Chương II. Vận động

Ly Ha Lily
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
12 tháng 5 2017 lúc 16:59

Phụ thuộc vào tỉ lệ thành phần hóa học của xương:

- Đối với trẻ em: Tỉ lệ cốt giao nhiều hơn chất vô cơ nên xương trẻ em mềm dẻo và có tính đàn hồi, khi gãy xương thì phục hồi nhanh.

- Đối với người già và người trưởng thành: chất vô cơ nhiều hơn cốt giao nên xương cứng chắc nhưng giòn ( nhất là với người già) , dễ gãy khi va chạm mạnh, khi gãy xương thì sự phục hồi rất chậm và không chắc chắn.

Bình luận (0)
Nam Khánh
Xem chi tiết
Yuzuri Yukari
1 tháng 10 2016 lúc 12:51

Khi gặp người bị gãy xương, chúng ta không nên nắn lại chỗ xương gãy của người đó. Vì chúng ta không có kiến thức chuyên môn (rất nguy hiểm), khi nắn sẽ cho đầu xương gãy làm tổn thương thêm mạch máu, thần kinh những vùng cạnh đầu xương gãy mà thôi. 

Tốt nhất chúng ta hãy đặt người bị nạn lên cáng cứng hoặc tấm ván gỗ hay cánh cửa gỗ khi vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện. 

Gãy xương liên quan đến lứa tuổi: 

- Trẻ em, xương chưa cốt hóa hoàn toàn nên xương chưa cứng cáp vì thế dễ bị gãy khi gặp ngoại lực tác động vào. 
- Ở người trưởng thành, xương cứng cáp nên ít bị gãy hơn (tất nhiên là trừ những lực tác động vào quá lớn, đột ngột ... thì xương vẫn bị gãy). 
- Ở người già, xương bị lão hóa, mất chất can-xi (loãng xương) làm cho sức chịu lực của xương giảm nhiều vì thế dễ dàng bị gãy và khi gãy sẽ rất lâu liền xương. 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
1 tháng 10 2016 lúc 12:51

Khi bị gãy xương chúng ta không nên nắn lại bị các thanh xương có cấu tạo nhọn khi nối lại sẽ đâm vào các tế bào, hạn chế sự khôi phục và phát triển của xương.

Bình luận (0)
Huỳnh Trân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hà Anh
23 tháng 9 2016 lúc 17:16

Khi làm việc lâu, nặng nhọc, biên độ co cơ giảm dần -> ngừng gọi là sự mỏi cơ.

- Sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng do máu mang tới, tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbônic.
Nếu lượng ôxi cung cấp thiếu thì sản phẩm tạo ra trong điều kiện thiếu ôxi là axit lactic. Axit lactic bị tích tụ sẽ đầu độc làm cơ mỏi.

Bình luận (0)
Mai Huỳnh Đức
28 tháng 9 2016 lúc 12:44

- Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu, biên độ co cơ giảm dần hoặc ngừng

- Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

+ Lượng O2 cung cấp thiếu

+ Năng lượng cung cấp ít

+ Tích tụ axit lactic

Bình luận (0)
Sann Sann
Xem chi tiết
Isolde Moria
20 tháng 9 2016 lúc 20:16

(+) Chức năng của bộ xương:
_ Tạo khung cho cơ thể
_ Là chỗ bám của các cơ
_ Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể
_ Tạo huyết 
(+) Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân:
Do phải gánh chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể, xương chi dưới to, thành ống xương dày, đầu các xương dài có tiết diện lớn hơn.
Khác biệt lớn nhất nằm ở xương bàn tay/ngón tay và bàn chân/ngón chân

Xương bàn tay ngắn, nhỏ - xương bàn chân dài và đặc biệt có xương gót chân lớn, xương bàn chân và xương gót kết hợp lại tạo thành một khung hình vòm, để có thể chống đỡ sức nặng toàn cơ thể.

Xương ngón tay thon, dài, có khớp xương ngón cái linh động, giúp ngón cái có thể đối diện với 4 ngón còn lại của bàn tay ( cầm, nắm ), điều này không có ở ngón cái bàn chân - xương ngón chân to & ngắn, ngón út bàn chân chỉ có 2 đốt chứ không có 3 đốt như ngón út của bàn tay.

Bình luận (1)
Trịnh Thị Như Quỳnh
21 tháng 9 2016 lúc 9:49

- Bộ xương có chức năng:

+ Nâng đỡ.

+ Bảo vệ cơ thể.

+ Là nơi bám của các cơ.

- Giống: 

+ Đều là xương ống. 
+ Xương đai vai (đai hông) 
+ Xương cánh tay (cẳng chân) 
+ Xương cổ tay (cổ chân) 
+ Xương bàn tay (bàn chân) 
+ Xương ngón tay (ngón chân) 

- Khác:

+ Tay: +Xương tay nhỏ 
+ Các khớp xương tay linh hoạt, đặc biệt cổ tay và bàn tay rất linh hoạt. 
--> Thích nghi với quá trình lao động. 

+ Chân: + Xương chân dài, to khỏe. 
+ Các khớp ít linh hoạt hơn 
--> Thích nghi với dáng đi thẳng ở người

^...^ ^_^

Bình luận (0)
Long Tran
17 tháng 12 2019 lúc 21:16

Bộ xương là phần cứng của cơ thể tạo thành bộ khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định, đồng thời làm chỗ bám của cơ, vì vậy cơ thể vận động được, xương còn bảo vệ cho các cơ quan mềm, nằm sâu trong cơ thể khỏi bị tổn thương (như não, tuỷ sống, tim, phổi).

* Điểm giống nhau giữa xương tay và xương chân:

- Xương đai vai và xương đai hông là chỗ dựa vững chắc cho chân và tay.

- Xương chân và xương tay đều có các phần tương tự:

+ Xương cánh tay gồm 1 xương dài tương ứng với xương đùi.

+ Xương trụ, xương quay tương ứng với xương chày và xương mác

+ Xương cổ tay tương ứng với xương cổ chân (gồm nhiều xương)

+ Xương bàn tay tương ứng với xương bàn chân

+ Xương ngón tay tương ứng với xương ngón chân

b) Điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân:

- Các phần của xương chân to, khỏe hơn xương tay, có thêm xương bánh chè phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể, lao động, di chuyển và đứng thẳng.

- Xương tay có cấu tạo phù hợp với chức năng lao động


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa