Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín ?
Hỏi đáp
Đặc điểm chung của thực vật Hạt kín ?
Chúc bạn học tốt
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng ( rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép...), trong thân có mạch dẫn phát triển
- Có hoa, quả, hạt.
- Hạt nằm trong quả ( trước đó là noãn nằm trong bầu) là ưu thế của cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau
- Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.
tại sao thực vật hạt kín tiến hóa nhất? trả lời nhanh dùm mk vs nha!
Vì:
- Về cấu tạo: Hệ mạch phát triển để dẫn truyền các chất
- Về phương thức dinh dưỡng: Cấu tạo các cơ quan hoàn thiện cho việc quang hợp
- Về phương thức sinh sản:
+ Thụ phấn bằng gió, côn trùng...
+ Thụ tinh kép, tạo quả để bảo vệ hạt
- Hình thành nhiều đặc điểm thích nghi với môi trường sống
đặc điểm chung của tảo?đặc điểm về đời sống của cây rêu?đặc điểm cơ quan sinh sản của cây thông?vai trò của thực vật đối với tự nhiên?giúp mình vs
-Tảo là nhóm thực vật bậc thấp.
-Sống chủ yếu ở nước.
-Cơ thể chúng đơn bào, tập đoàn hay đa bào,chưa phân hóa thành than lá rễ và cũng chưa có mô điển hình trong cấu trúc của tản.
-Luôn có chất diệp lục.
Đời sống của rêu: Rêu thường ở những nơi ẩm ướt, góc tường, trên đất hay thân cây…
Chúc bạn học tốt!
Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái nằm trên cùng một cây.
a) Nón đực: nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành. Nón đực gồm:
- Trục của nón nằm chính giữa.
- Xung quanh trục là các nhị hình vảy. Mặt dưới mỗi nhị có túi phấn chứa đầy hạt phấn. Hạt phấn có hai túi khí ở hai bên.
b) Nón cái: lớn hơn nón đực, cũng gồm trục giữa mang những vảy. Mỗi vảy là một lá noãn mang hai noãn. Trong noãn có nhiều noãn cầu. Thông sinh sản hằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở.
Noãn được thụ tinh bằng cách truyền phấn nhờ gió. Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn. (Thông chưa có hoa và quả).
Chúc bạn học tốt!
1/ So sánh sự khác nhau giữa lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm?
2/ Khi quan sát mặt dưới lá dương xỉ già. Hãy trình bày sự sinh sản và phát triển của cây dương xỉ.
1/
Lớp một lá mầm | Lớp hai lá mầm |
- Rễ chùm - Gân lá hình song song hoặc hình cung - Thân cỏ, một số ít thân cột - Hoa có 6 hoặc 3 cánh - Phôi có một lá mầm | - Rễ cọc - Gân lá hình mạng - Thân gỗ, thân cỏ, thân leo - Hoa có 5 hoặc 4 cánh - Phôi có hai lá mầm |
2/ Khi quan sát mặt dưới lá dương xỉ già. Trình bày sự sinh sản và phát triển của cây dương xỉ:
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
- Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa túi bào tử. Vách túi bào tử có 1 vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín.Bào tử rơi xuống dất sẽ nảy mầm và phát triển thành nguyên tản rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con.
Câu 1:
+ Lớp một lá mầm : Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song
+ Lớp hai lá mầm: PHôi có 2 lá mầm, Hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng
Kể tên các ngành thực vật đã học( từ thấp đến cao)? Nêu đặc điểm chính của mỗi ngành?
Tên các ngành thực vật đã học( từ thấp đến cao) và các đặc điểm chính của mỗi ngành:
- Ngành tảo: Thực vật bậc thấp; chưa có rễ, thân, lá, sống ở nước.
- Ngành rêu: Thực vật bậc cao; có thân, lá, rễ giả, chưa có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.
- Ngành dương xỉ: Có rễ thật, có mạch dẫn, sinh sản bằng bào tử.
- Ngành hạt trần: Rễ , thân, lá phát triển ; có mạch dẫn; cơ quan sinh sản là nón, sinh sản bằng hạt nằm trên lá noãn hở.
- Ngành hạt kín: Rễ, thân, lá phát triển đa dạng; có hoa, quả, hạt; hạt nằm trong quả, nên bảo vệ tốt hơn.
Thực vật bậc thấp (các ngành tảo)
Thực vật bậc cao (rễ giả, rễ thật, nghành rêu, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín).
Nhóm thực vật nào sau đây phát triển nhất?
Đặc điểm tiến hóa của ngành hạt kín hơn hẳn so với các ngành thực vật trước nó, đã tạo điều kiện cho thực vật hạt kín chiếm địa vị thống trị trong giới thực vật về số lượng và phân bố khắp nơi trên Trái Đất, thích nghi với mọi điều kiện sống. => Nhớm thực vật Hạt kín phát triển nhất
1. Sắp xếp các động vật sau vào các lớp động vật(lớp cá, lớp lưỡng cư, lớp bò sát, lớp chim, lớp thú):
cá mập, ếch, tắc kè, hải âu, vịt, cá heo, hổ, cá chép, cóc, rùa, chó, lươn.
2. Sắp xếp các động vật sau vào các nguyên sinh vật hoặc ngành động vật (ngành ruột khoang, ngành giun, ngành thân mềm, ngành chân khớp):
trùng roi, sán lá gan, sứa, trùng kiết kị, châu chấu, tôm sông, trai sông, ong, hải quỳ, giun kim, ruồi, ốc sên.
1.
Lớp cá: cá mập, cá chép
Lớp lưỡng cư: ếch, cóc, rùa.
Lớp bò sát: tắc kè, lươn (ko chắc chắn)
Lớp chim: hải âu, vịt.
Lớp thú: cá heo, hổ, chó.
2.
Động vật nguyên sinh: trùng roi, sán lá gan, trùng kiết lị.
Ngành ruột khoang: sứa, hải quỳ.
Ngành giun: giun kim.
Ngành thân mềm: trai sông, ốc sên.
Ngành chân khớp: châu chấu, tôm sông, ong, ruồi.
câu 1: so sánh để thấy mức độ tiến hoá tăng dần của tảo, rêu, quyết, hạt trần, hạt kín
câu 2: tác hại của thực vật trong tự nhiên
câu 3: nêu cấu tạo của cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản, cách dinh dưỡng, cách sinh sản, môi trường sống, các dạng thường gặp và vai trò của nấm mốc
câu 4: vai trờ của trùng giày, trùng roi, trùng kiết lị, trùng biến hình, trùng sốt rét
câu 5: vai trò của sán lông, sán lá gan, giun đũa, giun đất
câu 6: chứng minh giun đốt tiến hoá nhất trong các ngành giun
câu 7: vì sao k nên bóc vỏ của cây? vì sao nhổ cây non lên trồng cây mọc tốt hơn?
câu 8: vai trò của hạt kín, thuỷ tức
Vì sao phải trồng cây theo đúng thời vụ?
Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
Nêu đặc điểm của rêu và dương xỉ ?
- Rêu :
+ Rễ giả
+ Thân : chưa có mạch dẫn, chưa có sự phân nhánh
+ Lá : chưa có mạch dẫn
- Dương xỉ :
+ rễ thật
+ thân có mạch dẫn
+ lá có mạch dẫn
giống nhau: có thân là thật sự ,sống ở nơi ẩm ướt,có chất diệp lục,thân chưa phân nhánh,có quan sinh sản, tự sinh sản bằng bao tử
khác :rêu không có rễ thật và chưa có mạch dẫn
dương xỉ có rễ và đã có mạch dẫn .
- Rêu :
+ Rễ giả
+ Thân : chưa có mạch dẫn, chưa có sự phân nhánh
+ Lá : chưa có mạch dẫn
- Dương xỉ :
+ rễ thật
+ thân có mạch dẫn
+ lá có mạch dẫn