Chương 6. Ngành Động vật có xương sống

Huy Sama
Xem chi tiết
Phạm Thị Thanh Thủy
5 tháng 5 2016 lúc 14:41

Động vật có xương sống đã bắt đầu tiến hóa vào khoảng 530 triệu năm trước trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri, một giai đoạn trong kỷ Cambri (động vật có xương sống đầu tiên được biết đến là Myllokunmingia). Các xương của cột sống được gọi là xương sống. Vertebrata là phân ngành lớn nhất của động vật có dây sống và bao gồm phần lớn các loài động vật mà nói chung là rất quen thuộc đối với con người (ngoài côn trùng). Cá (bao gồm cả cá mút đá, nhưng thông thường không bao gồm cá mút đá myxin, mặc dù điều này hiện nay đang gây tranh cãi), động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú (bao gồm cả người) đều là động vật có xương sống. Các đặc trưng bổ sung của phân ngành này là hệ cơ, phần lớn bao gồm các khối thịt tạo thành cặp, cũng như hệ thần kinh trung ương một phần nằm bên trong cột sống. Các đặc trưng xác định khác một động vật thuộc loại có xương sống là xương sống hay tủy sống và bộ khung xương bên trong.

Cá ngừ vây xanh biển bắc (Thunnus thynnus)

Bộ khung xương bên trong để xác định động vật có xương sống bao gồm các chất sụn hay xương, hoặc đôi khi là cả hai. Bộ khung xương ngoài trong dạng lớp áo giáp xương đã là chất xương đầu tiên mà động vật có xương sống đã tiến hóa. Có khả năng chức năng cơ bản của nó là kho dự trữ phốtphat, được tiết ra dưới dạng phốt phat canxi và lưu trữ xung quanh cơ thể, đồng thời cũng góp phần bảo vệ cơ thể luôn. Bộ khung xương tạo ra sự hỗ trợ cho các cơ quan khác trong quá trình tăng trưởng. Vì lý do này mà động vật có xương sống có thể đạt được kích thước lớn hơn động vật không xương sống, và trên thực tế về trung bình thì chúng cũng lớn hơn. Bộ xương của phần lớn động vật có xương sống, ngoại trừ phần lớn các dạng nguyên thủy, bao gồm một hộp sọ, cột sống và hai cặp chi. Ở một số dạng động vật có xương sống thì một hoặc cả hai cặp chi này có thể không có, chẳng hạn ở rắn hay cá voi. Đối với chúng, các cặp chi này đã biến mất trong quá trình tiến hóa.

Hộp sọ được coi là tạo thuận lợi cho sự phát triển của khả năng nhận thức do nó bảo vệ cho các cơ quan quan trọng như não bộ, mắt và tai. Sự bảo vệ này cũng được cho là có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển của tính phản xạ cao đối với môi trường thường tìm thấy ở động vật có xương sống.

Cả cột sống và các chi về tổng thể đều hỗ trợ cho cơ thể của động vật có xương sống. Sự hỗ trợ này tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển động. Chuyển động của chúng thường là do các cơ gắn liền với xương hay sụn. Hình dạng cơ thể của động vật có xương sống được tạo ra bởi các cơ. Lớp da che phủ phần nội tạng của cơ thể động vật có xương sống. Da đôi khi còn có tác dụng như là cấu trúc để duy trì các lớp bảo vệ, chẳng hạn vảy sừng hay lông mao. Lông vũ cũng được gắn liền với da.

Phần thân của động vật có xương sống là một khoang rỗng chứa các nội tạng. Tim và các cơ quan hô hấp được bảo vệ bên trong thân. Tim thường nằm phía dưới mang hay giữa các lá phổi.

Hệ thần kinh trung ương của động vật có xương sống bao gồm não bộ và tủy sống. Cả hai đều có đặc trưng là rỗng. Ở động vật có xương sống bậc thấp thì não bộ chủ yếu kiểm soát chức năng của các thụ quan. Ở động vật có xương sống bậc cao thì tỷ lệ giữa não bộ và kích thước cơ thể là lớn hơn. Não bộ lớn hơn như vậy làm cho khả năng trao đổi thông tin giữa các bộ phận của não bộ là cao hơn. Các dây thần kinh từ tủy sống, nằm phía dưới não bộ, mở rộng ra đến lớp da, các nội tạng và các cơ. Một số dây thần kinh nối trực tiếp với não bộ, kết nối não với tai và phổi.

Động vật có xương sống có thể tìm thấy ngược trở lại tới Myllokunmingia trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri (530 triệu năm trước). Cá không quai hàm và có mai (lớp Ostracodermi của kỷ Silur (444-409 triệu năm trước) và các loài động vật răng nón (lớp Conodonta)- một nhóm động vật có xương sống tương tự như lươn với đặc trưng là nhiều cặp răng bằng xương.

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
17 tháng 5 2016 lúc 11:02

bạn trả lời hơi dài dòng

 

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Diệu My
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
20 tháng 5 2016 lúc 18:41

Đời sống của ếch(lớp lưỡng cư):

-Ếch vừa sống ở nước vừa sống ở cạn.

-Kiếm ăn vào ban đêm.

-Có hiện tượng trứ đông.

-Là động vật biến nhiệt.

-Phát triển qua biến thái.

-Sinh sản:

+Ếch trưởng thành->Đẻ trứng-> Nòng nọc->Ếch con.

Đời sống của thằn lằn bóng(bò sát):

-Sống ở nơi khô ráo.

-Thích phơi nắng.

-Có hiện tượng trú đông.

-Là động vật biến nhiệt.

-Sinh sản:

+Thụ tinh trong.

+Đẻ từ 5->10 trứng.

+ Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.

Đời sống của bồ câu(chim):

-Sống trên cây. 

-Có tập tính làm tổ.

-Là động vật hằng nhiệt(đẳng nhiệt).

-Sinh sản:

+Thụ tinh trong.

+ Trứng có vỏ đá vôi.

+Con non yếu.

Đời sống của thỏ(thú):

-Sống ven rừng.

-Kiếm ăn về chiều và đêm.

-Ăn cỏ,lá,...bằng cách gặm nhấm.

-Là động vật hằng nhiệt.

-Sinh sản:

+Thụ tinh trong.

+ Có hiện tượng thai sinh.

+Con non yếu.

Bình luận (0)
Charlotte Yun Amemiya
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
8 tháng 5 2016 lúc 13:47

*  Động vật nhai lại bao gồm trâu,cừulạc đàlạc đà không bướuhươu cao cổbò rừng bizonhươunailinh dương đầu bò; linh dương;.......

* Dạ dày của chúng có đặc điểm: Động vật nhai lại có dạ dày gồm bốn ngăn, được gọi là dạ cỏdạ tổ ongdạ lá sách và dạ túi khế. Trong hai ngăn đầu tiên (dạ cỏ và dạ tổ ong), thức ăn được trộn lẫn với nước bọt và tách ra thành các lớp thức ăn rắn và lỏng. Các thức ăn rắn kết thành khối để tạo ra thức ăn nhai lại. Thức ăn nhai lại sau đó được ợ trở lại miệng để chúng nhai chậm nhằm trộn lẫn thức ăn này triệt để hơn với nước bọt, có tác dụng phân hủy sâu hơn nữa các sợi thức ăn. Các sợi thức ăn, đặc biệt là xenluloza, bị phân hủy thànhglucoza trong các ngăn này bởi các vi khuẩn cộng sinh và các động vật nguyên sinh. Các sợi thức ăn đã bị phân hủy, bây giờ trở thành phần lỏng của khối thức ăn và chuyển qua dạ cỏ tới ngăn dạ dày tiếp theo là dạ lá sách, tại đây nước bị loại bỏ. Sau quá trình này thức ăn đang tiêu hóa được chuyển tới ngăn cuối cùng là dạ túi khế. Thức ăn trong dạ túi khế được tiêu hóa giống như trong dạ dày người. Cuối cùng thức ăn được chuyển tới ruột non và tại đây các chất dinh dưỡng được hấp thụ.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị An Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
9 tháng 5 2016 lúc 3:12

- Gồm những thú đi bằng 2 chân

- Bàn tay bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với các ngón còn lại thích nghi với sự cầm nấm, leo trèo

- Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính

Bình luận (0)
Nguyễn Thị An Tú
9 tháng 5 2016 lúc 3:25

mình cũng làm vậy mà cô mình nói k đúng giống như ăn tạp là có nhiều bộ ăn tạp rồi phải có chai mông túi má nữa mà không biết làm sao hết khocroi

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
17 tháng 5 2016 lúc 11:01

như vậy là đúng, vậy bạn nên nói cho cô đi

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị An Tú
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
9 tháng 5 2016 lúc 6:05

đây nhé bạn! http://d3.violet.vn/uploads/previews/205/1834201/preview.swf ok

Bình luận (0)
Nguyễn Thị An Tú
9 tháng 5 2016 lúc 10:03

s mình tìm k ra nhỉ

 

Bình luận (0)
Dung Sky Tùgg
Xem chi tiết
Ngọc Mai
9 tháng 5 2016 lúc 21:53

1.lông vũ /chi trước/nhóm chim chạy,nhóm chim bơi.nhóm chim bay

2.có 2 ngăn,có 1 vòng tuần hoàn kín

3.gặm nhấm/sữa mẹ/lông dày xốp

4.có 4 ngăn/có 2 vòng tuần hoàn

tick dùm hihi

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
17 tháng 5 2016 lúc 11:00

1. lông vũ- chi trước- nhóm chim chạy- nhóm chim bơi- nhóm chim bay

2. có 2 ngăn- có 1 vong tuần hoàn kín

3. gặm nhấm- sữa mẹ- lông dày xốp

4. có 4 ngăn- có 2 vòng tuần hoàn

Bình luận (0)
Bùi Nguyễn Ry Na
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Giang
20 tháng 5 2016 lúc 17:36

Sinh sản của cá:

-Cá cái đẻ trứng với số lượng lớn từ 15-20 vạn trừng vào các cây thủy sinh.

-Thụ tinh ngoài.

Sinh sản của ếch:

-Đẻ nhiều trứng.

-Thụ tinh ngoài.

Sinh sản của thằn lằn:

-Đẻ từ 5-10 trứng.

- Thụ tinh trong.

Sinh sản của chim:

-Đẻ 2 trứng.

-Thụ tinh trong.

Sinh sản của thú:

-Đẻ con.

-Thụ tinh trong.

Bình luận (0)
Chị Linh Em
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Như Bình
4 tháng 6 2016 lúc 11:12

-Hệ tuần hoàn

 Về tim: từ tim 2 ngăn ở cá (chỉ có tâm thất và tâm nhĩ) lên đến tim 3 ngăn ở lưỡng cư (2 tâm nhĩ và 1 tâm thất), đến bò sát có tim 3 ngăn nhưng có thêm vách hụt ngăn giữa tâm thất (trừ cá sấu tim có 4 ngăn), đến lớp chim và thú thì tim hoàn chỉnh (có 4 ngăn:2 tâm nhĩ, 2 tâm thất). 
Về vòng tuần hoàn: ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn (xuất phát từ tâm thất theo động mạch bụng đến các cơ quan rồi theo tĩnh mạch lưng đến mang và trở về tâm nhĩ), máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi; lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ (vòng nhỏ lên phổi trao đổi khí, vòng lớn đưa máu đi nuôi các cơ quan), máu đi nuôi cơ thể là máu pha; bò sát cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha nhưng ít pha hơn do tim có vách hụt; chim và thú cũng có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

 

Bình luận (2)
Đỗ Nguyễn Như Bình
4 tháng 6 2016 lúc 11:19

- Hệ hô hấp

thể cũng tiến hóa theo hướng tích cực, trong đó cơ quan hô hấp đã có sự đa dạng và biến đổi chuyên hóa (đã tách ra khỏi cơ quan tiêu hóa và hoạt động độc lập) để thích nghi từng bước với nhiều môi trường sống khác nhau: từ dưới nước lên cạn và lên không.

Cá: [​IMG]
 

Lưỡng cư: [​IMG] 

Bò sát: [​IMG]

Chim:[​IMG]

Thú: [​IMG]

a. Nhóm động vật không hàm:

- Đặc điểm:

+ Hô hấp bằng mang, mang có nguồn gốc nội bì.
+Tuy nhiên tổng lớp không hàm lại tiến hóa không thành công và cũng nhanh chóng tiến nhanh vào ngõ cụt trong hệ thống tiến hóa chung của sinh giới.
+ Tuy có đời sống tích cực hơn Sống Đầu và Sống Đuôi nhưng chúng lại thích nghi với đời sống kí sinh thụ động, vận động ít. Do vậy mà ống hô hấp vẫn chưa tách biệt hoàn toàn với ống tiêu hóa. Đặc điểm này phản ánh hướng tiến hóa kém trong bậc thang tiến hóa.
VD: cá bám đá
[​IMG]

b. Nhóm động vật có hàm:

- Đặc điểm:

+ Hệ hô hấp có nguồn gốc ngoại bì. 
+ Hô hấp phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng ( cơ quan hô hấp đã tách biệt hoàn toàn với ống tiêu hóa gồm 2 hình thức chính là hô hấp qua mang và phổi). Từ đây hình thành nên hàng loạt các lớp động vật phát triển tiến bộ như: cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú). 
-VD:
+ Hô hấp bằng phổi
+ Hô hấp bằng mang (ở tiết 1+2 đã nêu)

* Xét từng lớp:

LỚP CÁ: 


[FONT=&quot]- Cơ quan hô hấp là mang, tùy vào từng nhóm đại diện mà có nắp mang hay không có nắp mang, thích nghi với trao đổi khí hòa tan trong nước. 

- Mặc dù số lượng loài lớn, chiếm lĩnh thế giới dưới nước, hệ hô hấp đã phân hóa hoàn toàn về chức phận và cấu trúc nhưng hiệu suất hô hấp vẫn con thấp.

- Vì: hô hấp bằng cách trao đổi khí trong môi trường nước
(hàm lượng khí hòa tan ít) làm khả năng trao đổi khí trong cơ thể bị hạn chế.


[/FONT][FONT=&quot][FONT=&quot]- Trước yêu cầu của sự phát triển liên tục trong sinh giới đòi hỏi Lớp Cá phải biến đổi hệ hô hấp của mình để tăng diện tích trao đổi khí từ đó hô hấp với hiệu suất cao hơn, giúp con vật có thể vận động tích cực hơn. Trước khi hình thành nên lớp động vật có cơ quan hô hấp tiến bộ hơn thì lớp Cá đã trải qua quá trình hình thành nên các hình thức hô hấp trung gian: bóng hơi, da, cơ quan trên mang, phổi.
Neoceratodus (châu Úc)
Prototerus (châu Phi )
Lepidosiren (Nam Mỹ)
Cá Latimeria chalumnae (theo Raven)
Phát hiện năm 1938, vùng Tây Ấn Độ Dương, ở độ sâu 100 - 400m
Cá phổi (Prototerus) [​IMG]

LỚP LƯỠNG CƯ:

[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot][FONT=&quot]- Lớp Lưỡng Cư tiến hóa hơn lớp Cá ở chỗ chúng đã hình thành phổi trong quá trình sống. Và mang chỉ còn xuất hiện trong giai đoạn ấu trùng.

- Sự tiến hóa của lớp Cá lên Lưỡng Cư đánh dấu một bước ngoặc quan trọng chứng tỏ sự mở rộng môi trường sống ngày càng hiệu quả của các loài động vật. 

[/FONT] 
[/FONT]Tuy nhiên Lưỡng Cư vẫn còn mang nhiều đặc điểm chưa tiến bộ: cấu tạo của phổi vẫn còn đơn giản, phế nang ít phát triển, diện tích phổi còn nhỏ (chỉ chiếm 2/3 diện tích da). Do vậy Lưỡng Cư phải hô hấp qua da để có thể cung cấp đủ oxi cho nhu cầu của cơ thể.
LỚP BÒ SÁT:

- Từ Lưỡng Cư muốn phát triển lên một lớp động vật tiến bộ hơn thì cấu tạo của hệ hô hấp nói riêng phải thay đổi rõ rệt. Chiều hướng tiến hóa phải đi theo nguyên tắc ngày càng hoàn thiện về cấu tạo và đạt hiệu quả cao về chức năng. 

- Lớp Bò Sát tiến hóa hơn Lưỡng Cư ở chỗ chúng đã hoàn toàn hô hấp bằng phổi, da khô và không còn hô hấp qua da, cấu tạo của phổi cũng hoàn chỉnh hơn với nhiều vách ngăn chia thành các phế nang, hô hấp bằng nhiều kiểu khác nhau, chúng chỉ còn giữ dấu vết của mang trong giai đoạn của phôi... 

\Rightarrow Bò Sát đã hoàn toàn thích nghi với đời sống trên cạn, không còn phụ thuộc vào môi trường nước. 



LỚP CHIM:

- Lớp Chim xuất phát từ Bò Sát, đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với đời sống bay lượn trên không. Chính vì có lối sống như vậy dẫn đến cấu tạo cơ quan hô hấp của Chim cũng có những đặc điểm đặc biệt: có hệ thống túi khí giúp tăng cường độ hô hấp, hô hấp kép trao đổi khí triệt để và hiệu quả...

- Đến lớp Chim có thể nói hệ hô hấp đã có cấu tạo hoàn chỉnh. Cơ quan hô hấp phát triển theo hướng giảm nhẹ trong lượng cơ thể và tăng cường độ trao đổi khí.

\Rightarrow Thân nhiệt luôn ổn định (hằng nhiệt).

- Lớp Chim đã khắc phục được những mặt hạn chế trong cấu tạo và chức năng hệ hô hấp để có thể thành công chiếm lĩnh bầu trời, phân tán rộng rãi giống loài của chúng trên khắp hành tinh đến tận vùng địa cưc lạnh giá hay vùng hoang mạc nóng bỏng. 


LỚP THÚ:

- Lớp Thú là lớp có tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống.



- Hệ hô hấp có cấu trúc tương tự như Bò Sát nhưng phức tạp hơn: phổi có nhiều phế nang phân nhánh, động tác hô hấp cũng đa dạng với sự tham gia của cơ gian sườn, cơ hoành.



- Xu thế tiến hóa theo hướng làm tăng diện tích phân bố mao mạch và dung tích

Bình luận (1)
Đỗ Nguyễn Như Bình
4 tháng 6 2016 lúc 11:19

mk cũng ko bít có đúng ko nữa

Bình luận (0)
Trần Ngọc Mai
Xem chi tiết
Bùi Trân Châu
17 tháng 5 2016 lúc 10:13

1/  Vai trò của chim trong tự nhiên và trong đời sống con người:

* Lợi ích:

- Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm

- Cung cấp thực phẩm.

- Làm đồ trang trí, chăn đệm, làm cảnh.

- Huấn luyện săn mồi, du lịch

 - Giúp phát tán cây rừng.

* Tác hại:

Ăn hạt, quả, động vật trung gian truyền bệnh…

2/  Lớp Lưỡng cư được chia làm 3 bộ:

- Bộ lưỡng cư có đuôi: hai chi trước và hai chi sau dài tương đương nhau.

- Bộ lưỡng cư không đuôi: hai chi sau dài hơn hai chi trước.

- Bộ lưỡng cư không chân: thiếu chi.

3/ Giống nhau:

Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt

Khác nhau:

Thằn lằn có vách hụt ở tâm thất , máu ít pha trộn hơn ếch

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Bé
17 tháng 5 2016 lúc 10:13

Câu 1: 

Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh

Câu 2:

- Bộ Lưỡng cư có đuôi. Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau vÀ hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.
- Bộ Lưỡng cư không đuôi. Có sô lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phố biến trong bộ : ếch cây , ễnh ương và cóc nhà. Đa số loài hoạt động về ban đêm.
- Bộ Lưỡng cư không chân. Đại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính sống chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lần đêm
Câu 3: 

Giống nhau : 
Hệ tuần hoàn gồm 2 vòng tuần hoàn. 
 Khác nhau : 
* Ếch : 
+Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất). 
+ nên máu đi nuôi cơ thể là máu pha 
* Thằn lằn 
+Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ –1 tâm thất), xuất hiện vách hụt. 
+ nên máu đi nuôi cơ thể là máu ít pha.

Bình luận (0)
Thanh Nhàn Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Hữu Thế
23 tháng 5 2016 lúc 22:05

Câu 3:  Lớp chim:
+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.

+ Vai trò:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng

Câu 2: 

SỰ TIẾN HÓA CỦA HỆ TUẦN HOÀN Hệ tuần hoàn được phát triển từ đơn giản đến phức tạp.Ở động vật đơn bào chưa có hệ tuần hoan sự trao đổi chất với môi trường ngoài được thực hiện trực tiếp qua mang tế bào.Trong quá trình tiến hóa của động vật hệ tuần hoàn đã dần dần được hình thành và được hoàn thiện:+ Bọn ruột khoang chưa có mạch máu và máu chảy, trao đổi chất chuyển dịch thụ động trong các nhánh của ốngtiêu hóa nhờ cử động của cơ thể.+ Bọn chân đốt đã có máu và hệ thống ống giúp máu chảy thành dòng nhưng hệ thống này còn hở.+ Lớp giun đất và động vật có day sống đã hình thành hệ thống mạch kín nhưng machju chưa đàn hồi nên máu chảy trong mạch là nhờ cử động của ống tiêu hóa và hệ cơ.+ trong quá trinh tiến hóa, xuất hiện những đoạn mạch có khả năng co bóp sau này một trong những đoạn mạch ấyđược chuyển thành tim bởi sự tăng độ dày của nó lên nhiều lần.+ Bọn thân mền đã có sự phân chia mạch máu thành động mạch và tĩnh mạch, hai loại này co sự khác nhau.+ Ở lớp cá, tim đã được chia làm hai ngăn: tâm nhĩ và tâm thất.+ Lớp lưỡng cư, tim đã có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất.+ Bọn bò sát bậc cao, tim đã có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất nhưng vẫn còn lỗ thông giữa nửa tim trái với nửa tim phải

 

Bình luận (0)
Huỳnh Châu Giang
24 tháng 5 2016 lúc 7:01

Câu 1:

Môi trường đới lạnhMôi trường đới nóng

Cấu tạo:

+Bộ lông dày.

+Mỡ dưới da dày.

+Lông màu trắng(mùa đông).

Cấu tạo:

+Chân dài.

+Chân cao,móng rộng,đệm thịt dày.

+Bướu mỡ lạc đà.

+Màu lông nhạt,giống màu cát.

Tập tính:

+Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét.

+Hoạt động vào ban ngày mùa hạ.

Tập tính:

+Mỗi bước nhảy cao và xa.

+Di chuyển bằng cách quăng thân.

+Hoạt động vào ban đêm.

+Khả năng đi xa.

+Khả năng nhịn khát.

+Chui rút vào sâu trong cát.

 

Câu 2:

Ếch(Lưỡng cư)Thằn lằn(bò sát)ChimThú

Tim có 2 ngăn:

+1 tâm nhĩ.

+1 tâm thất.

Tim có 3 ngăn:

+2 tâm nhĩ.

+1 tâm thất.

Tim có 3 ngăn:

+2 tâm nhĩ.

+1 tâm thất.

+Có vách hụt.

Tim có 4 ngăn:

+2 tâm nhĩ.

+2 tâm thất.

Tim có 4 ngăn:

+2 tâm nhĩ.

+2 tâm thất.

-Có 1 vòng tuần hoàn.-Có 2 vòng tuần hoàn.-Có 2 vòng tuần hoàn.-Có 2 vòng tuần hoàn.-Có 2 vòng tuần hoàn.
Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.Máu nuôi cơ thể là máu pha.Máu nuôi cơ thể là máu ít pha.Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

 

Câu 3: 

Đặc điểm chung của lớp chim:

-Chim là những động vật có xương sống thích nghi với đời sống bay lượn.

-Mình có lông vũ bao phủ.

-Có mỏ sừng.

-Phổi có mạng ống khí và túi khí.

-Tim có 4 ngăn: 2 tam nhĩ,2 tâm thất.

-Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

-Trứng có vỏ đá vơi và nhiều noãn hoàn

-Là động vật hằng nhiệt.

Vai trò của lớp chim:

Có lợi:

-Làm thực phẩm.

-Ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm có hại.

-Làm cảnh.

-Cung cấp lông làm chăn,gối,nệm hoặc làm đồ trang trí.

-Huấn luyện để săn mồi.

-Phục vụ du lịch.

-Thụ phấn cho cây.

Có hại:

-Có hại cho kinh tế nông nghiệp.

-Truyền bệnh sang người.

 

Bình luận (0)
Uyển Nhi Trần
24 tháng 5 2016 lúc 15:45

Chương 6. Ngành Động vật có xương sống

Bình luận (1)