Chương V - Sóng ánh sáng

nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
1 tháng 12 2015 lúc 17:07

Uh, theo suy luận của bạn mình thấy cũng có lý :)

Tuy nhiên, bài toán này mình thấy nó khá mập mờ, chẳng có phương án nào hợp lý cả.

Nguyễn Quang Hưng
30 tháng 11 2015 lúc 22:59

Bài này đúng là cần dùng phương pháp loại trừ, tuy nhiên ở đây mình loại trừ D, vì nếu tia ló // với AC thì sẽ chẳng có tia nào ló ra cả vì thằng đỏ trung với cạnh AC thì các tia màu khác sẽ bị phản xạ toàn phần.

Đáp án C là hợp lý.

nguyễn mạnh tuấn
1 tháng 12 2015 lúc 14:13

thưa thầy, có thể hiểu là song song vs AC là trùng với AC được không ạ ( có nghĩa là tia ló đi ra trùng cạnh bên)

còn nếu song song với BC thì góc lệch của nó D = 0 có vô lý không ạ, mặt khác nếu là song song với BC thì tia ló đâu 

có lệch về phía đáy ạ. 

nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
30 tháng 11 2015 lúc 22:54

Bạn hình dung lăng kính là một khối lăng trụ tam giác, nên góc chiết quang A nằm trên cạnh A. Còn khi nói AB là nói một mặt bên của lăng kính.

A M N i1 i2 r1 r2 60

+ Để có góc lệch cực tiểu thì góc tới i1 = góc ló i2, tam giác AMN đều

--> r1 = 300

 

+ Tia màu đỏ

sini1 = n sin r1 --> i1 = 450

+ Tương tự, với tia màu tím: i1' = 600

Như vậy, góc quay: 60 - 45 = 150

nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
30 tháng 11 2015 lúc 22:43

Tia đỏ có tia ló đối xứng qua mặt phân giác --> Tia đỏ có góc lệch cực tiểu, khi đó, bạn vẽ hình ra sẽ tìm được góc tới i1

sin i1 / sin 300 = căn 2 --> i1 = 450.

Sau đó, áp dụng công thức thấu kính để tìm góc r2, bạn sẽ thấy xảy ra phản xạ toàn phần với một phần tia sáng --> Tia màu tím không ló ra được

--> Đáp án A sai.

nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
30 tháng 11 2015 lúc 22:26

Bài này liên quan đến bài toán lăng kính ở lớp 11.

Ở đây bạn chỉ cần nhở kết quả là với lăng kính thì có góc lệch cực tiểu Dmin (khi góc tới i1 = góc ló i2)

Do vậy, nếu tăng góc tới i từ 0 (nhỏ nhất) thì góc lệch sẽ giảm về Dmin và sau đó sẽ tăng lên.

Nguyễn Ngọc Trâm
27 tháng 1 2016 lúc 14:24

B

nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
30 tháng 11 2015 lúc 22:22

Góc lệch của tia ló chính là góc lệch so với phương của tia tới, và nó là D nhé.

\(D=\left(n-1\right)A\) (Công thức này đúng khi góc chiết quang nhỏ hơn 100, là góc nhỏ)

Vận tốc của tia sáng trong môi trường chiết suất n là: \(v=\frac{3.10^8}{n}\Rightarrow n=\frac{3}{1,98}\)

Mình ra là 0,0834 rad :P

Phúc Nguyễn
23 tháng 10 2016 lúc 17:52

b cho t hỏi cái 1'=3*10^-4 thì áp dụng như thế nào vậy. t cảm ơn nhiều

Lê Uyên Phương
8 tháng 5 2022 lúc 16:48

Ra câu A nha lời giải đây : 

v=1,98.10^8 mà ta có v=c/n 

=> n=1,52

D=(n-1)A=(1,52-1).9.60.3.10^-4= 0.08424

nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
3 tháng 12 2015 lúc 9:28

Ở đây là vân tối lần thứ 2 bạn nhé.

Có nghĩa ban đầu M đang là vân sáng bậc 5 thì xM = 5i

M chuyển thành vân tối lần thứ nhất thì xM = 4,5i1

M chuyển thành vân tối lần thứ hai thì xM = 3,5i2

Hà Đức Thọ
3 tháng 12 2015 lúc 16:48

@nguyễn mạnh tuấn: Khi nói "Giữa M và N" thì không để hai điểm M, N bạn nhé.

nguyễn mạnh tuấn
3 tháng 12 2015 lúc 16:36

@phynit: thầy cho em hỏi: ''giữa M và N có bao nhiêu vân sáng'' là không kể điểm M và N phải không ạ?

 

nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Hà Đức Thọ
3 tháng 12 2015 lúc 16:57

Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10: 10i - 4i = 6i = 2,4mm 

=> i = 0,4mm

Bước sóng: \(\lambda=\frac{ai}{D}=\frac{1.0,4}{1}=0,4\mu m\)

=> Ánh sáng có màu tím.

ongtho
3 tháng 12 2015 lúc 22:30

Bạn tìm bước sóng ánh sáng rồi sau đó đối chiếu với miền giá trị của các màu để tìm ra màu của ánh sáng làm thí nghiệm.

nguyễn mạnh tuấn
4 tháng 12 2015 lúc 20:59

thầy cho em hỏi tìm miền giá trị bước sóng của các màu ở đâu ạ ( trong tài liệu nào ạ?)

nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
5 tháng 12 2015 lúc 17:09

@Tuấn: Bạn suy luận gần đúng rồi, nhưng chỉ có một chút sai sót ở đây,

Đó là, bạn tìm k = 9, thì do tính đối xứng qua vân trung tâm, nửa trên và dưới thỏa mãn 4,5.i2

--> Có 9 vân sáng của lambda 2

nguyễn mạnh tuấn
5 tháng 12 2015 lúc 14:21

bài làm 

do có 7 vân sáng suy ra có 6 khoảng vân

suy ra 6i1=ki2   suy ra 6 lamđa1= k lamđa2 suy ra k=9 (có 10 vân sáng)

khoảng cách gần nhất từ vân trung tâm đến vân sáng cùng màu vs nó là  x= 2i1   

suy ra chỉ có 3 điểm trùng vân sáng.    số vân sáng trên đoạn đó là 10+7-3= 14 vân

nhưng đáp số lại ghi 13 vân. mong thầy giảng giúp em ạ.

nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
5 tháng 12 2015 lúc 17:01

Tổng số vân trùng nhau: 19 - (6+9) = 4 vân trùng.

Trong đó, có hai vân ngoài cùng trùng nhau ---> Còn 2 vân trùng trong khoảng AB nữa.

Suy ra giữa hai vân trùng có 6/3 = 2 vân i1 và có 9/3 = 3 vân i2.

\(\Rightarrow3i_1=4i_2\Rightarrow\frac{i_1}{i_2}=\frac{4}{3}\)

\(\Rightarrow\frac{\lambda_1}{\lambda_2}=\frac{i_1}{i_2}=\frac{4}{3}\)

\(\Rightarrow\lambda_2=540nm\)

Nguyễn Văn Cường
23 tháng 6 2016 lúc 15:42

6/3 = 2i1 và 9/3 = 3 i2 cái này ở đâu ra vậy ạ .. giải thích hộ em chỗ nàylolang

nguyễn mạnh tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
5 tháng 12 2015 lúc 16:54

Gọi x là khoảng cách giữa 2 vân gần nhất trùng nhau --> \(x=k_1i_1=k_2i_2\)

\(\Rightarrow\frac{k_1}{k_2}=\frac{\lambda_2}{\lambda_1}=\frac{4}{3}\)

\(\Rightarrow x=4i_1=3i_3\)

vân trung tâm Trùng lần 1, = 4i1 = 3i2 Trùng lần 2, = 8i1 = 6i2 Trùng lần 3, = 12i1 = 9i2

Số vân i1 là từ 5i1 đến 11i1 = 7 vân

Số vân i2 là từ 4i2 đến 8i2 = 5 vân

Có một vân trùng

Vậy tổng số vân sáng: 7+5-1 = 11 vân.