Đề bài : Kể lại một truyền thuyết về thời Hùng Vương mà em yêu thích

phan thi thanh thuy
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
23 tháng 1 2017 lúc 22:07

Ta là Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, dòng dõi ta thuộc nòi rồng. Chính vì vậy mà ta sống ở dưới nước, thỉnh thoảng ta lên cạn để giúp dân lành diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và các loài yêu quái. Ta còn dạy cho dân chúng cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi ta xuất hiện trên cạn thì tất cả dân chúng đều rất kính trọng và khâm phục tài năng của ta.

Có lần, ta đã hoá phép giết chết năm loài quỷ quái, chuyên đi giết hại dân lành. Sau khi bọn quỷ quái bị ta giết, người dân ở vùng này vô cùng sung sướng, họ đã đem rất nhiều lễ vật quý báu đến dâng cho ta nhưng ta không hề nhận một thứ gì. Chính vì thế họ càng kính phục tin tưởng vào tài năng và tấm lòng nhân đức của ta. Mỗi khi làm xong việc ta lại trở về Thủy Cung và báo cáo với cha ta. Trước khi trở về Thuỷ Cung ta còn dặn lại dân chúng khi nào gặp tai ương, hoạn nạn thì xuống biển gọi ta lên giúp.

Một lần, ta đang cùng cha vui chơi dưới Thuỷ Cung, bỗng có tiếng kêu cứu của dân chúng. Ta vội vàng từ biệt cha lên đường. Khi ta xuất hiện, ta đã phải chứng kiến một cảnh thảm thương ở vùng núi phương Bắc. Đó là nạn Hồ Tinh, Mộc Tinh quấy nhiễu dân lành. Chúng ăn thịt biết bao người dân vô,tội nơi đây khiến xương trắng phơi đầy sau một quả núi to. Ta vô cùng căm phẫn đã truy tìm tới tận hang ổ của bọn Hồ Tinh và Mộc Tinh.

Ròng rã một tháng trời, ta mới quét sạch được lũ yêu ma này. Sau khi giết hết lũ Hồ Tinh và Mộc Tinh, cuộc sống của người dân ở vùng này lại trở lại bình yên. Để đền đáp công ơn của ta, họ đã mở hội ăn mừng to lắm: Bao nhiêu lễ vật họ đã dâng biếu cho ta cùng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng hò reo chào mừng chiến thắng náo động cả một vùng. Đã lâu nay ta mới cảm nhận được cuộc sống ở trên cạn có nhiều điều kì thú mà ở dưới Thuỷ Cung không có được. Cảnh núi non hùng vĩ với hoa lá chim muông thật đẹp và thơ mộng. Ta quyết định ở vùng này một thời gian để vãn cảnh. Thế rồi, vào một ngày đẹp trời, ta đang mải mê ngắm nhìn dòng sông chảy lững lờ quanh một sườn núi cỏ cây xanh biếc thì thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp cùng các hầu nữ cũng đang hái hoa đuổi bướm dưới núi. Có lẽ vì mải mê với những bông hoa ven sườn núi mả nàng đã bị ngã. Không ngần ngại gì, ta vội chạy tới đỡ nàng lên. Sau một lúc trò chuyện ta đã biết được đó là nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng tăm của nàng ta đã được nghe đã lâu mà nay mới thấy. Ta đã đem lòng yêu thương nàng và nàng cũng yêu ta. Ta và nàng đã trở thành vợ chồng cùng chung sông ở cung điện Long Trang.

ít lâu sau, nàng có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con chẳng cần bú mớm mà tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Thế rồi một hôm, ở dưới Thuỷ Cung có việc lớn, cha ta gọi về. Ta đành phải từ biệt nàng và đàn con về Thuỷ Cung, ở dưới đó cha ta đã già yếu nên rất cần ta ở lại giúp việc, nên ta chưa thể về ngay với nàng cùng các con.

Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi ta lên mà than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà di, không cùng thiếp nuôi các con?

Ta nói:

-Ta vốn nồi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở dưới nước kẻ ở cạn tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp dỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Nàng đã nghe lời ta, rồi ta chia tay nàng cùng năm mươi con xuống vùng biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy tên hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Mốì tình của ta và nàng Âu Cơ đã trở thành một sự tích đẹp lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi nhắc đến nguồn gốc của mình người Việt Nam thường tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Hân
2 tháng 2 2017 lúc 9:54

Bài làm

Ta là Lạc Long Quân con trai thần Long Nữ, dòng dõi ta thuộc nòi rồng. Chính vì vậy mà ta sống ở dưới nước, thỉnh thoảng ta lên cạn để giúp dân lành diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và các loài yêu quái. Ta còn dạy cho dân chúng cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Khi ta xuất hiện trên cạn thì tất cả dân chúng đều rất kính trọng và khâm phục tài năng của ta.

Có lần, ta đã hoá phép giết chết năm loài quỷ quái, chuyên đi giết hại dân lành. Sau khi bọn quỷ quái bị ta giết, người dân ở vùng này vô cùng sung sướng, họ đã đem rất nhiều lễ vật quý báu đến dâng cho ta nhưng ta không hề nhận một thứ gì. Chính vì thế họ càng kính phục tin tưởng vào tài năng và tấm lòng nhân đức của ta. Mỗi khi làm xong việc ta lại trở về Thủy Cung và báo cáo với cha ta. Trước khi trở về Thuỷ Cung ta còn dặn lại dân chúng khi nào gặp tai ương, hoạn nạn thì xuống biển gọi ta lên giúp.

Một lần, ta đang cùng cha vui chơi dưới Thuỷ Cung, bỗng có tiếng kêu cứu của dân chúng. Ta vội vàng từ biệt cha lên đường. Khi ta xuất hiện, ta đã phải chứng kiến một cảnh thảm thương ở vùng núi phương Bắc. Đó là nạn Hồ Tinh, Mộc Tinh quấy nhiễu dân lành. Chúng ăn thịt biết bao người dân vô,tội nơi đây khiến xương trắng phơi đầy sau một quả núi to. Ta vô cùng căm phẫn đã truy tìm tới tận hang ổ của bọn Hồ Tinh và Mộc Tinh.

Ròng rã một tháng trời, ta mới quét sạch được lũ yêu ma này. Sau khi giết hết lũ Hồ Tinh và Mộc Tinh, cuộc sống của người dân ở vùng này lại trở lại bình yên. Để đền đáp công ơn của ta, họ đã mở hội ăn mừng to lắm: Bao nhiêu lễ vật họ đã dâng biếu cho ta cùng tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng hò reo chào mừng chiến thắng náo động cả một vùng. Đã lâu nay ta mới cảm nhận được cuộc sống ở trên cạn có nhiều điều kì thú mà ở dưới Thuỷ Cung không có được. Cảnh núi non hùng vĩ với hoa lá chim muông thật đẹp và thơ mộng. Ta quyết định ở vùng này một thời gian để vãn cảnh. Thế rồi, vào một ngày đẹp trời, ta đang mải mê ngắm nhìn dòng sông chảy lững lờ quanh một sườn núi cỏ cây xanh biếc thì thấy xuất hiện một thiếu nữ xinh đẹp cùng các hầu nữ cũng đang hái hoa đuổi bướm dưới núi. Có lẽ vì mải mê với những bông hoa ven sườn núi mả nàng đã bị ngã. Không ngần ngại gì, ta vội chạy tới đỡ nàng lên. Sau một lúc trò chuyện ta đã biết được đó là nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Tiếng tăm của nàng ta đã được nghe đã lâu mà nay mới thấy. Ta đã đem lòng yêu thương nàng và nàng cũng yêu ta. Ta và nàng đã trở thành vợ chồng cùng chung sông ở cung điện Long Trang.

ít lâu sau, nàng có mang. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con chẳng cần bú mớm mà tự lớn như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Thế rồi một hôm, ở dưới Thuỷ Cung có việc lớn, cha ta gọi về. Ta đành phải từ biệt nàng và đàn con về Thuỷ Cung, ở dưới đó cha ta đã già yếu nên rất cần ta ở lại giúp việc, nên ta chưa thể về ngay với nàng cùng các con.

Âu Cơ ở lại một mình nuôi con, tháng ngày chờ mong buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi ta lên mà than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà di, không cùng thiếp nuôi các con?

Ta nói:

-Ta vốn nồi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở dưới nước kẻ ở cạn tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp dỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn.

Nàng đã nghe lời ta, rồi ta chia tay nàng cùng năm mươi con xuống vùng biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang.

Triều đình có tướng văn, tướng võ; con trai gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương; khi cha chết thì ngôi được truyền cho con trưởng, mười mấy đời truyền ngôi vua đều lấy tên hiệu là Hùng Vương, không hề thay đổi.

Mốì tình của ta và nàng Âu Cơ đã trở thành một sự tích đẹp lưu truyền trong dân gian. Mỗi khi nhắc đến nguồn gốc của mình người Việt Nam thường tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.



Bình luận (0)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
23 tháng 1 2017 lúc 22:10

Ngày ấy, đất nước ta còn hoang sơ lắm. Chưa có con người đông đúc như bây giờ, chỉ có các vị thần tiên cai quản đất đai, trông coi mọi việc. Bà Nữ Oa lo việc chống trời, Thần Nông trồng lúa, Thần Núi vun đất thành núi đồi, thần Sông lo việc tưới tiêu... Bởi thế nên dân gian mới có câu hát:
Ông tát bể
Ông kể sao
Ông đào sông
Ông xây rú (núi)...
Các vị thần trên trời và các vị thần dưới nước cũng không xa cách như bây giờ mà thường xuyên qua lại, thăm hỏi lẫn nhau.

Lúc bấy giờ ta cũng còn rất trẻ, chỉ vừa mười tám đôi mươi. Lòng khao khát khám phá thế giới, ta thường xin phép Đức Long Vương (cha ta) lên trần gian ngao du sơn thuỷ. Cảnh đẹp cùng bao hoa thơm trái ngọt chốn trần gian làm ta say mê, nhiều khi quên cả đường về. Cha ta nhiều lần phải cho người lên tìm. Không ít lần Người đã trách mắng nhưng ta khó lòng xa cách hẳn được chốn trần gian đẹp như vậy.
Một lần ta vui chân đi quá lên thượng nguồn, bỗng bắt gặp một người con gái đẹp tuyệt trần đang đi dạo giữa bầy tiên nữ. Hỏi ra mới biết nàng tên là Âu Cơ, con gái út của vị Thần Nông trên trời chuyên lo việc trồng cấy. Nàng cũng như ta, vô cùng thích thú trước cảnh đẹp chốn trầngian. Mến cảnh mến người, ta và nàng cùng nhau thề nguyền chung thuỷ, lấy sợi chỉ đỏ buộc hai cổ tay để làm lễ xe tơ kết tóc.
Chẳng bao lâu sau, Âu Cơ có mang. Đủ ngày đủ tháng nàng sinh ra một cái bọc, trong có một trăm trứng, sau đó một trăm trứng lại nở ra một trăm người con dung mạo đẹp đẽ, tính nết vừa mạnh mẽ vừa hiền hoà. Chúng ta vô cùng mừng rỡ. Mải vui hạnh phúc, ta quên mất mình còn một vương quốc dưới thuỷ cung. Đã lâu ta không về dưới ấy, chắc cha ta mong ta lắm. Ta đang định về ít ngày rồi quay lên thì có sứ giả lên báo gấp: cha ta đang ốm nặng, có lẽ không qua khỏi, ta phải về
ngay để gánh lấy trọng trách lớn lao. Biết giờ phút chia tay đã điểm, ta bèn gọi các con lại, sau đó nói với Âu Cơ rằng:
 Âu Cơ nàng hỡi! Ta và nàng gắn bó bấy nay, thời gian tuy chưa nhiều nhưng nghĩa tình thì nước ở dòng sông này dẫu có chảy đến một nghìn năm cũng không sánh nổi. Nay ta vì đại sự mà phải trở về. Hơn nữa, talà giống Rồng, nàng là giống Tiên, sống với nhau suốt đời kể cũng không thể được. Vậy ta sẽ đem năm mươi con xuống miền biển xa, để lại cho nàng năm mươi đứa. Nàng hãy cùng các con cai quản rừng núi. Nếu có chuyện gì thì báo cho nhau biết, anh em trong nhà phải
hỗ trợ nhau. Nói rồi ta đem năm mươi người con xuống vùng đồng bằng ven biển. Sau khi dạy các con cách đắp đê ngăn mặn, trồng cấy, đánh cá..., ta về cai quản thế giới dưới Long cung. Dù xa cách nhưng ta vẫn biết, sau khi ta ra đi, Âu Cơ đã cử con trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, lại đặt tên nước là Văn Lang. Nàng chia những người con còn lại đi trấn giữ các nơi, lập thành các tộc
người như Tày, Nùng, Thái, Mèo, Lô Lô...
Thế đấy các cháu ạ. Dòng dõi người Việt là dòng dõi Rồng Tiên, các cháu đừng bao giờ quên nguồn gốc tổ tiên cao quý của mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Thúy
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 9 2016 lúc 17:20

Ngay sau đó, Thủy Tinh rước kiệu đến. Biết được vua Hùng đã nhận lễ vật của Sơn Tinh, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, hô mưa gọi gió, kéo sấm chớp về kinh thành làm rung chuyển cả đất trời và đuổi theo Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương. Bầu trời bỗng bị mây đen phủ kín. Nước từ đâu đổ về cuồn cuộn như những con rồng lớn đang lao thẳng vào bờ, cuốn phăng các ngôi nhà. Dân chúng hoảng loạn, chạy vội lên núi. Thấy động, Sơn Tinh hiểu ngay được chuyện gì đang xảy ra và tức thì chống trả. Đất trời lại rung lên lần nữa. Lần này không phải là nước mà là núi. Núi đang nhô dần lên khỏi

mặt nước. Sơn Tinh đã dùng phép lạ đánh thức các ngọn núi. Các ngọn núi choàng tỉnh, vươn vai và bỗng cao dần lên. Nước dâng đến đâu thì núi cao lên đến đó, rồi mưa, sấm sét kéo đến. Nhưng núi không chịu thua. Cả hai bên trổ hết tài năng trong cuộc chiến này. Không ai chịu kém ai. Nước tràn về đồng bằng thì ở đó lập tức xuất hiện đê đập, lũy đất ngăn dòng nước bạo tàn. Sơn Tinh không chỉ dùng phép lạ mà còn dùng chính sức mình dời non lấp bể làm ai ai cũng thán phục. Thành Phong Châu, nhả cửa, ruộng vườn chìm ngập trong biển nước. Đã mấy tuần dân phải sống trong cảnh lụt lội vậy mà trận chiến vẫn chưa kết thúc. Nhưng đến tuần trăng thứ hai thì sức Thủy Tinh đã kiệt, tuy vẫn chưa cướp được vợ. Sức Sơn Tinh vẫn vững vàng nên Thủy thần đành phải bất mãn thu quân về. Bầu trời trở lại trong xanh, nước dần dần rút đi. Sơn Tinh giúp bà con dựng lại nhả cửa và chung sống hạnh phúc với Mị Nương.

Tuy vậy, thần Biển vẫn ôm mối hận cũ, hàng năm cứ vào khoảng tháng sáu, tháng bảy âm lịch là lại kéo quân về, gây chiến với thần Núi. Và lịch sử luôn lặp lại, thần Núi đại thắng còn thần Biển luôn gục thua.

Bình luận (0)
erza scalet
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
6 tháng 4 2017 lúc 11:13

GỢI Ý

Dàn bài
1- Mở bài:
Giới thiệu giờ ra chơi: Thời gian, địa điểm ...
2- Thân bài:
a- Tả bao quát:
- Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi ( ồn ào, náo nhiệt hẳn lên ).
- Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh ( các trò chơi được bày ra thật nhanh ... )
b- Tả chi tiết :
- Hoạt động vui chơi của từng nhóm ( trai: đá cầu, rượt bắt, .... nữ: nhảy dây, chuyền banh .... )
- Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tính khó vừa học.
- Âm thanh ( hỗn độn, đầy tiếng cười đùa, la hét, cãi vả .... )
- Không khí ( nhộn nhịp, sôi nổi ... )
c- Cảnh sân trường sau giờ chơi:
Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân trường nhặt mấy mẩu bánh vụn.
3- Kết luận:
Nêu ích lợi của giờ chơi:
- Giải tỏa nỗi mệt nhọc.
- Thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.

Bình luận (1)
Minh Quân Đỗ
4 tháng 4 2017 lúc 19:40

Đối với mỗi học sinh, giờ ra chơi như một người bạn giúp chúng ta thư giãn sau những tiết học căng thẳng.

Loading...

Tiếng trống giờ ra chơi đã vang lên bên tai mỗi học sinh. Từ các lớp, học sinh ùa ra như những chú chim non, tò mò muốn bước ra ngoài không gian. Nắng đuổi bắt chùm lộc non xanh mơn mởn, rồi đứng lại bên những cành phượng vĩ đỏ rực đang khoe sắc.

Dưới gốc cây phượng già, các bạn gái rủ nhau chơi nhảy dây. Những đôi chân xinh xắn ấy, cùng bạn nhảy dây từng bước uyển chuyển. Bạn nào bạn nấy cũng cố gắng nhảy thật nhịp nhàng, để đáp lại sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn xung quanh. Gần đó là trò chơi đá cầu cũng lí thú không kém. Quả cầu nhiều màu sắc như bảy màu tinh tú của cầu vồng. Nó được đôi chân khoẻ khoắn, nhanh nhẹn của các bạn nam làm cho có sức sống. Chẳng có thể nhìn thấy quả cầu xinh xinh đâu nữa, mà chỉ thấy đôi chân nhanh nhẹn thoắt lên, thoắt xuống của các bạn. mấy bạn đứng xem, người thì chăm chú nhìn quả cầu tung lên hạ xuống, người thì trổ tài dự đoán xem bàn chân nào khéo nhất.

Cuối cùng, bạn Tuấn lớp tôi cũng giành chiến thắng bởi những cú đá hiểm hóc. Có bạn muốn tìm cho mình một sự thư giãn nhẹ nhàng, lại đến bên gốc bàng xanh mướt kia ngồi đọc những sách. Vẻ chăm chú ấy làm cho ai cũng tin rằng đó là những cô gái, chàng trai sẽ là những tinh hoa cho xã hội, làm nên một cuộc sống tươi đẹp cho chính mình và cả đất nước.

Ngược lại, các bạn trai hiếu động lại tìm thấy niềm vui riêng trong trò chơi đuổi bắt. Mồ hôi nhễ nhại toát ra như tắm, nhưng dường như nó chẳng là gì đối với các bạn, bởi lẽ ai cũng thấy lòng rộn lên niềm vui của trẻ thơ. Chị gió tốt bụng dùng chiếc quạt của mình xua tan cái nắng nóng cho cả sân trường. Những bạn gái nhút nhát, dịu dàng lại luôn quây quần lại luôn quây quần bên gốc cây xà cừ tâm sự. Sân trường vui thật đấy! Làm cho các chú chim sâu cũng phải ngó xuống nhìn. Trên không trung, ông mặt trời cháy bỏng, ngó xuống nhìn nở nụ cười thiên thần. Bỗng ba hồi trống vang lên, các bạn học sinh lần lượt vào lớp, ai cũng tươi tắn như những đoá hoa ban mai. Bởi các bạn sắp bước vào những tiết học sôi nổi hào hứng.

Giờ ra chơi ở trường em là vậy đó, nó mang lại cho chúng em biết bao kỉ niệm thân thương, dưới mái trường mến yêu.

Bình luận (5)
Ngọc Quỳnh
4 tháng 4 2017 lúc 21:54

Cô giáo vừa chấm dứt câu nói cuối cùng của tiết dạy thì vừa vặn tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên rộn rã. Chúng em vui vẻ cất sách vở vào ngăn bàn, đứng dậy chào cô rồi reo mừng chạy ùa ra ngoài hàng hiên.

Sân trường vắng vẻ và rộng rãi đột nhiên trở nên chật chội và nhộn nhịp hẳn lên, ồn ào, náo nhiệt. Ánh nắng dìu dịu của buổi sáng chan hòa khắp một khoảng sân. Một tốp bạn trai nhanh chân chiếm giữ bóng mát dưới tán lá rộng rợp của cây phượng vĩ. Các bạn đang chơi đá cầu chuyền. Quả cầu được làm bằng mấy miếng nhựa màu hồng và túm lông vịt trắng toát cứ bay qua bay lại thoăn thoắt từ bên này sang bên kia. Bạn mặc áo thun xanh đá thật điêu luyện. Khi nghiêng người quạt bằng chân trái, khi ngã người về phía trướcvà đưa chân phải ra đá móc quả cầu. Mấy bạn ngồi trên bệ xi măng chắn gốc cây reo hò ầm ĩ. Có hai bạn đang tâng cầu một mình để luyện chân. Một tốp bạn gái tụ tập dưới bóng mát của cây bàng chơi nhảy dây. Sợi dây dài và to được tết công phu bằng các dây thung quay vun vút, mỗi lần đập xuống nền xi măng lại bật lên kêu đen đét. Hai bạn đang nhảy mặt hớn hở, mái tóc tung bay, gò má ửng hồng, đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mấy bạn khác đứng ngoài, chân nhâp nhấp chuẩn bị vào cuộc. Dưới tán bàng phía bên kia, mấy bạn túm tụm chơi thảy đá. Các bạn chăm chú theo dõi đôi tay khéo léo của bạn đang tung hứng mấy viên đá xanh nho nhỏ. Nhiều bạn nữ chia thành từng tốp đi dạo trong sân, vẻ nhàn tản. Tiếng trò chuyện rù rì nghe không rõ và thỉnh thoảng lại cười rộ lên, thú vị về một điều gì đó. Mấy bạn nam chơi trò đuổi bắt, lượn hết chỗ này qua chỗ khác, vừa thở vừa cười vừa hò hét. Nhiều bạn đứng ngay trong hàng hiên lớp mình, người học bài, người tranh luận về một bài tập khó nào đó, người lơ đãng nhìn ra sân... Phía căng tin, nhiều bạn đang xum xít mua bánh mì, xôi, ổi... Đó đây, mấy cô giáo đang đi lại, người bận rộn vì công việc nào đó, người thanh thản nhìn học sinh lớp mình đang chơi đùa.
Bỗng một hồi trống vang lên, cũng rộn rã như lúc nãy. Các trò chơi nhanh chóng được dừng lại. Mấy bạn lớp dưới tíu tít gọi nhau về lớp. Rồi mọi người trật tự vào lớp, trả lại sân trường sự yên ắng, tĩnh lặng. Mấy chú chim sẽ nãy giờ luồn tít vào các tán lá bàng hoặc phượng vĩ nay lại nhẹ nhàng nhảy nhót trên sân.

Hai mươi phút ra chơi thật ngắn ngủi nhưng đủ cho các bạn nghỉ ngơi, thư dãn đầu óc, vận động tay chân. Mọi người đều thấy thoải mái khi bước vào học tiếp hai tiết cuối.

Văn mẫu lớp 6

Bình luận (0)
Leona
Xem chi tiết
Linh Phương
24 tháng 10 2016 lúc 6:38

Đồng phục học sinh ngày nay đa số đều được thiết kế với kiểu dáng năng động,hiện đại, cũng rất dễ thương nên nhận được sự yêu thích của nhiều học sinh. Thậm chí, có những trường có đồng phục đẹp đến mức trở thành động lực để nhiều bạn thi vào trường đó.
Bên cạnh đó, đồng phục học sinh còn là cách tạo nên sự bình đẳng trong môi trường học đường. Khi tất cả mọi học sinh đều mặc một mẫu trang phục giống nhau đến trường sẽ giúp học sinh dễ dàng hòa nhập trong môi trường học đường hơn. Tránh được tình trạng phân biệt giàu nghèo trong môi trường học đường khiến các em có hoàn cảnh khó khăn trở nên tự ti, e dè trước các bạn học có điều kiện khá giả.

Ngoài ra, đồng phục học sinh của mỗi trường còn là cách để trường thể hiện phong cách riêng. Với một số trường có điều kiện tùy theo từng mùa sẽ có nhựng mẫu đồng phục khác nhau nhằm giúp học sinh bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bên cạnh đó, với nhiều trường việc quy định mặc đồng phục khi đi học sẽ giúp các em có một vẻ ngoài lịch sự, đồng bộ và đúng với tác phong mà một học sinh cần có. Đồng thời, đây cũng là cách để tránh việc các em học sinh ăn mặc lòe loẹt, sặc sỡ, không phù hợp với môi trường học đường. Không chỉ thế, những bộ đồng phục học sinh còn là một công cụ giúp nhà trường quản lý học sinh tốt hơn.

Bài này mk từng làm rùi, chỗ nào sai sót mong bn bỏ qua nha!

Bình luận (3)
nguyen phuong thảo 6a
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
22 tháng 1 2017 lúc 10:13

Phép tu từ có trong đoạn thơ: So sánh
+ Những ngôi sao thức - mẹ thức: Những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con.
+ Mẹ - ngọn gió: Mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con.
Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ.

Bình luận (0)
nguyễn lê yến linh
22 tháng 1 2017 lúc 9:18

so sánh

=> thể hiện tấm lòng yêu thương ,hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con à lòng biết ơn sâu sắc của con đối với mẹ

Bình luận (0)
KIDO ( Nhok Qủy ♥♥♥♥♥♥)
22 tháng 1 2017 lúc 9:24

Biện pháp tu từ : So sánh

Tác dụng : Thể hiện lòng yêu thương vô bờ và sự hi sinh thầm lặng của những ng` mẹ đối vs con mk . Qua đó cx nhắc nhở nh~ ng` con pải bt yêu thương mẹ của mk !

Bình luận (0)
thu nguyen
Xem chi tiết
Ha Hoang Vu Nhat
17 tháng 2 2017 lúc 13:29

Câu "Mọi người yêu mến em" có chủ ngữ là "mọi người" là chủ thể (chủ động) hướng sự "yêu mến" về phía "em".

Câu "Em được mọi người yêu mến" có chủ ngữ là "em" là đối tượng (bị động) được "mọi người" hướng sự "yêu mến" tới.

VD: - Câu chủ động: Con chó cắn em.

- Câu bị động: Em bị con chó cắn.

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
15 tháng 2 2017 lúc 21:02

- Câu (a), chủ ngữ là “mọi người”- là chủ thể thực hiện một hành động “yêu mến” hướng vào “ em”.

- Câu (b), chủ ngữ là “em”- là đối tượng được hành động “yêu mến” của “mọi người” hướng vào.

Bình luận (0)
Nguyễn Yến Linh
9 tháng 2 2018 lúc 22:22

a. Chủ ngữ là Mọi người là chủ thể của hành động yêu mến.

b. Chủ ngữ là Em là đối tượng của hành động yêu mến.

Câu (1) là câu chủ động, câu (2) là câu bị động.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!thanghoa

Bình luận (0)
phan thi thanh thuy
Xem chi tiết
FAIRY TAIL
26 tháng 1 2017 lúc 21:47

Yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã được tác giả Nguyễn Dữ thể hiện thật nhiều ở phần kết với những yếu tố trong truyện cổ tích. Đó là chi tiết Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương nằm mộng thả rùa và khi Phan Lang chạy nạn bị chết đuối đã được thần rùa Linh Phi cho uống thuốc tiên sống lại, cho trở về trần gian. Đó là chi tiết Vũ Nương được Trương Sinh lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang và trở về trên chiếc kiệu hoa lấp lánh giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện. Đây cũng là những chi tiết làm hoàn thiện nét đẹp tâm hồn của Vũ Nương: vẫn luôn khát khao được phục hồi danh dự, vẫn mong muốn được chàm lo cho chồng con, nhà cửa. Và đồng thời đây cũng là một kết thúc có hậu, thể hiện được ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời người tốt dù có bị nghi oan rồi cũng được đền trả xứng đáng và cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác.
Chúc bn hok tốt!

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
27 tháng 1 2017 lúc 10:42

Truyện Rùa vàng là một truyền thuyết vì sự kiện và nhân vật lịch sử triều đại An Dương Vương được kể lại trong một thế giới nghệ thuật thấm đẫm màu sắc huyền ảo: sứ Thanh Giang - một con rùa vàng nói sõi tiếng người, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần. Nguyên nhân xây thành không được và cách thức diệt trừ ma quỷ được sứ Thanh Giang cho An Dương Vương biết: Cái tinh khí ở núi này là con vua đời trước, muốn báo thù cho nước. Lại có con gà trắng sống ngàn năm, hó thành ẩn ở núi Thất Diệu sơn. Trong núi có ma, đó là hồn người nhạc công triều đại trước chôn ở đây. Ở bên cạnh, có một quán trọ cho khách vãng lai, chủ quán tên là Ngộ Không, có một người con gái và một con gà vốn là dư khí của quỷ tinh, phàm có khách qua đường nghỉ đêm ở quán thì quỷ tinh lại biến hoá muôn hình vạn trạng để làm hại. Người chết vì thế rất nhiều. Nay con gà trống trắng lại lấy con gái chủ quán, nếu giết được con gà trống thì trấn áp được quỷ tinh, quỷ tinh sẽ thu âm khí thành yêu, hoá ra con chim cú ngậm lá thư bay lên trên cây chiên đàn tâu cùng Thượng đế xin phá thành. Thần sẽ xin cắn rớt lá thư, nhà vua tức tốc lặt lấy, thành sẽ xây được. Hình ảnh nỏ thần: vua sai Cao Lỗ làm nỏ, lấy vuốt rùa vàng làm lẫy, gọi là Linh quang Kim Quy thần cơ. Về sau Triệu vương là Đà cử binh Nam xâm, cùng vua giao chiến. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn. Cái chết của An Dương Vương: Vua cầm sừng tê bảy tấc, rùa vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống bể. Hình ảnh hạt châu: Mị Châu chết ở bờ bể, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu [8,376 - 379].

Bình luận (0)
Sáng
27 tháng 1 2017 lúc 9:06

Thể loại truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Các chi tiết này có vai trò rất quan trọng đối với thể loại truyền thuyết. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyền thuyết Con rồng cháu tiên.

Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.

Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Bình luận (0)
phan thi thanh thuy
Xem chi tiết
Phương Trâm
23 tháng 1 2017 lúc 21:31


Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

Bình luận (2)
Bình Trần Thị
23 tháng 1 2017 lúc 23:32

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.
Bình luận (1)
Phương Trâm
24 tháng 1 2017 lúc 19:37

Chủ đề đánh giặc cứu nước, giành thắng lợi là chủ đề lớn, xuyên suốt trong dòng văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian Việt Nam nói riêng. Trong đó, truyền thuyết Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện chủ đề này thật tiêu biểu và độc đáo. Truyện kể về ý thức và sức mạnh đánh giặc có từ rất sớm của dân tộc ta. Hình tượng Thánh Gióng hiện lên với nhiều chi tiết nghệ thuật hay và để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Không những thế, truyện Thánh Gióng còn chứa đựng những chi tiết thật hoang đường, kỳ ảo. Ban đầu là mẹ của Thánh Gióng đi ra đồng, ướm thử chân mình vào một dấu chân rất to lớn, rồi sau đó về nhà bà mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé. Có ai lại mang thai tới mười hai tháng bao giờ? Điều này cũng chính là dấu hiệu báo cho ta có thể biết trước sự lạ lùng về chú bé. Quả đúng như vậy, chú bé được sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng lạ thay, lên ba tuổi mà vẫn không biết đi, đứng, nói, cười; đạt đâu thì nằm đó. Thật khác hẳn với những em bé bình thường. Chú bé này thật khác lạ khiến mọi người ai cũng cảm động và lo lắng cho chú. Nhưng khi có giặc Ân kéo đến xâm phạm bờ cõi Văn Lang, chú bé liền cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. Chú bé đã bật ra tiếng nói kịp thời, tiếng nói cất lên khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Tiếng rao của sứ giả ờ đây chính là lời hiệu triệu của Vua Hùng, là tiếng gọi của non sông đất nước khi Tổ Quốc lâm nguy. Chi tiết này làm em thật cảm động. Chú là người yêu quê hương đất nước tha thiết. Lòng yêu quê hương đất nước tha thiết đã giúp chú bé mới ba tuổi không nói, không cười lớn nhanh như thổi, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt với ý chí quật cường có thể dời non, lấp biển. Thánh Gióng là một biểu tượng của muôn người gộp sức, cùng nhau chống giặc ngoại xâm.
Chú bé Gióng đã có mặt kịp thời khi đất nước lâm nguy đã dẹp tan quân giặc. Ngựa phun ra lửa, roi sắt thần kì quật tan quân thù. Khi roi gãy thì nhổ tre đánh giặc. Thật sung sướng và tự hào biết bao khi Tổ Quốc ta có được một vị anh hùng như Thánh Gióng. Ta càng tự hào hơn khi Thánh Gióng đánh giặc xong không hề đợi vua ban thưởng mà một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Đây là một chi tiết hoang đường, kì ảo nhưng lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Sự ra đi kì lạ của Thánh Gióng rất phù hợp với ý nguyện nhân dân, nên nó có một sức sống trường tồn trong lòng nhân dân như một nét đẹp rực rỡ, trong sáng nhất của người anh hùng chống giặc. “Cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” - thật là kì ảo, nhưng thật nhẹ nhàng, ung dung. Người con yêu nước ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giặc cứu nước của mình, và đã ra đi một cách vô tư, thanh thản, không hề màng tới công danh địa vị cho riêng mình. Áo giáp sắt nhân dân làm cho để đánh giặc, khi đánh tan giặc rồi, trả lại cho dân để bay về trời. Điều đó cho em thấy ở hình tượng Thánh Gióng- trong con người của chàng chỉ có yêu nước và cứu nước - tất cả đều cao đẹp, trong sáng như gương, không một chút gợn nào. Phải chăng đó cũng chính là gương mặt của nhân dân ta được kết tinh trong người Thánh Gióng, ý chí phục vụ thật là vô tư , lớn lao và gương mẫu. Công lao to lớn ấy đã được nhà vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân muôn đời ghi nhớ. Thánh Gióng đánh giặc đâu phải là đơn phương độc mã. Thử hỏi rằng nếu không có cơm gạo... của dân làng, của nhà vua thì Thánh Gióng làm được những gì? Công lao của Thánh Gióng cũng có một phần của nhân dân lao động góp sức tạo lên. Thánh Gióng chính là sự tượng trưng cho sự lớn mạnh của đất nước ta, dân tộc ta.
Khép trang sách lại mà hình tượng Thánh Gióng vẫn đọng mãi trong tâm trí em - một hình tượng nghệ thuật dân gian tuyệt đẹp, tràn đầy tư tưởng yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết thắng. Quả là không có hình tượng nào sánh kịp.

Bình luận (1)
nguyen dinh dai
Xem chi tiết
Nguyễn Đinh Huyền Mai
17 tháng 1 2017 lúc 13:59

Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sông qua ngày.

Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:

- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!

Chim lạ liền nói:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.

Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.

Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.

Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Hân
2 tháng 2 2017 lúc 10:02

Tôi tên là Tấm. Mẹ mất sớm, cha tôi ở vậy được hơn một năm thì lấy vợ kế. Dì ghẻ sinh đứa con gái, đặt tên là Cám. Khỉ tôi vừa tròn mười lăm tuổi thì cha tôi qua đời.

Vốn rất ghét tôi nên mọi việc lớn nhỏ trong nhà, dì ghẻ đổ cả lên đầu tôi. Chăn trâu, cấy lúa, xay thóc, giã gạo… vừa xong việc này dì bắt làm ngay việc khác; trong khi đó, Cám được rong chơi. Cậy thế mẹ, Cám thường mắng mỏ buộc tôi phải hầu hạ nó. Thui thủi một thân một mình, tôi buồn khổ lắm, nhưng chỉ biết khóc thầm.

Một hôm, dì ghẻ bảo: “Sáng nay hai đứa ra đổng mò tép, Đứa nào bắt được đầy giỏ, ta sẽ thưởng cho cái yếm đào!". Nghe lời dì nói, tôi mừng thầm và tự nhủ sẽ cố gắng hết sức để đoạt được phần thưởng quý giá mà cô gái nào cũng mơ ước.

Tôi và Cám mang giỏ cùng đi. Chẳng ngại vất vả, bẩn thiu, tôi lội xuống ruộng, xuống mương hì hục mò, còn Cám thì cứ nhởn nhơ. Lúc mặt trời đã lên cao, giỏ của tôi đã gần đầy. Tôi rửa chân tay qua loa rồi lên bờ ngồi nghỉ. Bỗng Cám đến gần bảo: “Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng”. Tưởng thật, tôi lội xuống ao gội đầu thật kĩ.

kể chuyện tấm cám

Xong xuôi, tôi vui vẻ hỏi: “Cám ơi! Em xem giùm chị đã sạch chưa?”. Không một tiếng trả lời. Tôi ngẩng nhìn bốn phía, chẳng thấy Cám đâu, chỉ có chiếc giỏ của tôi nằm lăn lốc bên vệ cỏ. Tôi mở ra xem, trong giỏ rỗng không. Thì ra Cám đã lừa để trút hết giỏ tép của tôi, mang về nhà trước.

MORE COOL STUFF by Mgid Tăng kích thước vòng một chỉ trong một đêm. Xem công thức tại đây Hãy tăng kích thước ngực của bạn lên 3 cỡ ngay ở nhà Một cách dễ dàng để nâng ngực của bạn mà không cần phẫu thuật Cô ấy đã hết sạch mụn chỉ sau 2 tuần bằng cách này. Xem ngay! Vừa tức giận, vừa tủi thân, tôi ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, có một giọng nói trầm ấm vang bên tai tôi: “ Vì sao cháu khóc?”. Tôi ngẩng lên nhìn, trước mặt tôi, Bụt hiện ra giữa một vầng hào quang lấp lánh. Tôi thuật lại đẩu đuôi câu chuyện, Bụt ân cẩn bảo: “Cháu xem kĩ lại trong giỏ có còn sót con cá nào chăng!”. Tôi ghé mắt nhìn vào thì thấy một con cá bống bé xíu nằm dưới đáy giỏ. Theo lời Bụt dặn, tôi đem con cá bống ấy về thả xuống giếng, mỗi ngày bớt một ít cơm để nuôi nó. Mỗi lần cho ăn, tôi lại gọi bống bằng câu Bụt dạy: Bống bống bang bang,
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. Bống ngoi lên mặt nước, đớp những hạt cơm mà tôi rắc xuống. Từ đó, tôi và cá bống trở thành bạn thân. Cá bống ngày một lớn lên trông thấy. Để ý thấy tôi sau bữa cơm chiều thường ra giếng gánh nước, dì ghẻ sinh nghi, sai Cám đi rình. Cám nấp sau bụi cây, nghe tôi gọi bống bèn nhẩm theo cho thuộc rồi về kể cho mẹ nghe. Đến tối, dì ghẻ bảo tôi: -Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu. Tôi vâng lời, sáng hôm sau dẫn trâu đi ăn cỏ thật xa. ở nhà, Cám bắt chước tôi gọi bống. Nghe đúng câu hát, bống ngoi lên thì bị dì ghẻ chực sẵn, bắt làm thịt. Đến chiều, tôi dắt trâu về. Theo lệ thường, ăn xong tôi lại giấu cơm trong thùng gánh nước đem ra cho bống. Tôi gọi mãi, gọi mãi mà chẳng thấy bống đâu. Chỉ có một cục máu đỏ tươi nổi lên mặt nước. Tôi òa khóc. Bụt hiện lên hỏi: “Làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt ghe, Bụt bảo : “Con bống của con đã bị người ta ăn thịt mất rồi. Thôi, con hãy nín đi rồi tìm nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn dưới bốn chân giường con nằm”. Tôi tìm khắp xó vườn, góc sân mà không thấy gì cả. Tự nhiên, một con gà cất tiếng: “Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!”. Tôi lấy nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bới đống tro bếp một lúc thì tìm thấy xương bống. Tôi nhặt bỏ vào bốn chiếc lọ nhỏ, chôn dưới bốn chân giường đúng như tời Bụt dặn. Tết đến, xuân về, nhà vua mở hội trong mấy ngày đêm. Già trẻ, trai gái nô nức đi xem hội. Mọi người ăn mặc đẹp đẽ, dập dìu tuôn về kỉnh thành như nước chảy. Mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo mớ ba mớ bảy, háo hức đi trẩy hội. Thấy tôi cũng muốn đi, dì ghẻ hấm hứ nguýt dài. Chẳng biết nghĩ sao, dì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc rồi bảo: “Mày hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở. Tao về mà không có gạo thổi cơm là tao đánh đó!”. Nói xong, hai mẹ con Cám đi xem hội. Tôi ngồi nhặt một hồi lâu mà chỉ được chút ít, sốt ruột nghĩ nhặt thế này thì biết bao giờ cho xong ? Biết dì ghẻ độc ác không muốn cho đi xem hội, tôi tủi thân, bật khóc nức nở. Bụt lại hiện ra hỏi: “Ví sao con khóc?”. Tôi chỉ vào cái thúng đựng thóc trộn lẫn gạo rồi kể sự tình. Bụt bảo tôi mang thúng ra đặt giữa sân rồi sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp. Tôi sợ chim ăn mất thì Bụt dạy: -Con cứ bảo chúng nó thế này: “Rặt rặt xuống nhặt cho tao. Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết”. Chúng sẽ không ăn của con đâu! Thoáng chốc, đàn chim sẻ đã nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, không mất một hạt. Nhưng khi chúng đã bay đi rồi, tôi chợt nghĩ mình làm gì có quần áo đẹp mà đi xem hội ?! Tủi thân tủi phận, tôi lại rơi nước mắt. Bụt bảo tôi hãy đào bốn chiếc lọ đựng xương bống ở dưới chân giường lên, sẽ có đủ. Tôi làm đúng theo lời Bụt, quả nhiên điều kì lạ đã xảy ra: Lọ thứ nhất có một bộ áo mớ ba và một cái váy lụa, một yếm lụa đào và chiếc khăn nhiễu. Lọ thứ hai có một đôi hài thêu, đỉ vừa như ỉn. Lọ thứ ba có một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt xuống đất thì nó hí vang, to bằng con ngựa thật. Lọ cuối cùng có một bộ yên cương xỉnh xắn. Tôi mừng rỡ vô cùng, vội cảm tạ Bụt rồi tắm rửa sạch sẽ, mặc bộ quần áo đẹp vào và cưỡi lên lưng ngựa. Ngựa phỉ rất nhanh, chẳng mấy chốc đã đến kinh đô. Lúc ngựa phóng qua chỗ lội, tôi đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không kịp nhặt lên. Đến đám hội, tôi dừng ngựa, lấy khăn gói kĩ chiếc hài còn lại rồi chen vào biển người. Kiệu vàng của nhà vua vừa đến chỗ lội thì hai con voi dẫn đầu không chịu đi, cứ cắm ngà xuống đất và kêu rống lên. Biết có sự lạ, nhà vua sai quân lính thử tìm xem. Họ nhặt được chiếc hài thêu của tôi, vội trình nhà vua. Nhà vua cầm chiếc hài lên, ngắm nghía mãi rồi buột miệng khen: “Chiếc hài xỉnh quá! Người đi hài này hẳn phải là một trang tuyệt sắc!". Vua ra lệnh cho tất cả đàn bà, con gái thử hài và tuyên bố ai đi vừa thì sẽ cưới làm hoàng hậu. Đám hội lại càng náo nhiệt. Các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử hàỉ nhưng không ai đi vừa. Mẹ con Cám cũng vào cầu may. Lúc tôi bước ra thử, nhìn thấy tôi, Cám liền mách mẹ nhưng dì ghẻ không tin, bĩu môi nói: “Con nỡm! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”. Tôi là người thử cuối cùng. Chân tôi đặt vào hài vừa như ỉn. Tôi mở khăn lấy chiếc hài còn lại đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Lính hầu hò reo, vui mừng báo với vua. Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước tôi về cung. Tôi bước lên kiệu trước vẻ mặt ngơ ngác và hằn học của mẹ con Cám. Tôi được sống sung sướng, hạnh phúc bên nhà vua trẻ. Đến ngày giỗ cha, tôi xin phép về giúp dì và em sửa soạn cỗ cúng. Thấy tôi được làm hoàng hậu, hai người ghen ghét nhưng cố giấu. Dì bảo tôi trèo cau, lấy một buồng để cúng cha. Tôi vừa leo lên đến ngọn thì dì chặt gốc. Cau đổ, tôi ngã xuống ao chết đuối. Dì ghẻ lấy quần áo của tôi cho Cám mặc rổi đưa vào cung nói dối vua rằng tôi chẳng may đã chết, nay cho em gái thay thế. Hổn tôi biến thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn ở vườn ngự uyển; Cám giặt áo cho vua, đem ra phơi ở bờ rào, tôi hót: “Phơi áo chổng tao, thì phơỉ bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao!”. Rồi tôi bay thẳng vào cung, đậu ở cửa sổ. Nhà vua đang ủ ê, buồn bã, chắc là nhớ thương người vợ bạc mệnh. Thấy tôi cứ quanh quẩn bên cạnh, nhà vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo!”. Tôi âu yếm đậu lên vai rồi rúc vào tay áo nhà vua. Một chiếc lổng được làm bằng vàng cho tôi ở. Nhà vua suốt ngày quấn quýt bên tôi, chẳng hỏi han gì đến Cám. Nhân lúc nhà vua đi vắng, mẹ con Cám bắt tôi làm thịt rổi vứt lông ra vườn. Thấy mất vàng anh, vua hỏi thì Cám đặt điều nói dối: “Thiếp có mang, thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết ăn thịt mất rồi”. Nhà vua giận lắm nhưng không nói gì. Ngày hôm sau, từ đám lông chim mọc lên ha.ỉ cây xoan dào thật đẹp. Khi nhà vua đi dạo trong vườn, cây xòe cành lá che đầu vua, giống như hai cái lọng. Vua thấy vậy sai lính hầu mắc võng vào giữa hai thân cây rồi chiều chiều ra nằm đong đưa hóng mát. Cám lại đem chuyện ấy mách mẹ. Nhân một hôm gió bão, dì ghẻ xúi nó sai thợ chặt hai cây xoan đào rồi nói là đóng khung cửi để dệt áo cho vua. Hổn tôi nhập vào khung cửi nên mỗi lần Cám ngồi vào dệt, khung cửi lại phát ra tiếng kêu đầy đe dọa: Cót ca cót két,
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra! Cám hoảng hổn mách với mẹ, dì ghẻ bảo hãy đốt khung cửi thành tro rồi đem đổ thật xa. Cám làm theo, nhưng từ đống tro bỗng mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xanh tươi. Đến mùa, cây thị ra nhiều hoa mà chỉ đậu có mỗi một quả. Hổn tôi náu trong quả thị vàng thơm ấy. Một hôm, bà lão hàng nước ở gần đấy đi ngang qua, ngửi thấy mùi thơm bèn ngẩng lên nhìn rồi giơ miệng bị ra, lẩm bẩm: -Thị ơi thị rụng bị bà.Bà để bà ngửi chứ bà không ăn. Trái thị liền rụng xuống. Bà lão vui mừng mang về cất vào buồng, thỉnh thoảng lại đem ra ngắm nghía. Những lúc bà lão đi chợ hoặc vắng nhà, tôi từ quả thi bước ra, dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm dẻo canh ngon cho bà lão. Bà lão lấy làm lạ, cố ý tìm ra sự thật. Một lần, vờ đi chợ được một lúc thì bà lão quay lại Tôi đang lúi húi làm việc nhà như mọi khỉ thì bà lão bước vào, ôm chầm lấy tôi rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó, bà lão coi tôi như con gái. Tôi giúp bà gói bánh, nấu nước, têm trầu để bà ngồi bán hàng. Ít lâu sau, một hôm có người đàn ông trè tuổi ghé vào quán nước. Nhìn thấy mấy miếng trầu cánh phượng, người ấy hỏi ai têm, bà lão đáp là con gái mình têm. Tôi đứng nép sau bức mành, nghe rõ câu chuyện và nhận ra nhà vua. Nhà vua năn nỉ bà lão đưa con gái ra cho mình xem mặt. Tôi vừa xuất hiện, nhà vua đã nhận ra ngay, bèn bảo bà lão thuật lại sự tình, rồi ra lệnh cho lính hầu mang kiệu rước tôi về cung. Mẹ con Cám thấy vậy thì hết sức sợ hãi. Cám hỏi tôi làm thế nào để trẻ đẹp được như thế, tôi bảo muốn đẹp thì tôi sẽ giúp. Tôi sai quân hầu nấu một nổi nước sôi, rồi bảo Cám đứng xuống hố. Cám bằng lòng. Lính đổ nước sôi vào hố, Cám chết nhăn răng. Dì ghẻ thấy vậy kinh hoàng, cũng lăn đùng ra mà chết. Tôi được sống yên ổn hạnh phúc bên nhà vua. Tình cảm vợ chồng lại càng thắm thiết, mặn nồng hơn trước.
Bình luận (0)
Team Hot(girl, boy) ~ ♥~...
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
7 tháng 12 2016 lúc 21:21

Mk chơi vs ha !!!!!!!!! Nhưng thik đoán tên anime cơ, Otaku mà lại !

Bình luận (4)
Đức Nhật Huỳnh
8 tháng 12 2016 lúc 11:15

Mk tham gia thi viết câu theo chữ nè @Team Hot(girl, boy) ~ ♥~♥

Bình luận (1)
Team Hot(girl, boy) ~ ♥~...
8 tháng 12 2016 lúc 13:07

mình là người mới, nên chưa được hot, mình nghĩ các bạn hãy giới thiệu về cách chơi này nha, mới có nhiều người để có thể chơi được, nó mới vui

Mình cảm ơn

Bình luận (0)