếu nữ và tháng giêng là tháng đẹp nhất của mùa xuân. Tác giả sử dụng từ "ngon" để thể hiện một khát khao, một cảm nhận riêng đến lạ lùng mà ta chỉ có thể bắt gặp ở Xuân Diệu. Ông như người họa sĩ tài năng đang đứng trước bức tranh thiên nhiên tươi đẹp để chỉ cho chúng ta thấy vẻ tươi non, nõn nà của mùa xuân. Mùa xuân đẹp và tình tứ, vạn vật đều có đôi, gắn bó, quấn quýt với nhau một cách thân thiết. Lứa đôi gắn bó với nhau trong sự ngọt ngào, say đắm, hương gắn kết với hoa để khoe sắc trên đồng nội "xanh rì". Những cánh yến anh trên bầu trời đang chao liệng để gửi gắm lời yêu thương cho nhau mỗi độ xuân về.
Tác giả đã lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp để nét vẽ của mình in sâu trong tâm trí người thưởng thức. Thiên đường, bữa tiệc của thiên nhiên có ngay trong cuộc sống này, có ngay trong tầm tay với của con người. Đoạn thơ như một bản đàn du dương mà Xuân Diệu sử dụng để "đốt cảnh bồng lai và đưa ai ấy về hạ giới" (Hoài Thanh), về với nơi ngự trị của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Biện pháp liệt kê khiến những vẻ đẹp của mùa xuân được phơi bày một cách sinh động và chân thực.
Có thể nói, chỉ với Xuân Diệu, vẻ đẹp của mùa xuân mới hiện lên nguyên vẹn và tươi non đến thế. Sự sống như bày ra một bữa yến tiệc mà mỗi chúng ta là một vị khách được mời đến tham dự. Nhà thơ đã "say đắm với tình yêu, hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim" (Thế Lữ). Ông đã thức tỉnh tất cả các giác quan để nếm vị ngọt, mùi thơm nồng nàn của mùa xuân và sự sống "mơn mởn". Đôi mắt tinh tế của Xuân Diệu đã nhìn thấy sức sống tươi mới, một sức trẻ khỏe khoắn, một mùa xuân phơi phới làm mê đắm lòng người. Nhà thơ có ước muốn níu giữ tất cả vị "ngon" của tình yêu và mùa xuân khi nó đang trong thời kì hương sắc nhất.
Xuân Diệu đang chìm đắm trong thế giới diệu kì của nhân gian, vũ trụ thì chợt bừng tỉnh:
"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửaTôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân".
Tác giả đặt mình trong hai trạng thái nửa "sung sướng" mãn nguyện nửa "vội vàng", xót xa. Dấu chấm ngăn cách giữa dòng thơ tạo nên hai câu đặc biệt. Thi sĩ nhận ra vẻ đẹp vô giá của cuộc đời nhưng ngay lập tức cũng biết rằng thời gian là không chờ đợi. Dấu chấm làm mạch cảm xúc bị đứt đoạn, Xuân Diệu đang ngây ngất trong thiên đường mùa xuân thì chợt nhận ra cuộc đời con người rất ngắn ngủi và mỏng manh. Đang ở trong khu vườn trần thế đầy tình tứ mà Xuân Diệu đã lo sợ cuống cuồng những vẻ đẹp sẽ tan biến, mất đi trong hư vô mà không đọng lại chút dư âm. Nhà thơ muốn chạy đua với thời gian, muốn hòa tan mình vào thiên nhiên để trường tồn cùng thời gian.
Mùa xuân đã trở thành người bạn tri âm của Xuân Diệu, luôn được Xuân Diệu chào đón bằng tình yêu nồng nhiệt trong bất cứ hoàn cảnh nào:
"Xuân ở giữa mùa đông khi nắng héGiữa mùa hè khi trời biếc sau mưaGiữa mùa thu khi gió sáng bay vừaLùa thanh sắc ngẫu nhiên trong áo rộng".
(Xuân không mùa)
Đây là mùa để ấp ủ, gieo mầm gặp gỡ, giao hòa của vạn vật và là nơi nảy nở tình yêu của mỗi cá thể. Ông quan niệm rằng: "Tình không tuổi và xuân không ngày tháng" (Xuân không mùa) nhưng cuộc vui nào cũng đến hồi kết thúc, hoa nở rồi cũng tàn theo quy luật của tạo hóa. Dường như biết trước được quy luật khắc nghiệt ấy nên Xuân Diệu "không chờ nắng hạ mới hoài xuân". Nhà thơ đã nhận ra được bước đi vô tình mà tàn nhẫn của thời gian nên ông không chờ một điều gì đó qua đi mới cảm thấy hối tiếc, ông không đợi mùa xuân đi hết chặng đường của mình rồi mới nhớ thương, tiếc nuối.
Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân qua mười ba câu đầu bài thơ "Vội vàng", Xuân Diệu đã khẳng định rằng không nơi nào đẹp hơn khu vườn trần thế ở mặt đất. Những vần thơ của ông là "nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này" (Hoài Thanh). Được sống là niềm hạnh phúc, khát khao lớn nhất của mỗi chúng ta, vì vậy, chúng ta cần biết trân trong sự sống và có thái độ sống tích cực.
Bất kì lúc nào bạn thực sự muốn tạo ra một bước biến đổi. điều đầu tiên bạn phải làm là nâng cao những chuẩn mực đặt ra cho bản thân.
Khi mọi người hỏi điều gì đã thực sự thay đổi cuộc sống của tôi nhiều năm trước, tôi tiết lộ rằng điều quan trọng nhất là thay đổi những gì tôi đòi hỏi chính mình phải đạt được. Tôi viết ra mọi điều tôi không thể chấp nhận nổi nữa, không còn muốn chịu đựng và tất cả những điều tôi khát khao được.
Hãy nghĩ tới những di sản được lưu truyền hậu thế của những con người đã nâng cao các chuẩn mực của mình và hành động đúng theo những gì đã hoạch định với lòng quyết tâm và không một chút khoan nhượng. Sử sách đã lưu lại những tấm gương đáng khâm phục như Leonardo da Vinci Abraham Lincoln, Helen Keller, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Albert Einstein, Soichiro Honda, và nhiều nhân vật kiệt xuất khác đã thực hiện những bước tiến diệu kỳ trong việc nâng tầm bản thân. Nguồn lực tồn tại trong họ cũng chính là sức mạnh hiện hữu bên trong bạn nếu bạn can đảm đánh thức nó. Thay đổi một tổ chức, một công ty, hay cả thế giới này đều bắt đầu từ hành động đơn giản là thay đổi bản thân.
(Anthony Robbins – Đánh thức con người phi thường trong bạn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Điều gì đã làm thay đổi cuộc sống của tác giả nhiều năm trước? (0,5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Sử sách đã lưu lại những tấm gương đáng khâm phục như Leonardo da Vinci Abraham Lincoln, Helen Keller, Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Albert Einstein, Soichiro Honda, và nhiều nhân vật kiệt xuất khác đã thực hiện những bước tiến diệu kỳ trong việc nâng tầm bản thân.” ( 1,0 điểm)
Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm “Thay đổi một tổ chức, một công ty, hay cả thế giới này đều bắt đầu từ hành động đơn giản là thay đổi bản thân” hay không? Vì sao? (2,0 điểm)
Câu 5: Anh/chị hãy viết đoạn văn từ 10 -12 câu trình bày những suy nghĩ và việc làm của mình để nâng tầm bản thân. (2,0 điểm)
Nếu bạn đòi hỏi cao hơn ở bản thân nhưng không thực sự tin rằng bạn có thể đáp ứng được thì đồng nghĩa với việc bạn đang hủy hoại chính bản thân mình.
Niềm tin cũng giống như những mệnh lệnh tuyệt đối, cho ta biết sự việc như thế nào, về những gì trong tầm tay, và những gì bất khả thi. Chung định hình nên mỗi hànhđộng, suy nghĩ và cảm nhận của ta. Do đó, thay đổi niềm tin chính là điểm mấu chốt tạo nên bất kỳ sự thay đổi thực sự và lâu dài nào. Trước khi hành động, ta cần củng cố cảm giác chắc chắn rằng ta hoàn toàn có thể và sẽ đáp ứng được những chuẩn mực mới
Nếu không kiểm soát được niềm tin của mình, dù có nâng cao chuẩn mực lên cao đến đâu thì ta cũng sẽ chẳng bao giờ có đủ tự tin để đạt được chuẩn mực đó. Thử tưởng tượng xem Gandhi sẽ gặt hái được gì nếu ông không thực sự tin vào sức mạnh của phong trào đối kháng bất bạo động? Chính sự tương hợp trong đức tin đã giúp ông tiếp cận những năng lực tiềm ẩn và dám đương đầu với những thử thách thường làm ngã lòng những kẻ thiếu tận tâm. Vì vậy, niềm tin mạnh mẽ, tích cực – cảm giác chắc chắn – chính là nguồn lực hậu thuẫn cho bất kì thành công vĩ đại nào.
(Anthony Robbins – Đánh thức con người phi thường trong bạn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2: Tại sao tác giả cho rằng: “thay đổi niềm tin chính là điểm mấu chốt tạo nên bất kỳ sự thay đổi thực sự và lâu dài nào”? (0,5 điểm)
Câu 3: Anh chị có đồng ý với quan điểm “niềm tin mạnh mẽ, tích cực – cảm giác chắc chắn – chính là nguồn lực hậu thuẫn cho bất kì thành công vĩ đại nào” hay không? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 4: Thông điệp ý nghĩa nhất rút ra từ văn bản trên là gì? Vì sao anh/chị lựa chọn thông điệp đó?
Câu 5: Anh/chị hãy viết đoạn văn từ 10 -12 câu trình bày những suy nghĩ và việc làm của mình để có được những thành công lớn. (2,0 điểm)
Liệu đã đến lúc kiểm tra “thị lực tinh thần” của bạn hay chưa? Đây không phải là thị lực bình thường hay một vấn đề thuộc chuyên môn của một bác sĩ nhãn khoa, nhưng giống như thị lực bình thường, thị lực tinh thần cũng có thể bị khuyết tật. Một khi thị lực tinh thần có khiếm khuyết, bạn sẽ phải dò dẫm bước đi trong những khái niệm sai lầm, bạn sẽ bị va vấp rồi làm đau chính mình một cách không cần thiết. Thị lực thông thường của con người có thể mắc chứng cận thị hoặc viễn thị. Đây cũng là hai chứng bệnh mà thị lực tinh thần có thể mắc phải.
Những người có cái nhìn thiển cận sẽ không trông thấy các mục tiêu hay tiềm năng ở xa. Anh ta chỉ chú ý đến những vấn đề trước mắt và hoàn toàn mù mờ về những cơ hội phía trước mà nếu chỉ cần suy nghĩ và lập kế hoạch, rất có thể chúng sẽ thuộc về anh ta. Bạn cũng sẽ bị xem là có cái nhìn thiển cận nếu không lập kế hoạch, đặt mục tiêu và xây dựng nền tảng cho tương lai.
Ngược lại, những người nhìn quá xa sẽ không thấy các tiềm năng ở ngay trước mắt. Anh ta sẽ không hề nhận ra những cơ hội hiện có. Anh ta chỉ nhìn thấy thế giới mộng mơ của tương lai, không mấy liên quan đến hiện tại. Anh ta muốn khởi đầu ngay từ đỉnh cao, thay vì tiến đến đó từng bước một. Hơn nữa, anh ta không nhận ra rằng việc bắt đầu từ đỉnh cao như vậy là anh ta đang tự đưa mình vào thế khó khăn.”
(“Học để thấy”, Tư duy tích cực tạo thành công, Napoleon Hill)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, “thị lực tinh thần” và thị lực thông thường của con người có những điểm giống nhau như thế nào?
Câu 3: Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra sự khác biệt giữa người mắc chứng cận thị và viễn thị về tinh thần?
Câu 4: Theo anh/chị, việc tác giả chỉ ra những khiếm khuyết trong thị lực tinh thần của con người có ý nghĩa như thế nào?
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề: Làm thế nào để chữa trị những chứng bệnh “thị lực tinh thần”?