Đề bài : Phân tích bài ca dao "Công cha như núi ngất trời" ?

Diệu Hoaa
Xem chi tiết
Thỏ Con Dễ Thương
17 tháng 11 2017 lúc 5:56

1) biểu cảm

2)

Con người Việt Nam vốn xem trọng và đề cao gia đình. Cội nguồn của tình cảm bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm gia đình, tình yêu thương và lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ. Điều này được diễn tả phong phú, sâu sắc, tinh tế qua văn học dân gian nói chung và đặc biệt là qua ca dao, dân ca. Bài ca dao sau đây là một trong số bài rất hay về tình cảm gia đình:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Chân thành, thân mật, ấm áp mà vẫn thiêng liêng, trang trọng, bài ca dao đem đến cho ta khúc dạo nhẹ nhàng, âm điệu thủ thỉ của giai điệu hát ru. Có lẽ đây là lời ru của mẹ giành cho đứa con bé bỏng đang ngủ ngon trong vòng tay yêu thương. Lời ru con đồng thời là lời nhắc nhở con về công lao trời biển của cha mẹ và trách nhiệm, bổn phận của đạo làm con. Cha mẹ những người gần gũi nhất với chúng ta ấy đã cho chúng ta biết bao điều. Trước tiên là cho ta sự sống, cho ta được có mặt trên cuộc đời này. Rồi bằng vòng tay êm ái mẹ nâng niu ta, ru vỗ ta, bằng dòng sữa ngọt lành, mẹ nuôi ta lớn khôn và bằng những lời ru êm dịu mẹ nuôi phần hồn ta, đem đến cho ta những bài học của đạo làm người. Những bài học mà "ta đi trọn kiếp con người" cũng không đi hết. Không chỉ có mẹ, ta còn có vòng tay và bờ vai vững chãi của cha. Vòng tay và bờ vai ấy cho ta điểm tựa để bước vào đời, ta đem theo nó để làm hành trang trong suốt hành trình dài rộng của cuộc sống. Điều thiêng liêng ấy được tác giả dân gian nói thật giản dị. Phép so sánh ngang bằng:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

đã làm nổi bật công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Lấy cái trừu tượng (công cha, nghĩa mẹ) để so sánh với những sự vật, hình ảnh cụ thể (núi ngất trời, nước biển Đông), tác giả dân gian không chỉ đem đến cho ta nhận thức về nghĩa mẹ bao la, công cha vời vợi mà còn giúp ta cảm nhận về sự vĩnh hằng bất biến của công cha, nghĩa mẹ. Như núi cao kia, như nước biển kia đã có mặt và tồn tại ngàn đời trên trái đất, công cha, nghĩa mẹ hiện diện quanh ta từ lúc ta được làm người cho đến tận cùng của cõi người. Cách so sánh, ví von rất quen thuộc của ca dao xưa đã đem đến cho ta những nhận thức thật sâu sắc, thật thấm thía. Không chỉ thế ngọn núi cao và biển rộng còn được cụ thể hoá bằng những tính từ chỉ mức độ: núi - ngất trời biển rộng mênh mông. Cụ thể, hài hoà mà vẫn rất gợi cảm, và vì thế nó tác động mạnh vào nhận thức con người. Đỉnh núi cao loà nhoà ẩn hiện trong mấy kia liệu ta có đo nổi như chính công lao của cha làm sao ta kể hết? Biển mênh mông kia như lòng mẹ yêu ta có thể nào vơi cạn? Thật khéo léo và chính xác khi lựa chọn núi cao ngất trời và nước biển mênh mông để so sánh với công lao cha mẹ. Bời chỉ có những hình ảnh cao lớn, không cùng và sự tồn tại đời đời của nó mới xứng đáng để tả và diễn tả được đầy đủ, chính xác công sinh thành, dưỡng dục, thứ công lao không bao giờ tính đến được bằng giá trị vật chất, thứ công lao bất tử qua thời gian, năm tháng. Bằng hình ảnh so sánh xưa mà không cũ, bằng âm điệu ngọt ngào của lời hát ru, tác giả dân gian vừa khẳng định, vừa ca ngợi công lao cha mẹ. Lời ca ngợi không khố khan, nặng giáo huấn mà là tiếng nói của tấm lòng, tình cảm, tiếng nói tâm tình từ trái tim tìm đến với trái tim làm lay động lòng ta. Ngoài cách nói trên, ta còn bắt gặp nhiều bài ca dao khác cũng nội dung tương tự:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

hay:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Và dù cách nói có chút khác nhau những câu ca dao ấy vẫn đem đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về công cha, nghĩa mẹ. Tiếp tục dòng tâm tình ấy, tác giả dân gian đi đến cái kết rất tự nhiên nhưng vô cùng thấm thía:

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Cách sử dụng sáng tạo thành ngữ "chín chữ cù lao" để nhắc lại một lần nữa nỗi khó nhọc, vất vả của mẹ cha. Chín chữ ấy là: sính - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - bú mớm, trưởng - nuôi lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom, phục - theo dõi, phúc - giữ gìn. Thử hỏi có ai trong chúng ta không được cha mẹ giành cho những điều ấy, không chỉ góỉ gọn ở con số chín chữ bởi công lao cha mẹ là vô cùng, vô tận. Để rồi từ đó, ta nhận được lời nhắc nhở về thái độ và hành động của mỗi người: "ghi lòng con ơi". Lời nhắc nhở ngắn gọn mà thấm thía sâu sa, chân thành và có sức lay động lòng ta. Tác giả dân gian không nhắc ta phải trả công cho những hi sinh của cha mẹ, trả công cho những gì mà ta được đón nhận. Điều đó là không tưởng bởi trên đời này, chỉ tình cảm là thứ không bao giờ người ta đo đếm và sòng phẳng được với nó. Tình cảm của cha mẹ lại càng vô giá. Bởi vậy chỉ cần ghi lòng thôi nhưng đó là sự tạc ghi trong sâu thẳm tâm hồn không phai nhạt qua thời gian.

Giản dị mà sâu sắc. Nhẹ nhàng mà xuyên thấm, bài ca dao gieo vào lòng người cảm giác bâng khuâng, tác động vào trí tuệ người đọc để đi đến những nhận thức sâu sắc. Và dù tác động bằng con đường nào, bài ca dao ấy thực sự đã làm cho ta luôn "ghi lòng" công ơn cha mẹ.

3)

Tiếng thở dài của mẹ cắt ngang những tiếng sôi nổi của trò chơi đang phát trên ti-vi . Con giật mình : đáng ra con phải ngồi ngoài kia ngâm tay

trong chậu quần áo nước lạnh cóng mới phải, thế mà giờ con lại ngồi đây xem TiVi, ngồi cạnh lò sưởi. Con đã làm gì thế này? Người đã quần quật suốt ngày, lại phải vật lộn với đống quần áo nữa. Con đã trở thành người vô ích và vô cảm từ lúc nào thế?

Mẹ ơi! đã bao lần con không học bài, không làm bài, bị điểm kém, mẹ đã không mắng con mà chỉ nhắc nhở. Nhưng con biết, lúc đó mẹ rất đau lòng, trên trán mẹ có một nếp nhăn.

Mẹ ơi! đã bao lần con cư sử thiếu lễ độ với mẹ? Đã bao lần mẹ nói con về lời ăn tiếng nói, nhưng con vẫn ngỗ ngược, chứng nào tật ấy. Trên trán mẹ có thêm một nếp nhăn.

Mẹ ơi! Đã bao lần mẹ nhắc con làm việc nhà, quần áo bẩn phải để vào chậu mà con đâu nghe? lại còn bịt tai khi bị mắng , những lời mẹ nói huấn luyện con về mọi mặt con đã cố tình không nghe, bỏ ngoài tai, lúc đó con coi lời nói đó như một làn gió bay qua, đã bay qua rồi sẽ không trở lại nữa. Lúc đó, mẹ đã giận con, rồi mẹ lặng lẽ, không nói gì nữa, mẹ cầm chiếc áo ngâm vào chậu rồi giặt trong chậu nước lạnh buốt. Mẹ lại làm luôn cả phần việc nhà mà đúng ra con phải làm. Mẹ im lặng, nhìn con thở dài. Trên trán mẹ lại có thêm một nếp nhăn mới.

Những lần sách vở bừa bộn, mẹ lại nhắc nhở con. Những chiếc bút mỗi nơi một chiếc, đó là việc tối thiểu nhất, chỉ cần xếp gọn lại là được nhưng không con đã không làm và rồi cái gì mẹ nói con cũng nói “Tí nữa con làm”. Rồi con lại quên và mẹ lại là người làm việc đó. Mẹ có vẻ tức lắm nhưng lại thôi. Trên chán mẹ có thêm nhiều nếp nhăn.

Dù con đã mắc bao nhiêu lỗi nhưng mẹ đã thứ tha. Trong ký ức còn non nớt, yếu ớt, bồng bột con cứ tưởng những lỗi lầm ấy rồi cũng sẽ phai mờ nhưng còn mẹ? Mẹ nhớ tất cả những lỗi lầm ấy: Nó hằn sâu vào trán mẹ. Những vết thương ấy làm sao mẹ có thể quên được? Ai có thể bù đắp những vết thương ấy? không có ai cả ! chỉ có con thôi! Con đã quá vô tâm à mẹ?

Mẹ chỉ mong cho con được ăn ngon, mặc đẹp. Nhưng cái gì cũng phải lao động để được hưởng thụ. Mẹ đã không quản mưa nắng để làm việc nuôi con ăn học. Mẹ nuôi con vươn lên cùng bạn bè, mẹ đã chăm lo, thức trắng đêm khi con ốm. Mẹ đã cầu nguyện cho con suốt đêm.

Đã bao lần mẹ mong được nghe con nói: “Con thương mẹ lắm”. Chỉ một tiếng đó thôi đã làm mẹ vui sướng, quên đi khó khăn, mệt nhọc trong cuộc sống, nhưng con đã không làm được. Buồn thay, con lại cho rằng những từ ngữ ấy thật giả tạo hoặc không hợp với con. Làm sao con có thể nói lên những từ ngữ ấy? Bao giờ con mới biết ôm mẹ mà nói “Mẹ ơi, con thương mẹ lắm”. Mẹ thở dài, trên trán mẹ có những nếp nhăn.

Mẹ ơi! mẹ đã cho con tất cả. mẹ thật cao cả, vĩ đại làm sao. Con chỉ là đứa trẻ nhỏ bé, yếu đuối cần được mẹ che chở. Với con, mẹ là ngọn đèn soi sáng ngày mai tươi đẹp.

Hôm nay, khi đi học về, con đã khóc vì con đã biết gọi lên hai tiếng “Mẹ ơi”. Đã bao lần con muốn gọi hai tiếng ấy nghìn vạn lần nữa: “Mẹ, Mẹ ơi”.

Bình luận (0)
Thỏ Con Dễ Thương
17 tháng 11 2017 lúc 6:02

từ láy : sôi nổi , lặng lẽ , bừa bộn, nhắc nhở , thứ tha , non nớt , yếu ớt , bồng bột , che chở

Bình luận (0)
Trần Thùy Dung
24 tháng 12 2017 lúc 10:04

2. Nhưng phép so sánh ở bài “Công cha như núi ngất trời” là rất đặc sắc bởi “Công cha” “Nghĩa mẹ” là những ý trừu tường, được so sánh với các hình ảnh cụ thể “núi cao” “biển rộng”- là những vật mang tầm vũ trụ, là biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. NHững hình ảnh ấy được miêu tả bổ sung bằng những từ ngữ chỉ mức độ ước chừng nhưng vô cùng, vô hạn : “núi ngất trời” là núi rất cao, cao vút trời xanh, lẫn vào trong mù mịt mây trời. Biển “mênh mông” là biển rộng đến nỗi không đo đếm được. Một nét vẽ chiều đứng (cao), một nét vẽ chiều ngang (rộng), rất hài hòa cân xứng, tạo một không gian bát ngát, mênh mang, một bức tranh về vũ trụ to lớn, cao rộng không cùng. Đúng là chỉ có hình ảnh ấy mới diễn tả nổi công ơn cha mẹ. “Núi ngất trời” “biển mênh mông” không thể nào đo được cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính đếm được.
Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả (từ láy, điệp từ), kết hợp với giọng thơ lục bát ngọt ngào đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Và chính sự đặc sắc trong nghệ thuật dùng từ đã làm cho lời giáo huấn trong bài ca dao không còn khô khan mà trở nên truyền cảm, dễ đi vào lòng người.

Bình luận (0)
Heo Rypa
Xem chi tiết
Trang Seet
2 tháng 11 2016 lúc 11:55

Mở bài:
+ Người Việt nam rất coi trọng tình cảm gia đình thiêng liêng.
+ Nói về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cáI, bài ca dao “ Công cha như núi TháI Sơn…” là bài thơ hay nhất.
-Thân bài:
+ khẳng định công lao to lớn của cha mẹ qua hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa tượng trưng:
Công cha như núi TháI Sơn: Công lao sinh thành , dưỡng dục của cha sánh với núi TháI Sơn – một ngọn núi cao lớn của TrungQuốc, tượng trưng cho những kháI niệm lớn lao vĩ đại.
Nghĩa mẹ…chảy ra: Tình thương của mẹ giống như nguốn nước không bao giờ vơI cạn.
Cha mẹ có công sinh thành nuôI nấng con cáI nên người. Cha mẹ dành hết sức lực, tâm huyết và hi sinh cả cuộc đời vì các con.
Cha mẹ là gương sáng là người thày dạy dỗ con cài bước và đời. Công lao của cha mẹ chỉ sánh với những gì to lớn nhất, vĩ đại nhất.
+ Nghĩ vụ của con cáI đối với cha mẹ:
Một lòng thờ mẹ .. đạo con: đạo làm con cần phảI làm chòn bổn phận khi cha mẹ già yếu, tháI độ tôn kính, biết ơn cha mẹ
- Kết bài:
- ở lứa tuổi học sinh, chữ hiếu thể hiện qua lời nói, việc làm, qu học tập…
- Chữ hiếu là đạo đức cơ bản của người Việt Nam…

Bình luận (2)
Phan Công Bằng
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
7 tháng 10 2017 lúc 20:19

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Bình luận (0)
Chu Vân Anh
7 tháng 10 2017 lúc 20:52

Với thể thơ lục bát truyền thống, bài ca dao là lời ru của người cha, người mẹ đối với con cái. Qua đó, khuyên nhủ chúng ta rằng phải biết ghi nhớ công ơn của cha mẹ.

Với hình ảnh so sánh quen thuộc công cha-núi ngất trời, nhĩa mẹ-nước mẹ-nước ngoài biển Đông, 2 câu ca dao đầu nhằm khẳng định công cha, nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao, cao rộng.''Núi ngất trời, ''nước ngoài biển Đông'' là những hình ảnh biểu tượng cho sự cao lớn vĩnh hằng, bất diệt của tự nhiên. Những hình ảnh ấy kg đong, đo , đếm được. Chỉ có nhứng hình ảnh này mới có thể sánh với công ơn sinh thành, nuôi dưỡng con cái của mẹ , của cha. Ćch so sánh ấy vừa chính xác, vừa có sức gợi cảm, phù hợp với cách nghĩ của người phương Đông.

Sang câu thứ 3, hình ảnh núi, biển được liệt lại 1 lần nhằm nhấn mạnh công lao to lớn của cha mẹ. Qua đó, tác giả dân gian muốn nhắc nhở chúng ta rằng cần biết ghi lòng tạc dạ công lao trời bể ấy. Câu ca dao cuối của bài ca dao là 1 lời khuyên hết sức bổ ích cho mỗi chúng ta. Cha mẹ vất vả nhiều bề sinh ra mỗi chúng ta, nuôi chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Vì vậy, mỗi chúng ta cần làm tròn bổn phận kẻ làm con với cha mẹ.

Ngôn ngươ bài ca dao có âmđiệu ngọt ngào của lời rukhiến bài ca dao dễ đi vào lòng người đọc

Bình luận (0)
Chu Vân Anh
7 tháng 10 2017 lúc 20:58

Ḅn viết cách này ngắn hơn nè nhưng ch́c kg rỏ lắk đâu:

Bài cd là lời của cha mẹ nói với con cái<lời mẹ ru con>. Với cách so sánh hình ảnh núi ngất trời-công cha, nước ngoài biển Đông- nghĩa mẹ, lấy cái vĩnh hằng, vô tận uc̉a thiên nhiên để so sánh công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, kg j̀ sánh nổi. Ngệ thuật ẩn dụ''núi cao , biển rộng'' cùng thành ngữ''cù lao 9 chữ'' vừa diễn tả, vừa cụ thể hóa sự hi sinh vất vả, khó nhọc của mẹ cha đồng thời bộc lộ lòng biết ơn sâu sắc. Đồng thời nhắc nhở con cái phải biết hiếu nghĩa với cha mẹ. Với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng của thể thơ lục bát khiến lời ru thêm lôi cuốn, du dương, truềng cảm

Bình luận (0)
nhóc^.^
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
26 tháng 8 2017 lúc 17:31

Trở lại bài ca dao chúng ta cần bình luận. Không phải ngẫu nhiên mà công cha được so sánh với núi Thái Sơn. Chỉ nghe nói núi Thái Sơn, ngọn núi to lớn, sừng sững đã có từ lâu ở Trung Quốc. Đây là một hình ảnh tượng trưng mà người xưa thường lấy để ví những gì to lớn nhất và không có gì thay thế "Công cha như núi Thái Sơn". Vậy là công cha lớn lắm, cũng vô tận như nghĩa mẹ: "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Nước trong nguồn là thức nước chảy từ suối, ra sống rồi đổ ra biển cả mênh mông không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thuỷ đó trong nhất, mát nhất, tinh khiết nhất như nghĩa mẹ ngọt ngào, bất tận. Ca ngợi và đề cao công cha nghĩa mẹ như thế có đúng không? Câu ca dao ấy đã đúng, đang đúng và sẽ mãi đúng đắn. Tại sao một câu ca dao lại có khả năng xuyên suốt lịch sử như vậy? Bởi nó đã nêu lên một chân lí vĩnh hằng: Cha mẹ là người sinh ta ra, là trụ cột của gia đình. Gia đình như ngôi nhà, cha như cái nóc. Nhà không có nóc là nhà trống, nhà vô giá trị. Có lẽ chính vì vậy nên trong kho tàng tục ngữ đã có câu: "Con có cha như nhà có nóc". Cha là người đã nuôi gia đình, che chở cho con cái, là chỗ dựa cho con cái. Chỉ khi nào ta cảm hết nỗi đau của những đứa trẻ không cha như bé Xi-mông thì ta mới thấy cần cha đến mức nào. Ta cũng phải công nhận rằng mẹ là người gần ta nhất. Mẹ đã mang nặng đẻ đau. Mẹ đã nâng niu, bú mớm, dành tất cả những gì ngọt ngào cho ta .

Ai chưa tận hưởng được sự ngọt ngào của bầu vú mẹ? Ai chưa nghe những lời ru thiết tha từ đáy lòng người mẹ? Mẹ đã dành cho chúng ta tất cả: cả cuộc đời, cả tình yêu, cả nụ cười và nước mắt. Mẹ đã chăm sóc ta, che chở cho ta, lo lắng về ta. Cứ như vậy, tuổi xuân của mẹ trôi đi theo tháng năm. Tóc mẹ phai màu vì những nỗi lo chất chứa đã lớn dần lên, như những đứa con của mẹ. Thật là thiết tha và da diết, một tác giả nào đó đã viết: "Mẹ là nước chứa chan, trôi dùm con phiền muộn". Mẹ là thế, như nước trong nguồn chảy mãi, lai láng đến vô cùng.

Không có người cha người mẹ nào có thể sống mãi cùng với con cái, vì vậy cơ hội để cho ta phụng dưỡng cha mẹ cũng không phải là nhiều. Tuy thế trong xã hội vẫn có người làm khổ mẹ khổ cha vì những thói hư tật xấu của mình. Vẫn có nhiều học sinh không chịu học hành, chơi bời hoặc tệ hại hơn theo bạn bẻ xấu rủ rê vào nghiện hút. Những việc làm ấy không những không “tròn đạo hiếu” mà còn bất hiếu. Trong thời đại kinh tế thị trường có người mải làm ăn mà quên cả cha mẹ, có người chạy theo tiền, ngược đãi hay đối xử tệ bạc với cha mẹ. Những hiện tượng đó tuy không nhiều và phổ biến nhưng xã hội cần phải phê phán và lên án, bởi vì điều đó đi ngược lại với truyền thống đạo đức dân tộc ta.

Đạo hiếu là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó phải được kế thừa và phát huy. Bác Hồ đã phát triển chữ “hiếu” rộng hơn phạm vi gia đình. “Trung với nước, hiếu với dân”. Một người con có hiếu với cha mẹ còn phải là một con người có hiếu với nhân dân. Khi đất nước và nhân dân yêu cầu, người con có hiếu không những ngày đêm phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ mình mà lên đường đi chiến đấu, có khi ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại. Biết bao liệt sĩ đa hi sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Họ không còn được chăm sóc cha mẹ mình, nhưng Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn họ. Họ vẫn là những con chí hiếu vì đã làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, đất nước.

Bài ca dao đã nêu lên một quan niệm đạo đức đúng đắn. Nó có tác dụng giáo dục mọi người trong mọi thời đại. Chắc chắn bài ca dao đó sẽ còn giúp ích cho chúng ta khi xây dựng một xã hội mới ngày càng văn minh, công bằng và tốt đẹp.
Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
26 tháng 8 2017 lúc 16:44
- Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh ví von. - Công cha được so sánh với núi “ngất trời”. Nghĩa mẹ được so sánh với nước “biển Đông”. Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao. + Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không thể nào kể hết được. + Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi. Mẹ dịu dàng, bao dung được so sánh với biển. Cách so sánh đầy thú vị phù hợp với tính cách của mỗi người. - Biện pháp đối xứng: làm khắc sâu thêm ấn tượng công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối xứng với biển. - Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng. - Thể thơ lục bát mền mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng:
Bình luận (0)
Đạt Trần
26 tháng 8 2017 lúc 17:04

Trong đời sống tình cảm của con người, tình yêu cha mẹ, vợ con bao giờ cũng chiếm một vị trí quan trọng. Cha mẹ là người sinh thành nuôi dưỡng, là người có kinh nghiệm sống mà con cái luôn kính yêu. Bởi vậy, đã có rất nhiều bài thơ, bài ca dao viết về chủ đề này. Bài ca dao sau đây chính là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng của con cái đối với công lao trời biển của cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !

Bài ca dao thật sâu sắc, chân thật. Nhân dân ta đã diễn tình cảm của con cái đối với cha mẹ một cách tài tình. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng của Trung Quốc, ví với công cha, phải chăng người xưa muốn nói lên một cách cụ thể công lao của cha thật to lớn, vĩ đại, trong viếc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh so sánh ơn nghĩa của mẹ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông cũng rất đúng, rất hay. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa hiểu quy luật tự nhiên nên đã có sự so sánh rất tinh tế này.

Công ơn của cha mẹ đối với con cái như núi cao, biển rộng. Một hình ảnh vẽ chiều đứng hài hoà hình ảnh, vẽ chiều ngang dựng lên một không gian bát ngát mênh mông rất gợi cảm. Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả hết công sinh thành và nuôi dưỡng con cái đối với cha mẹ. Qua nghệ thuật so sánh, qua cách sử dụng từ ngữ đặc tả... ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là những lời giáo huấn, không phải là những đòi hỏi về công lao của cha mẹ đối với con cái mà đây là tiếng hát ru ngọt ngào, là lời tâm tình truyền cảm lay động con tim của mỗi người.

Bài ca dao mộc mạc, chân tình, nhưng qua bài ca dao này, em tự thấy mình phải có gắng hơn nữa, em quyết tâm sẽ học thật giỏi, làm thật nhiều việc tốt để trong gia đình em luôn có nụ cười rạng ngời của cha mẹ. Bở em biết rằng: Con cái ngoan mang lại hạnh phúc cho cha mẹ, con cái hư sẽ là kẻ đào mồ chôn cha mẹ.

Bình luận (0)